Theo nội dung chị nêu, mục đích khai thác, sử dụng nước ghi trong Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất là: dùng trong sản xuất và sinh hoạt. Do đó, Theo quy định của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì mức thu (M) khi tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là áp dụng mức thu tại Mục 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định là M = 1,5% (khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp).
Đồng thời, theo quy định tại điểm c, Khoản 5, Điều 7 của Nghị định nêu trên thì trường hợp Công ty sử dụng nước sinh hoạt trong phạm vi Công ty thì toàn bộ phần sản lượng nước dùng cho sinh hoạt đó được tính cho mục đích sản xuất của Công ty khi tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
TT | Hệ số | Giá trị |
I | Hệ số chất lượng nguồn nước - K1 | |
1 | Nguồn nước có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt; nguồn nước có chất lượng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất hoặc cột A của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt | 0,30 |
2 | Nguồn nước có chất lượng khác với nguồn nước quy định tại mục I.1 | 0 |
II | Hệ số loại nguồn nước - K2 | |
1 | Nước dưới đất | |
a | Tại vùng hạn chế khai thác nước dưới đất | 0,40 |
b | Tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận | 0,30 |
c | Nước dưới đất tại vùng khác với vùng quy định tại mục II.1.a và Il.1.b | 0 |
2 | Nước mặt | 0,20 |
III | Hệ số điều kiện khai thác - K3 | |
1 | Khai thác nước mặt | |
a | Khu vực đồng bằng | 0,10 |
b | Khu vực khác | 0 |
2 | Khai thác nước dưới đất | |
a | Tầng chứa nước có chiều sâu nhỏ hơn 100 m | 0,10 |
b | Tầng chứa nước có chiều sâu trong khoảng từ 100 - 300 m | 0,05 |
c | Tầng chứa nước có chiều sâu lớn hơn 300 m | 0 |
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định trong Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 82/2017/NĐ-CP được xây dựng với chủ trương cụ thể hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, người khai thác, sử dụng tài sản của Nhà nước cần phải nộp tiền để bảo đảm công bằng trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nước. Đó là khoản thu của chủ sở hữu khi cho các chủ thể khác sử dụng tài sản của mình tương tự như khoáng sản, đất đai. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khác với thuế tài nguyên nước. Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước rất thấp chỉ từ 01% đến 2% (Điều 5 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP) và chỉ thu đối với một số mục đích sử dụng nước có lợi thế hơn như kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp… (Điều 3 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP).
Như vậy, 2 khoản thu này khác nhau, vì vậy đề nghị Quý Công ty thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế đối với khoản nộp thuế tài nguyên.
Trên cơ sở thông tin công ty cung cấp trong câu hỏi, thì:
Việc kê khai sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho hoạt động sản xuất (đối tượng 3) và sản xuất kinh doanh - dịch vụ của Công ty là phù hợp với quy định. Tuy nhiên, trường hợp không có các tài liệu chứng minh phần sản lượng không phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thì phần sản lượng không xác định được rõ mục đích sử dụng sẽ phải được kê khai vào mục đích có mức thu cao nhất ghi trong giấy phép theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 7 của Nghị định 82/2017/NĐ-CP.
Thứ nhất: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP thì “Chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia (/) 365 ngày. Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày”. Như vậy trường hợp Giấy phép không ghi rõ chế độ khai thác là số ngày khai thác/năm thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.
Thứ hai: Nội dung câu hỏi của anh chưa rõ ràng, cụ thể là trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt chỉ phục vụ mục đích nuôi cá tra hay còn sử dụng nước để phục vụ quá trình chế biến thương phẩm cá tra. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP:
- Trường hợp chỉ nuôi cá tra thì không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Trường hợp có sử dụng nước cho hoạt động sản xuất, chế biến cá tra thì thuộc trường hợp khai thác, sử dụng nước để phục vụ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.
Thứ nhất: Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 và Khoản 4 Điều 23 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước thì Chủ giấy phép nêu trên được đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
Thứ hai: Trường hợp chỉ điều chỉnh giảm quy mô lưu lượng khai thác của công trình từ 3000 m3/ngày đêm xuống 300 m3/ngày đêm mà không đề nghị điều chỉnhcác nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, thì việc đề nghị điều chỉnh là phù hợp với Luật tài nguyên nước và Nghị định số201/2013/NĐ-CP.
Thứ ba: Trường hợp được điều chỉnh giấy phép thì thời gian tính tiền cấp quyền khai thác thác theo lưu lượng đã được cấp phép là từ ngày 01/9/2017 (nếu côngtrình đi vào vận hành trước ngày 01/9/2017) đến thời gian được điều chỉnh nộidung giấy phép, thời gian còn lại của giấy phép tính theo lưu lượng đã được điềuchỉnh của giấy phép.
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định trong Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 82/2017/NĐ-CP được xây dựng với chủ trương cụ thể hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, người khai thác, sử dụng tài sản của Nhà nước cần phải nộp tiền để bảo đảm công bằng trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nước.
Đó là khoản thu của chủ sở hữu khi cho các chủ thể khác sử dụng tài sản của mình tương tự như khoáng sản, đất đai. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khác với thuế tài nguyên nước.
Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước rất thấp chỉ từ 1% đến 2% (Điều 5 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP) và chỉ thu đối với một số mục đích sử dụng nước có lợi thế hơn như kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp… (Điều 3 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP).
Như vậy, 2 khoản thu này khác nhau, vì vậy đề nghị Công ty thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế đối với khoản nộp thuế tài nguyên.
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thì lưu lượng để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là lưu lượng khai thác lớn nhất quy định trong giấy phép. Trường hợp lưu lượng sử dụng thực tế thấp hơn lưu lượng lớn nhất ghi trong giấy phép thì công ty được quyền điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013. Đồng thời, công ty cần thực hiện thủ tục điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cùng với thủ tục điều chỉnh nội dung giấy phép (Điều 12 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP).
2. Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 31 (Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất) hoặc điều 32 (Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển) của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP. Mẫu hồ sơ điều chỉnh giấy phép tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.