Kết quả khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng thế giới trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á. Theo đó, tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thuỷ điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.
Ngay từ khi loài người xuất hiện trên trái đất đã biết khai thác năng lượng mặt trời để sinh tồn. Năng lượng mặt trời, gồm bức xạ ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời, đã được khai thác bởi con người từ thời cổ đại bằng cách sử dụng một loạt các công nghệ phát triển hơn bao giờ hết. Bức xạ mặt trời, cùng với tài nguyên thứ cấp của năng lượng mặt trời như sức gió và sức nóng, sức nước và sinh khối, làm thành hầu hết năng lượng tái tạo có sẵn trên Trái đất. Chỉ có một phần rất nhỏ của năng lượng mặt trời có sẵn được sử dụng.
Phát triển là con dao 2 lưỡi. Giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội toàn diện hơn là những thành tựu chung nổi bật. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những thách thức xã hội và môi trường. Trước tình trạng đó, việc hài hòa giữa các mục tiêu khác nhau là cần thiết nhằm phát triển bền vững1. Thành công trong tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải khai thác tiềm năng của các hệ sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu về nước và năng lượng.
“Phát triển bền vững là một bức tranh toàn cảnh, từ quản ly những gì chúng ta có hôm nay để chúng vẫn tiếp tục tồn tại cho thế hệ mai sau. Chỉ với việc hiểu biết đầy đủ mối quan hệ năng lượng, nước và thực phẩm, và lập kế hoạch cho tương lai thì chúng ta mới có thể chủ động được hiệu quả nước và năng lượng”.
“Một chính sách an ninh nước và năng lượng phù hợp có thể truyền tải thông điệp về một tương lai an toàn, thúc đẩy đầu tư và kích thích sự đổi mới, đồng thời, có thể tạo ra một nền tảng chung cho sự tham gia của khu vực tư nhân với các cam kết về mục tiêu xã hội đã được chấp thuận”.
Tài nguyên nước và năng lượng về cơ bản có liên hệ với nhau. Tiếp cận an toàn và hợp lý với cả hai nguồn tài nguyên này là vô cùng quan trọng đối với nhu cầu sống cơ bản cũng như phát triển kinh tế ở mọi quy mô và mọi khu vực trên thế giới. Bài viết dưới đây của Tiến sĩ Edward Spang – Trung tâm Hiệu suất nước-năng lượng (CWEE), Đại học California, Mỹ sẽ phân tích nhu cầu nước của hệ thống năng lượng quốc gia và giới thiệu chỉ số tiêu thụ nước để sản xuất năng lượng. Bài viết đoạt giải nhất Giải thưởng Global Water Forum’s Emerging Scholars Award dành cho các bài viết xuất sắc về an ninh nguồn nước, kinh tế nguồn nước và quản lý nguồn nước xuyên biên giới.
Việc đảm bảo tiếp cận với nước và năng lượng là 2 khía cạnh của cùng một vấn đề về phát triển. Chúng cùng đáp ứng các mục tiêu giống nhau (như về dân số, phát triển kinh tế…), có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, nếu 2 vấn đề không được giải quyết cùng với nhau thì việc giải quyết chỉ một vấn đề có thể sẽ làm cho vấn đề kia trở nên nghiêm trọng hơn.