- Có sự điều chỉnh nội dung của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà dẫn đến sự thay đổi về căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác theo quy định của Nghị định này hoặc dẫn đến có sự thay đổi về nội dung phê duyệt tiền cấp quyền khai thác trước đó;
- Có sự thay đổi về thời điểm bắt đầu vận hành công trình khai thác nước so với thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành khi phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Có sự điều chỉnh về điện lượng trung bình hàng năm (E0) so với hồ sơ thiết kế của công trình thủy điện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản;
- Bổ sung nhiệm vụ hồ chứa kèm theo việc điều chỉnh, bổ sung dung tích phòng lũ cho hạ du so với nhiệm vụ của công trình thủy điện, trừ trường hợp đã được điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản này. Mức điều chỉnh giảm được tính trên cơ sở tỷ lệ phần dung tích phòng lũ cho hạ du được điều chỉnh so với dung tích hữu ích của hồ chứa;
- Công trình bị hư hỏng không thể tiếp tục khai thác được. Mức điều chỉnh giảm được tính trên cơ sở thời gian công trình bị hư hỏng phải ngừng hoạt động;
- Việc điều chỉnh chỉ thực hiện đối với thời hạn còn lại của giấy phép. Mức điều chỉnh tăng không quá 20% so với số tiền còn lại phải nộp đã được phê duyệt trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trình tự, thủ tục điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
Theo quy định, khi có sự thay đổi về thời điểm bắt đầu vận hành công trình khai thác nước so với thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành khi phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, chủ giấy phép gửi văn bản đề nghị điều chỉnh kèm theo các tài liệu để chứng minh đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Quản lý tài nguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Nghị định này xem xét, quyết định việc điều chỉnh;
Khi điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hiện hành.
Theo quy định tại Điều 37 của Luật tài nguyên nước thì hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống nước thải phải được tách riêng, đồng thời theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì để thuận tiện việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý về môi trường, tài nguyên nước, cũng như của người dân sống trong khu vực đối với hoạt động xả nước thải của Công ty, cửa xả nước thải của Công ty phải thiết kế tách riêng với cửa thoát nước mưa ở ngoài hàng rào nhà máy (cơ sở xả nước thải). Như vậy, Công ty cần bố trí lại hệ thống dẫn nước thải sau xử lý sao cho phù hợp với các quy định nêu trên.
2) Đối với việc tái sử dụng nước thải cho mục đích tưới cây, vấn đề này Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc họp với UBND tỉnh Bình Thuận và các bên liên quan và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã kết luận cụ thể tại Thông báo số 86/TB-BTNMT ngày 28 tháng 9 năm 2016. Theo đó:
- Chỉ xem xét cho phép tái sử dụng nước thải sinh hoạt đã được xử lý bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột A (QCVN 14: 2008/BTNMT) và bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp cho mục đích tưới cột B1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) để tưới cây trong phạm vi của chính cơ sở đó.
- Yêu cầu các cơ sở xả nước thải có nhu cầu tái sử dụng nước để tưới cây xây dựng phương án xử lý nước thải đạt yêu cầu nêu trên. Đồng thời, xây dựng phương án tái sử dụng nước để tưới cây, trong đó nêu rõ yêu cầu sử dụng nước để tưới cây cụ thể trong từng thời gian, cân bằng lượng nước tưới với lượng nước thải phát sinh hằng ngày, có phương án tiêu thoát hoặc vận chuyển lượng nước thải còn dư để xả vào các nguồn nước mặt, nước biển, không được xả vào lòng đất dưới bất kỳ hình thức nào. Phương án tái sử dụng nước phải được thẩm định và kiểm soát chặt chẽ, tránh việc lợi dụng tái sử dụng nước để đưa nước thải vào các tầng chứa nước dưới đất.
Về nguyên tắc, việc tưới cây thực hiện theo thời vụ và tùy thuộc tình hình thời tiết nên không có trường hợp tái sử dụng toàn bộ nước thải trong mọi thời gian. Vì vậy, để kiểm soát chặt chẽ hoạt động này, cần yêu cầu các cơ sở xả thải có nhu cầu tái sử dụng nước để tưới cây lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải, trong đó phải có phương án tái sử dụng nước nêu trên để thẩm định, cấp giấy phép xả nước thải theo quy định, trong đó ghi rõ các yêu cầu cụ thể đối với hoạt động tái sử dụng nước.
Theo Điều 26, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về trả lại Giấy phép, chấm dứt hiệu lực của Giấy phép như sau:
“1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ Giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp Giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
3. Khi Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực, các quyền liên quan đến Giấy phép cũng chấm dứt.”
Theo quy định, cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, Giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm: Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, Giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật tài nguyên nước 2012, việc xả nước thải qua hình thức tự thấm vào lòng đất là hành vi bị nghiêm cấm. Do vậy, Bệnh viện cần có biện pháp thu gom, vận chuyển lượng thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép xả vào nguồn nước sông, suối trong khu vực. Ngoài ra, nước thải bệnh viện là một trong những loại hình chứa chất thải độc hại theo quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT, trong mọi trường hợp, dù quy mô thế nào cũng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Việc xây dựng hệ thống tiêu thoát nước chung thuộc trách nhiệm chung của nhà nước. Để triển khai thực hiên các quy định này của Luật, các địa phương cần có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý, tiêu dẫn nước thải sinh hoạt cho cả khu vực đô thị, nông thôn.
Nước thải như trường hợp Bạn nêu, mặc dù đã được xử lý đạt quy chuẩn nhưng vẫn là nước thải. Vì vậy, theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật TNN, hồ sinh học của Nhà Máy phải được chống thấm. Việc không chống thấm mà để tự thấm xuống đất là vi phạm pháp luật về TNN.
2. Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước, việc xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó thì Công ty không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Trường hợp hệ thống thoát nước chúng của khu vực chưa được cấp giấy phép xả nước thải, Công ty của bạn phải được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
"1. Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.
2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó".
Như vậy, Điều luật này quy định có nghĩa là:
Đối với những hành vi vi phạm:
- Đã xảy ra trước ngày 15/12/2013 (ngày Nghị định 142/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) nhưng chưa bị xử phạt, đang được xem xét, giải quyết ;
- Đã xảy ra trước ngày 15/12/2013 nhưng sau ngày 15/12/2013 mới bị phát hiện;
Thì tùy vào tính chất hành vi vi phạm để áp dụng xử phạt hành chính theo:
- Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
- Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
- Nghị định 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Hay có thể hiểu là, việc xử lý vi phạm hành chính áp dụng Nghị định 142/2013/NĐ-CP để xử phạt là áp dụng đối với các hành vi vi phạm mà tính từ thời điểm hành vi xảy ra sau khi Nghị định này có hiệu lực.
Còn đối với các hành vi vi phạm mà thời điểm xảy ra trước ngày 15/12/2013 thì áp dụng để xử phạt hành chính theo Nghị định 150/2004/NĐ-CP, Nghị định 34/2005/NĐ-CP và Nghị định 77/2007/NĐ-CP.
Nhưng nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải áp dụng xử phạt theo một trong các nghị định trên mà bất lợi hơn cho cá nhân, tổ chức thì áp dụng xử phạt theo Nghị định 142/2013/NĐ-CP.
Ví dụ, Hành vi khai thác nước ngầm không có giấy phép theo quy định xảy ra từ tháng 7/2013 đến tháng 1/2014 mới phát hiện ra. Hành vi này sẽ áp dụng xử phạt theo Nghị định 34/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Văn bản này nêu rõ, các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến bao gồm: Công trình hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên; công trình chuyển nước giữa các nguồn nước; công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên một đoạn có chiều dài từ 1 km trở lên; công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên; các trường hợp quy định nêu trên nếu có yếu tố bí mật quốc gia thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến.
Nội dung thông tin cung cấp để tổ chức lấy ý kiến bao gồm: Thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án; kế hoạch triển khai xây dựng công trình; tiến độ xây dựng công trình; các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng sử dụng ở thượng và hạ lưu công trình trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành...
Nghị định cũng quy định về vấn đề công khai thông tin trong quá trình liên quan đến quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước như mục đích khai thác, sử dụng nước, nguồn nước, vị trí công trình khai thác nước, phương thức và thời hạn khai thác, sử dụng nước…Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước cần công bố công khai các thông tin về loại nước thải, nguồn nước tiếp cận nước thải, vị trí xả nước thải, lưu lượng, phương thức xả nước thải, giới hạn thông số và nồng độ các chất nguy hiểm trong nước thải.
Đặc biệt Nghị định còn yêu cầu 30 ngày làm việc trước ngày khởi công và trong suốt quá trình thực hiện công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, các thông tin trên phải được niêm yết công khai tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và nơi địa điểm công trình. Đồng thời các thông tin này cũng phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của Uỷ ban nhân dân các huyện và trên trang thông tin điện tử của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có công trình khai thác, sử dụng nước thực hiện.
Trong Luật tài nguyên nước, các nội dung về bảo vệ tài nguyên nước được quy định tại Chương III, bao gồm: trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước (Điều 25); phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước (Điều 26); ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt (Điều 27); quan trắc, giám sát tài nguyên nước (Điều 28); bảo vệ và phát triển nguồn sinh thuỷ (Điều 29); bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy (Điều 30); hành lang bảo vệ nguồn nước (Điều 31); bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt (Điều 32); bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác (Điều 33); phòng, chống ô nhiễm nước biển (Điều 34); bảo vệ nước dưới đất (Điều 35); hành nghề khoan nước dưới đất (Điều 36); xả nước thải vào nguồn nuóc (Điều 37); và Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Điều 38).
Các nội dung về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra được quy định tại Chương V, bao gồm: trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra (Điều 58); phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do thiên tai gây ra (Điều 59); phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo (Điều 60); phòng, chống xâm nhập mặn (Điều 61); phòng, chống sụt, lún đất (Điều 62) và phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông (Điều 63).
Về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương (Khoản 1 và 2 Điều 25).
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Thẩm định đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp phép:
+ Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 20 ngày làm việc.
- Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Thủ tục xin gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được quy định tại Điều 36 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, cụ thể như sau:
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
b) Thẩm định báo cáo:
- Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn giấy phép;
- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
- Trường hợp phải lập lại báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
c) Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
2. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ gia hạn nội dung giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất được quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép;
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao giấy phép đã được cấp.
b) Hồ sơ gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép;
- Bản sao giấy phép đã được cấp.
Mẫu đơn, báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
3. Nơi tiếp nhận hồ sơ
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đề nghị chị căn cứ vào quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước của công trình để xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.
Đối với việc sử dụng vật liệu cách ly xung quanh ống chống giếng khoan quy định trong Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT tương tự việc sử dụng vật liệu cách ly như đã nêu ở trên.