Trang nhất » Hỏi đáp

Lên phía trên
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy lợi, thủy điện
Câu hỏi:
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy lợi, thủy điện được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Trả lời:

Điều 8, Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi như sau:

1. Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

2. Đối với các loại hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
Lên phía trên
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
Câu hỏi:
Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 13 của Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác như sau:

1. Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện đối với các đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề; hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung.

2. Hằng năm, căn cứ vào Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn và xây dựng phương án, kinh phí cắm mốc chi tiết sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch.

3. Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước có các nội dung chính sau đây:

a) Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước trên sơ đồ mặt bằng;
b) Tọa độ, địa danh hành chính, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
c) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có);
d) Phương án tổ chức, huy động vật tư, vật liệu, trang thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật để triển khai trên hiện trường;
đ) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện;
e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa theo phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt; bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
Lên phía trên
Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước
Câu hỏi:
Xin cho biết, kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được lấy từ đâu?
Trả lời:
Theo Điều 14 của Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

1. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi do chủ hồ hoặc tổ chức quản lý hồ chứa đảm bảo.

2. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác do ngân sách nhà nước đảm bảo, bao gồm ngân sách địa phương, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và được bổ sung từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

3. Đối với các địa phương có cân đối ngân sách về Trung ương thì ngân sách địa phương tự cân đối thực hiện.

4. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, tổng hợp kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước do các địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
Lên phía trên
Hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Câu hỏi:
Xin cho biết, các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước?
Trả lời:

Theo Điều 15 của Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
b) Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
d) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:

a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
 
Lên phía trên
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
Câu hỏi:
Xin cho biết, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 16 của Nghị định 43/2015/nđ-cp quy định về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định này;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Lên phía trên
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
Câu hỏi:
Xin cho biết,trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 17 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và phê duyệt Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn;
b) Chỉ đạo việc tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch, phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
đ) Bố trí kinh phí lập Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn; kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt.

Lên phía trên
Vv đề nghị tiếp tục đầu tư kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Câu hỏi:
Đề nghị Chính phủ tiếp tục đầu tư kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành theo Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ; xem xét ban hành bổ sung các cơ chế, chính sách cụ thể trong việc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cơ chế, chính sách, quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; xây dựng và ban hành văn bản quy định về chế độ kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (Cử trỉ tỉnh Phú Thọ)
Trả lời:
Công văn số 3638/BTNMT-PC ngày 01/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời về vấn đề này như sau:

Theo Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ kết thúc năm 2015. Theo chỉ đạo của Chính phủ, giai đoạn 2016 - 2020 chỉ có 2 Chương trình mục tiêu quốc gia là: Chương trình nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.

 Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cử tri trong quá trình xây dựng Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020.
 
Lên phía trên
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
Câu hỏi:
Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy định việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 12 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy định về nội dung cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi như sau:

1. Hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.

2. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại Khoản 1 Điều này chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa. Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải có các nội dung chính sau đây:

a) Thông số cơ bản của hồ chứa;
b) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;
c) Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;
b) Tọa độ, địa danh hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
đ) Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;
e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.

3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi quy định như sau:

a) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án cắm mốc giới của tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra phương án. Trường hợp chưa đạt yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa để bổ sung hoàn thiện;
b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án đạt yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan; nếu cần thiết thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc.

4. Căn cứ phương án cắm mốc giới đã được phê duyệt, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa; bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.

5. Thời hạn hoàn thành việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa thủy điện, thủy lợi quy định như sau:
a) Đối với hồ chứa đang xây dựng, chưa đưa vào vận hành, việc bàn giao mốc giới phải hoàn thành trước khi thực hiện việc tích nước hồ chứa;
b) Đối với các hồ chứa đang hoạt động mà chưa thực hiện việc bàn giao mốc giới theo quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi thì phải hoàn thành việc bàn giao mốc giới trong thời hạn không quá hai (02) năm đối với hồ chứa thủy điện, năm (05) năm đối với hồ chứa thủy lợi kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Lên phía trên
Công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
Câu hỏi:
Xin cho biết, thời hạn công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ là bao nhiêu ngày?
Trả lời:
Trả lời:

Theo khoản 2, Điều 11 của Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ như sau:

-  Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;

-  Việc phê duyệt, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ phải hoàn thành trong thời hạn không quá hai (02) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và định kỳ năm (05) năm được xem xét, điều chỉnh hoặc điều chỉnh khi cần thiết.
Lên phía trên
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch
Câu hỏi:
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch được quy định như thế nào trong nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định lập quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước ?
Trả lời:
Trả lời:

Theo Điều 9 của Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch như sau:

1. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước (Điểm a Khoản 1 Điều 4), phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:

a) Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;

b) Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;

c) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;

d) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại Điểm a  và Điểm b  Khoản này.

2. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng  phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước (Điểm b Khoản 1 Điều 4), phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:

a) Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;

b) Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.

3. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước (Điểm c Khoản 1 Điều 4 của Nghị định), phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.

4. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước (Điểm d Khoản 1 Điều 4 của Nghị định), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước.

5. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.

6. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.

7. Trường hợp kênh, rạch thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.

8. Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.


Lên phía trên
Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
Câu hỏi:
Căn cứ nào xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước ?
Trả lời:
Trả lời:

Theo Điều 7 của Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

1. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.

2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.

3. Hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước.

4. Các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
Lên phía trên
Hành vi bị nghiêm cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
Câu hỏi:
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước?
Trả lời:
Trả lời:

Theo Điều 6, Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

1. Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa.

2. Lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại.
Lên phía trên
Thời điểm ban hành và có hiệu lực của Nghị định 43/2015/NĐ-CP
Câu hỏi:
Nghị định số 43/2015/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực khi nào?
Trả lời:
Trả lời:
Nghị định số 43/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 06/05/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015.
Lên phía trên
Những nguồn nước phải lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước?
Câu hỏi:
Xin cho biết, những nguồn nước phải lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định?
Trả lời:
Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 31, Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 quy định, nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:

- Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;

- Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đàm, phá tự nhiên;

- Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu  nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;

- Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Lên phía trên
Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước
Câu hỏi:
Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng nào?
Trả lời:
Trả lời:

Theo Điều 4, Nghị định số 43/2015/NĐ-CP có nêu, hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng sau đây:

a) Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước;

b) Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;

c) Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;

d) Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.


Lên phía trên
Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
Câu hỏi:
Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước bao gồm những nguyên tắc gì?
Trả lời:
Trả lời:

Theo Điều 5, Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước bao gồm:

1. Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác phải bảo đảm việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt.

4. Việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm công khai, dân chủ.
Lên phía trên
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
Câu hỏi:
Xin cho biết, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác?
Trả lời:
Trả lời:

Theo Điều 10 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác như sau:

1. Đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.

2. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.

3. Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Lên phía trên
Lập, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
Câu hỏi:
Xin cho biết, quy định về lập, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ?
Trả lời:
Trả lời:
Theo Điều 11 của Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về lập, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ như sau:

1. Lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ:

a) Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Luật Tài nguyên nước, quy định tại Điều 3 và Điều 7 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn, lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau:

- Tên, địa giới hành chính của hồ, đoạn sông, suối, kênh, rạch phải lập hành lang bảo vệ;

- Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Danh sách, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải thực hiện việc cắm mốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này và thứ tự ưu tiên cắm mốc trong từng giai đoạn năm (05) năm; kế hoạch cắm mốc cụ thể của từng năm;

c) Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt bao gồm: Tờ trình; dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ kèm theo Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn và các tài liệu khác có liên quan.

Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau: thuyết minh về việc lựa chọn các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cơ sở xác định chức năng của từng hành lang bảo vệ; quá trình tổ chức xây dựng Danh mục.
 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 119

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 113


thoi trang cong so Hôm nay : 21976

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 614818

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 58716823

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi