Trang nhất » Hỏi đáp

Lên phía trên
Những trường hợp khoan giếng không phải đăng ký?
Câu hỏi:
Xin hỏi, hiện nay, pháp luật quy định những trường hợp nào khoan giếng không phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước? Khoan giếng, khai thác sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình, hoạt động văn hoá, tôn giáo, khoa học có thuộc trường hợp không phải đăng ký khai thác hay không?
Trả lời:

Hiện nay, Luật Tài nguyên nước 2012, Nghị định 201/2013/NĐ-CP, Thông tư 27/2014/TT-BTNMT và một số văn bản khác đã quy định cụ thể về những trường hợp không/phải đăng ký khai thác sử dụng tài nguyên nước.
 
Cụ thể, Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định:
 
1. Các trường hợp khai tác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép: 
 
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
 
b) Khai thác, sử dụng nước với quy ô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
 
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
 
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
 
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
 
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các Điểm a, b và d, Khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
 
Trong khi đó, Điều 4 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định: Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất gồm:
 
1. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:
 
a) Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm 3 năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
 
b) Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
 
c) Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
 
d) Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn 1 km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
 
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng…
 
3. Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản 1 Điều này và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất”.
 
Như vậy, việc khoan giếng khai thác nước phục vụ sinh hoạt gia đình, hoạt động tôn giáo sẽ chia thành 2 trường hợp sau:
 
Trường hợp 1, không phải đăng ký khai thác, phải xin phép
 
Giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học tại vị trí không thuộc các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức; Hoặc, tại các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức (nằm trong danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất do UBND cấp tỉnh phê duyệt) và có chiều sâu nhỏ hơn hoặc bằng 20 m thì không phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất trước khi tiến hành khoan giếng.
 
Trường hợp 2, phải đăng ký khai thác, phải xin phép
 
Giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học tại vị trí thuộc các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức (nằm trong danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất do UBND cấp tỉnh phê duyệt) và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất trước khi tiến hành khoan giếng.

Lên phía trên
Vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước bị xử phạt như thế nào?
Câu hỏi:
Tại địa phương tôi sinh sống, có nhiều đơn vị khai thác khoáng sản. Các đơn vị này thường xuyên bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương. Xin hỏi, những đơn vị này có vi phạm pháp luật hay không. Nếu vi phạm như vậy sẽ bị phạt như thế nào?
Trả lời:

Theo Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.
 
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hoá chất độc hại; Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.
 
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước; Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.
 
Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
 
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm: Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.
 
Đồng thời, đối tượng vi phạm bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm.
 
Bên cạnh đó, đối tượng có thể bị xử phạt khi có hành vi vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước. Cụ thể, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không xây dựng phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; Không trang bị đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra; Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.
 
Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.
 
Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
 
Như vậy, tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm mà các đơn vị khai thác khoáng sản thực hiện, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra mức phạt phù hợp.
Lên phía trên
Căn cứ tính phí cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Câu hỏi:
Công ty của ông Quốc Huy (Lào Cai) có dự án về lĩnh vực luyện kim được cấp giấy chứng nhận đầu tư thời hạn 20 năm. Địa điểm xây dựng dự án về cuối nguồn suối (cách sông 500m).

Công ty ông lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước mặt theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP với thông tin về dự án được duyệt như sau:

- Chế độ khai thác: 3 ca/ngày, 7h/ca; 330 ngày/năm;

- Lượng nước yêu cầu khai thác sử dụng là gần 5.000m3/ngày đêm.

Khi tính phí cấp quyền khai thác nước, cơ quan tham mưu không tính chế độ khai thác trong năm bằng số ngày khai thác trong năm chia 365 ngày theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, dẫn đến sản lượng khai thác không đúng theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP.

Ông Huy hỏi, với dự án như nêu tóm tắt ở trên thì cách tính sản lượng khai thác như vậy đã đúng theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP hay chưa? Thời hạn giấy phép chỉ có 5 năm mà thời gian hoạt động dự án của doanh nghiệp trên 20 năm, như vậy có phù hợp với chủ trương của Chính phủ về cải cách hành chính hay không?
Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: “Chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia (/) 365 ngày. Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày”.


Đối chiếu với quy định này của Nghị định, trường hợp giấy phép của doanh nghiệp ông Huy không quy định chế độ khai thác thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.


Điểm a Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước đã quy định: “Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm”.


Đối chiếu với quy định này của Nghị định, khi giấy phép hết hạn, ông Huy có thể lập hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

Lên phía trên
Công tác vận hành các hồ chứa ở khu vực Miền trung trong đợt lũ năm 2016
Câu hỏi:
Trong thời gian qua, việc vận hành các hồ chứa thủy điện rất được dư luận quan tâm. Xin hãy cho biết việc vận hành các hồ chứa ở khu vực Miền trung trong đợt lũ năm 2016 như thế nào?
Trả lời:

1. Trong thời gian mùa lũ vừa qua, các hồ chứa đã vận hành điều tiết, giảm lũ đáng kể cho hạ du, thậm chí có một số hồ đã cắt được toàn bộ trận lũ đến hồ chứa, giảm khả năng gia tăng mực nước hạ du do mưa lũ gây ra, trong đó trên các lưu vực sông miền Trung từ Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định xảy ra nhiều đợt lũ:

- Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam, Đà Nẵng): trên lưu vực có 4 đợt lũ, các hồ chứa A Vương, Sông Bung 4, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 đã vận hành cắt giảm lưu lượng đỉnh lũ từ 50-100% và từ 45-95% tổng lượng lũ.

- Lưu vực sông Trà Khúc (Quảng Ngãi): trên lưu vực có 4 đợt lũ lớn nhỏ, trong các trận lũ này, hồ Đăkđrinh đã cắt, giảm khoảng 700-90% lưu lượng đỉnh lũ được 3 trận lũ, trong đó có trận lũ lớn vào ngày 01-03/11 với lưu lượng đỉnh lũ khoảng 1.550 m3/s và trận lũ ngày 01-03/12 với lưu lượng đỉnh lũ khoảng 780 m3/s.

- Lưu vực sông Kôn (Bình Định): trên lưu vực có 4 đợt lũ, trong đó đợt lũ đầu tháng 11, hồ Định Bình đã cắt giảm được khoảng 60% lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ đến hồ, sau khi kết thúc đợt lũ này, hồ đã điều tiết, giảm mực nước hồ để chuẩn bị đón các cơn lũ tiếp theo.

2. Trong khoảng thời gian cuối mùa lũ năm 2016 từ ngày 30/11 - 19/12/2016, trên các lưu vực sông khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã xảy ra nhiều đợt mưa lũ lớn liên tiếp và trên diện rộng, mực nước trên các sông duy trì ở mức cao, trên báo động II và rất nhiều thời điểm mực nước các sông vượt trên báo động III. Thời gian cuối mùa lũ trên hầu hết các lưu vực ở khu vực Miền trung Tây Nguyên là ngày 15/12, tuy nhiên, từ đầu tháng 12 trên một số lưu vực sông xuất hiện các đợt lũ lớn, liên tiếp, đặc biệt là trên lưu vực sông Kôn (tỉnh Bình Định) xảy ra 4 đợt mưa lũ liên tiếp và trên diện rộng gây ngập, lụt nghiêm trọng ở hạ du các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và Phù Cát.

Mặc dù các hồ chứa trên các lưu vực đã chủ động vận hành điều tiết giảm lũ cho hạ du nhưng do xảy ra các trận lũ lớn, liên tiếp, cộng với việc hầu hết mực nước các hồ cuối mùa lũ đã xấp xỉ và đạt MNDBT nên chỉ có thể tham gia giảm một phần lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ cho hạ du và khi mực nước các hồ đạt đến MNDBT, các hồ đã phải thực hiện xả cân bằng (Q xả = Q đến), duy trì mực nước hồ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối.

3. Bên cạnh những mặt đạt được trong việc cắt, giảm lũ cho hạ du, việc vận hành hồ chứa giảm lũ cho hạ du ở khu vực này còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Mặc dù các địa phương và các chủ hồ đã ký kết quy chế phối hợp trong vận hành các hồ chứa và đã phối hợp khá tốt, chia sẻ thông tin trong phòng chống, giảm thiểu do mưa lũ gây ra. Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp còn chưa cao, mốt số địa phương còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành các hồ chứa.

- Một số địa phương chưa chủ động trong xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ, lụt và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt, đặc biệt là việc đưa ra các quyết định kịp thời các phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định trong các tình huống mưa lũ, mặc dù trong quy trình đã quy định rõ thẩm quyền, khung quy định vận hành các hồ chứa trong các thời kỳ, trong các trường hợp.

Một trong những nguyên nhân là chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ việc giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa dẫn đến thiếu thông tin, dữ liệu về chế độ vận hành xả nước của các hồ chứa, số liệu quan trắc tại các trạm Khí tượng thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công tác phối hợp giảm thiểu tác hại do mưa lũ gây ra. Ngoài ra, còn thiếu trang thiết bị công nghệ, máy móc, nhân lực có năng lực và kinh phí hoạt động.

Các hồ chứa trong quy trình vận hành liên hồ chứa chỉ có thể cắt, giảm lũ cho các địa phương ở khu vực hạ du chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết của các hồ mà không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề lũ lụt phía hạ du trên toàn bộ lưu vực sông. Tình trạng lũ lụt xảy ra ở một số địa phương trong thời gian qua không chỉ xảy ra ở hạ lưu các hồ chứa trong quy trình, mà còn xảy ra ở một số lưu vực sông ven biển, hoặc những lưu vực sông không nằm trong phạm vi ảnh hưởng điều tiết cắt, giảm lũ của các hồ chứa trong quy trình. Vấn đề điều tiết nước, vận hành của một số hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác (không nằm trong quy trình vận hành liên hồ chứa) còn tồn tại một số bất cập, đặc biệt là nhiệm vụ của các công trình này mới chỉ quy định hồ phải đảm bảo an toàn công trình và mục tiêu phát điện là chưa đầy đủ, chưa xem xét ưu tiên thứ tự nhiệm vụ là nhiệm vụ an toàn công trình, góp phần giảm lũ, cấp nước hạ du và cuối cùng mới xem xét đến nhiệm vụ phát điện.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông để phù hợp với hiện trạng nguồn nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời tiến hành rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung danh mục các hồ chứa phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa đối với một số lưu vực sông nội tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. 
Lên phía trên
Nguyên nhân gây sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long và những giải pháp triển khai để phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông?
Câu hỏi:
Trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước, tình trạng sạt lở các sông, suối diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đế đời sống nhân dân khu vực sinh sống ven sông, đặc biệt là tình trạng sạt lở ngày càng gia tăng ở các sông Đồng bằng sông Cửu Long.
Xin hãy cho biết, nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long và những giải pháp triển khai để phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông trên phạm vi cả nước
Trả lời:

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân sạt lở là do các khu vực ở thượng nguồn sông Cửu Long chịu tác động mạnh của dòng chảy của lũ có vận tốc khá lớn. Đặc biệt tại các khu vực bờ lõm của khúc sông cong, hoặc các khu vực ngã ba sông là những nơi có vận tốc dòng chảy mạnh, chế độ dòng chảy rất phức tạp, hình thành nên các dòng xoáy, dòng chảy vòng, tạo nên các hố xói sâu, khi các hố xói sâu phát triển mở rộng, tiến dần đến gần bờ, mái bờ trở nên dốc đứng, kết quả là lực chống trượt cho khối đất mái bờ giảm đi, khối đất mái bờ bị mất cân bằng và xảy ra hiện tượng trượt theo cung tròn hoặc sụt lở theo từng mảng.

Một trong những nguyên nhân khác là do mép bờ sông bị gia tải xảy ra bởi các họat động của con người như: Xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng, chất xếp hàng hóa, neo đậu tàu thuyền v.v…;  điều này làm cho tải trọng tác dụng lên mép bờ tăng. Đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với sự xuất hiện của các yếu tố khách quan khác trong tự nhiên như: Lũ xuống triều rút làm tăng trọng lượng khối đất bờ hay giảm áp lực đẩy nổi; Mưa làm bão hòa khối đất bờ và phát sinh áp lực thấm... khiến cho bờ sông bị gia tải quá mức. Điều này l‎ý giải cho việc dọc bờ tả sông Vàm Nao hiện tượng sạt lở xảy ra rất mạnh tại các khu vực có nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng được xây cất ven sông hoặc những nơi chất các nguyên vật liệu sản xuất của các lò gạch đang họat động ở dọc bờ sông.

Do công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông chưa được chú ý đúng mức; việc xây dựng tại các khu vực trọng yếu chưa được kiểm soát chặt chẽ.

2) Giải pháp

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang được triển khai mạnh mẽ từ cấp Trung ương đến các địa phương, đặc biệt là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, trong đó có bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Trên thực tế, các hoạt động khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ; kè bờ, chỉnh trị sông, cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông, gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của lòng sông, hiện tượng sạt, lở diễn ra ở một số nơi ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, việc bảo vệ lòng, bờ, bãi sông đối với các hoạt động khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ; nạo vét, cải tạo, mở mới, nâng cấp luồng, lạch, tuyến giao thông thủy; kè bờ, chỉnh trị sông, cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, xây dựng công trình thủy dẫn tới việc bảo vệ lòng, bờ, bãi sông chưa đạt được hiệu quả cao nhất, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước (theo quy định tại Nghị định, các địa phương phải hoàn thành trước 01/7/2017).

Sớm thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề; hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP.
Lên phía trên
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đối với vấn đề lún mặt đất do việc khai thác nước ngầm ở các đô thị lớn?
Câu hỏi:
Trong thời gian qua dư luận xã hội đang hết sức quan tâm đến vấn đề lún mặt đất do việc khai thác nước ngầm ở các đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sụt lún nền đất gây ra hàng loạt các tác hại nghiêm trọng và thiệt hại về mặt kinh tế, cụ thể sụt lún nền đất gây mất ổn định của kết cấu cơ sở hạ tầng xây dựng, gia tăng nguy cơ ngập, lụt, đặc biệt là đối với các khu vực đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và sẽ làm trầm trọng hơn những vấn đề về ứng ngập ở các đô thị trên, gia tăng diện tích xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Xin hãy cho biết, thực trạng vấn đề sụt lún thế nào? nguyên nhân và giải pháp thực hiện?
Trân trọng cảm ơn!
Trả lời:
1) Thực trạng

- Theo kết quả quan trắc lún bề mặt đất tại 14 trạm đo lún (đặt tại các nhà máy khai thác nước dưới đất lớn) tại thành phố Hà Nội trong các giai đoạn 1994 - 2004, 2008 - 2012 cho thấy tốc độ lún bề mặt đất trong khoảng 0,014 - 4,14 cm/năm tùy theo từng nơi; một số vị trí có tốc độ lún cao là Pháp Vân, Thành Công, Ngô Sỹ Liên (lún 2,2 - 4,1 cm/năm).

- Kết quả đo đạc, kiểm tra, đo đạc tại các mốc cao độ hạng I, II, III nhà nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL (giai đoạn 2005 - 2015) do Bộ TNMT thực hiện cho thấy cho thấy có sự nền đất ở mức độ khác nhau:

+ Khu vực tỉnh An Giang và phía đông của tỉnh Kiên Giang không bị lún; phía nam tỉnh Kiên Giang, thành phố Cần Thơ và các tỉnh phía Đông của sông Hậu (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp) có lún khoảng 0 - 5cm trong 10 năm; khu vực các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng lún 5-10cm trong 10 năm.

+ Cá biệt có một điểm tại số nơi có tốc độ lún lớn hơn 1 cm/năm như thành phố Hồ Chí Minh (điểm tại phường An Lạc, quận Bình Tân lún 7,33 cm/năm; xã Tân Túc, huyện Bình Chánh lún 4,4cm/năm); Cần Thơ (điểm tại phường Cái Khế, quận Ninh Kiều lún 4,76 cm/năm; phường Bình Thủy, quận Bình Thủy lún 1,84cm/năm); khu vực bán đảo Cà Mau (điểm phường 5, thành phố Cà Mau lún 3cm/năm; xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lún 4,41 cm/năm)

- Kết quả nghiên cứu bước đầu bằng kỹ thuật viễn thám (InSAR) và mô hình số trong  nghiên cứu “Tác động của 25 năm khai thác nước dưới đất (1991 - 2015) đến lún bề mặt đất tại đồng bằng châu thổ sông Mekong” do nhóm chuyên gia Hà Lan thực hiện đã đưa ra 3 kết luận: Khai thác nước dưới đất là nguyên nhân chủ yếu gây ra lún bề mặt đất, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất; Những vùng có tốc độ lún từ 2 - 4cm/năm tập trung tại vùng thấp ven biển; Quá trình lún bề mặt đất có xu hướng gia tăng theo thời gian.

2) Nguyên nhân

Hiện nay chưa có nghiên cứu, đánh giá xác định chính xác nguyên nhân gây lún nền đất. Sơ bộ do 2 nhóm nguyên nhân chính:

- Sụt lún bề mặt đất do nguyên nhân tự nhiên gồm các hoạt động kiến tạo địa chất (sự nâng, hạ của bề mặt trái đất); quá trình tự cố kết (nén chặt) của các trầm tích bở rời; xói lở, bào mòn bề mặt đất; nước biển dâng càng làm tăng tính nghiêm trọng của sụt lún bề mặt đất.

- Sụt lún bề mặt đất do tác động của con người gồm: khai thác chất lỏng từ lòng đất (khai thác nước dưới đất; khai thác dầu, khí từ lòng đất); hoạt động xây dựng công trình gây ra tải trọng trên bề mặt đất; độ rung do hoạt động giao thông.

3) Giải pháp

Để giải quyết vấn đề này, Bộ TNMT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất” để xác định nguyên nhân lún nền đất do khai thác nước dưới đất. Đề án triển khai trong giai đoạn 2016-2020.

Đồng thời, Bộ TNMT đang chỉ đạo tiếp tục đo đạc, kiểm tra lún các mốc cao độ nhà nước tại vùng ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá mức độ, phạm vi lún bề mặt đất. Lồng ghép vấn đề lún bề mặt đất vào trong kịch bản BĐKH. Trên cơ sở kết quả thực hiện Đề án nêu trên, Bộ sẽ công bố số liệu thực trạng lún toàn vùng, bản đồ khoanh định mực độ lún của các khu vực, những khu vực bị lún do khai thác nước ngầm... và có các giải pháp quản lý, giám sát chặt chẽ việc khai thác nước ngầm, kể cả việc thiết lập vùng cấm, vùng hạn chế khai thác; tích hợp bản đồ sụt lún vào các kích bản biến đổi khí hậu hiện nay.
Lên phía trên
Phí thẩm định Đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước?
Câu hỏi:
Cho tôi hỏi về quy định về mức thu lệ phí thẩm định Đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước được quy định như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:

Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư số 94/2016/TT-BTC, ngày 27/6/2016 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất; Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điểm 5, mục I 
Biểu mức thu ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đi, bổ sung như sau:


5

Phí thm định đề án, báo cáo xả nưc thải vào nguồn nước

Mức thu 
(đồng/hồ sơ)

a)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 3.000 đến dưới 10.000 m3/ngày đêm

8.500.000

b)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 10.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm

11.600.000

c)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 20.000 đến 30.000m3/ngày đêm

14.600.000

d)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước trên 30.000m3/ngày đêm

17.700.000

đ)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 30.000 đến dưới 50.000 m3/ngày đvới hoạt động nuôi trồng thủy sản

8.400.000

e)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 50.000 đến dưới 70.000 m3/ngày đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

9.400.000

g)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nưc từ 70.000 đến dưới 100.000 m3/ngày đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

11.000.000

h)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100.000 đến dưới 200.000 m3/ngày đối vi hoạt đng nuôi trồng thy sản

12.600.000

i)

Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 200.000 đến 300.000 m3/ngàyđối với hoạt động, nuôi trồng thy sản

14.000.000

k)

Đề án, báo cáo có lưu lưng nước trên 300.000 m3/ngày đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

16.000.000

 

Lên phía trên
Quy định quản lý vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
Câu hỏi:
Trong thời gian qua, việc vận hành của nhiều hồ chứa, nhất là các hồ chứa thủy điện, trong cả mùa lũ và mùa cạn đã phát sinh nhiều vấn đề, dư luận và người dân hết sức quan ngại. Xin Bộ trưởng cho biết: Pháp luật về tài nguyên nước đã có quy định quản lý vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi chưa? Trách nhiệm thuộc về cơ quan nào? Tình hình thực hiện đến đâu và Bộ trưởng có đề xuất gì để tăng cường quản lý việc vận hành bảo đảm các yêu cầu phòng, chống lũ trong mùa lũ và bảo đảm nguồn nước cho hạ du trong mùa cạn?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:

(1) Quy định về quản lý vận hành các hồ chứa

1) Các dự án xây dựng hồ chứa trên các sông suối, đều phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể về bảo đảm duy trì dòng chảy tổi thiểu trên sông, bảo đảm an toàn cho hạ du; thực hiện các nhiệm vụ chống lũ. giảm lũ và cấp nước cho hạ du. Các hồ chứa đều phải xây dựng và vận hành theo quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền ban hành (Điều 53 và 60 của Luật tài nguyên nước).

Đối với 67 hồ chứa lớn, quan trọng trên 11 lưu vực sông thì phải vận hành theo quy trình liên hồ do Thủ tướng ban hành. Bộ TNMT có trách nhiệm xây dựng trình Thủ tướng các quy trình liên hồ.

Còn lại, gần 7000 hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác mà chủ yếu là hồ thủy lợi, sẽ phải vận hành theo quy trình đơn hồ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông có trách nhiệm phê duyệt chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình vận hành đơn hồ đối với gần 7000 hồ chứa thủy lợi lớn, nhỏ.

Bộ Công Thương có trách nhiệm phê duyệt, chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình vận hành đơn hồ đối với khoảng 800 hồ chứa thủy điện.

2) Các giải pháp đã thực hiện

Đến nay, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông trong cả mùa cạn và mùa lũ (Mã, Cả, Hương,  Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, Đồng Nai, Hồng, Ba, Sê San, Srêpôk). Như vậy, 67 hồ chứa lớn, quan trọng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định phải xây dựng và vận hành theo quy trình liên hồ do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã được Bộ hoàn thành. Trong đó có 2 Quy trình đã được sửa đổi, bổ sung một số điều là Quy trình sông Ba và Quy trình Đồng Nai. Các quy trình đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và đơn vi liên quan trong quản lý, tổ chức vận hành, giám sát việc thực hiện và cung cấp thông tin, báo cáo, trong đó, Bộ TNMT có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc vận hành các hồ.

Sau khi 11 Quy trình được ban hành, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TN&MT, Cục Quản lý Tài nguyên nước đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với các lưu vực sông, có văn bản gửi các địa phương thống nhất phương án vận hành hồ để điều tiết nguồn nước, có văn bản đôn đốc, chỉ đạo điều hành để đảm bảo đủ nguồn nước cấp cho hạ du trong suốt mùa cạn, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả trong việc cắt, giảm lũ cho hạ du trong mùa lũ. Để tăng cường giám sát, Bộ chỉ đạo Cục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin, xử lý dữ liệu vận hành các hồ chứa nhằmgiám sát thường xuyên, có các văn bản đôn đốc các chủ hồ, địa phương phát hiện, nhắc nhở kịp thời các chủ hồ phải vận hành theo đúng quy trình. Trong thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương rà soát, đánh giá lại các quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa để rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nguồn nước, tình hình khai thác, sử dụng cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, trong đó quy định chế tài xử phạt cụ thể với mức cao đối với các hành vi không tuân thủ quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa.

- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, trong đó trách nhiệm lập hành lang bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy lợi và thủy điện.

- Trong năm 2015, 2016, Bộ đã và đang tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, đã xử phạt vi phạm hành chính đối với các hồ chứa vận hành không tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa và các quy định pháp luật về tài nguyên nước.

- Bộ đã xây dựng và đang từng bước vận hành hệ thống thu nhận thông tin vận hành hồ chứa trực tuyến nhằm giám sát, hướng dẫn việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông.

(3) Giải pháp triển khai trong thời gian tới:

- Thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp không tuân thủ quy định theo các quy trình vận hành liên hồ chứa; đồng thời rà soát việc bảo đảm yêu cầu về phòng chống, lũ, lụt, hạn hán nhân tạo theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong quản lý, vận hành các hồ thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ;

- Xây dựng mạng quan trắc, giám sát và hệ thống điều hành trực tuyến việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thuy quy trình vận hành liên hồ và quy trình vận hành đơn hồ; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa cho phù hợp và nâng cao hiệu cắt giảm lũ trong mùa lũ, điều tiết cấp nước trong mùa cạn;

- Trên cơ sở hệ thống quan trắc tự động, hệ thống thu nhận, xử lý số liệu trực tuyến, từng bước rà soát, điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo hướng tiếp cận vận hành hồ theo thời gian thực;

- Kiểm soát các hoạt động khai thác sử dụng nước của các hồ chứa thủy lợi thủy điện khác để đảm bảo sử dụng nước hiệu quả.

- Phối hợp với Bộ CT và Bộ NNPTNT và UBND các tỉnh rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành đơn hồ thủy lợi, thủy điện, bổ sung nhiệm vụ tham gia giảm lũ và cấp nước cho hạ du theo đúng quy định tại Điều 60 của Luật tài nguyên nước.
Lên phía trên
Tình hình lượng nước tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2016 - 2017
Câu hỏi:
Tình hình nước tại đồng bằng sông Cửu Long năm nay rất thất thường, xin cho biết năm sau sẽ như thế nào?
Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Tổng lượng nước sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô năm 2016-2017 có khả năng thiếu hụt từ 15-35%. Do đó, tình trạng khô hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2016-2017 sẽ có khả năng xảy ra tuy nhiên không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016.
Lên phía trên
Việc khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải xin cấp phép hay không? nộp hồ sơ tại đâu? thủ tục như thế nào?
Câu hỏi:
Việc khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải xin cấp phép hay không? nộp hồ sơ tại đâu? thủ tục như thế nào? (Lò Thị Hưn, 47 tuổi,Thành phố Lai Châu)
Trả lời:
Sở TNMT Lai Châu trả lời:
a- Xin cấp phép khai thác nước
Việc khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải xin cấp phép hay không, phụ thuộc vào quy mô, nguồn nước (mặt, nước ngầm) khai thác. Câu hỏi của Bà chưa rõ quy mô và nguồn nước khai thác nên Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 44 của Luật Tài nguyên nước; điểm a, b, khoản 2, Điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, quy định:
+ Trường hợp phải xin cấp phép: Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô từ 0,1 m3/giây trở lên; Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô từ 10 m3/ngày đêm trở lên; 
+ Trường hợp khai thác nước không phải xin phép, không phải đăng ký: Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây; Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm (với điều kiện ở các vùng mà mực nước không bị suy giảm).
b. Nơi tiếp nhận hồ sơ ? 
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định hồ sơ được quy được quy định tại Điều 28 và Điều 29, Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước như sau:
+ Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2m3 /giây trở lên; thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. UBND tỉnh cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng không vượt quá 2m3 /giây; thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng không vượt quá 3.000 m3/ngày đêm; 
c. Thủ tục như thế nào?
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Điều 35, Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
+ Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
- Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
+ Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
+ Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Trên đây là trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với câu hỏi “việc khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải xin cấp phép hay không? Nộp hồ sơ tại đâu? Thủ tục như thế nào?” của bà Lò Thị Hưn.
 
Lên phía trên
Với mức xả thải khoảng 300m3/ngày đêm, có cần phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước không?
Câu hỏi:
Công ty chúng tôi chuyên sản xuất tôm giống (tôm chân trắng, tôm sú,) cung cấp cho người dân trong khu vực, với mức xả thải khoảng 300m3/ngày đêm (thay nước trong quá trình chăm sóc), và đã có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải (QCVN 40:2011/BTNMT) trước khi thải ra môi trường tiếp nhận (Kết quả báo cáo giám sát môi trường định kỳ)
Theo điểm d, khoản 3, điều 16 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP về quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước, Quy định Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa
Như vậy, trong trường hợp này, công ty chúng tôi có cần phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước không?
Rất mong Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ TNMT giải đáp để chúng tôi có cơ sở báo cáo với các đơn vị quản lý trên địa bàn Tỉnh
Chân thành cám ơn.
Số điện thoại: 0914.028.069
Trả lời:
Theo khoản d, điểm 3, điều 16 Nghị định 201/2013/ND-CP đã nêu rõ: các trường hợp không phải xin cấp phép bao gồm có xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông suối, hồ chứa. 
Như vậy, theo quy định thì Công ty không cần phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước. Tuy nhiên, quý công ty cần tìm hiểu thêm các quy định về cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa tỉnh để phù hợp với các quy định cụ thể của từng địa phương.


Lên phía trên
Gia hạn giấy phép khai thác nước ngầm
Câu hỏi:
Công ty chúng tôi được Bộ tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác nước dưới đất với lưu lượng tối đa 1.500m3/ngày từ năm 2004. Đến nay giấy phép đã sắp hết hạn. Chúng tôi đang chuẩn bị làm hồ hơ xin gia hạn giấy phép. Theo Thông tư số 2 năm 2005 của BTNMT thì từ năm 2005 sẽ chuyển về Sở tài nguyên môi trường cấp tỉnh thực hiện việc cấp và gia hạn giấy phép. Chúng tôi có tham khảo ý kiến của Sở TNMT tỉnh thì được trả lời rằng do giấy phép của công ty là do BTNMT cấp nên họ không tiến hành gia hạn. Vậy trong trường hợp này, chúng tôi cần làm những gì và xin gia hạn tại cơ quan nào? Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm của cơ quan!
Trả lời:
Với lưu lượng khai thác là 1.500 m3/ngày được BTNMT cấp phép năm 2004 đến nay giấy phép đã hết hạn cho nên Sở TNMT không gia hạn cho công trình là đúng, và theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 2012 và Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 thì công trình khai thác nước này thuộc thẩm quyền UBND tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác nước. Vì vậy, Công ty phải làm thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới đối với trường hợp công trình giếng khoan này đã có đang hoạt động khai thác.
Lên phía trên
Thủ tục báo cáo về chứng nhận cơ sở hoàn thành khắc phục ô nhiễm môi trường triệt để?
Câu hỏi:
Công ty TNHH cao su Mardec, Bình Dương có hệ thống XLNT nhưng không đạt chuẩn môi trường A, vì thế chúng tôi có xây dựng mới hệ thống cải tạo, không biết khi hệ thống xây dựng xong ngoài báo cáo về chứng nhận khỏi danh sách môi trường, tôi còn phải làm những thủ tục pháp lí nào nũa không , xin quý Sở hướng dẫn?
(Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương)
Trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trả lời:

Công ty TNHH cao su Mardec nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2013 theo Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo quyết định trên, Công ty TNHH cao su Mardec phải cải tại lại công trình xử lý nước thải, đảm bảo nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường môi trường. Sau khi hoàn thành xong việc cải tạo công trình xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường cho phép thì Công ty phải lập hồ sơ xin chứng nhận cơ sở hoàn thành khắc phục ô nhiễm môi trường triệt để. Hồ sơ xin chứng nhận cơ sở hoàn thành khắc phục ô nhiễm triệt để theo quy định tại Quyết định số: 10/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có:
 
- Đơn đề nghị chứng nhận cơ sở đã hoàn thành cơ sở hoàn thành khắc phục ô nhiễm môi trường triệt để theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của quyết định;
 
- Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm môi trường triệt để của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của quyết định;
 
- Bảng kết quả phân tích các thông số môi trường được thực hiện bởi đơn vị chuyên môn có chức năng hoạt động trong lĩnh vực phân tích chất lượng môi trường;
 
- Bản sao Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
 
Đồng thời, Theo quy định tại Khoản 3, Điều 37, Luật tài nguyên nước và điểm b, Khoản 3, Điều 16, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ thì lưu lượng nước thải của Công ty lớn hơn 5 m3/ngày nên Công ty phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Thành phần hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Khoản 1, Điều 33, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ và biểu mẫu thực hiện theo theo Mẫu số 01/XNT; 03/XNT được quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công ty có thể truy cập thủ tục hành chính trên theo trang Web của Sở Tài nguyên và Môi trường với đường dẫn: WWW.stnmt.binhduong.gov.vn/thủ tục hành chính/lĩnh vực tài nguyên nước/Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
 
Hồ sơ xin chứng nhận cơ sở hoàn thành khắc phục ô nhiễm triệt để và hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường. Địa chỉ: tầng 1, tháp A, Tòa nhà Trung tâm chính trị hành chính tập trung tỉnh Bình Dương- Phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
 
Lên phía trên
QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt
Câu hỏi:
Quy chuẩn VN QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt; đối tượng áp dụng là: dùng cho mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm, có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm,.
QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; đối tượng áp dụng là: dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.
Như vậy, trường hợp cơ sở du lịch của chúng tôi khai thác nước ngầm (công suất 20m3/ngày đêm) phục vụ cho hoạt động sinh hoạt (phục vụ cho nhà hàng) thì áp dụng Quy chuẩn nào là phù hợp?
Trả lời:

Trả lời:

Việc đánh giá chất lượng nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác nước ngầm thì chất lượng nước đánh giá theo QCVN 09:2008/BTNMT. 
Chất lượng nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì áp dụng theo quy định của Bộ Y tế, nghĩa là nước sau xử lý phải dạt Quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế.
 
Lên phía trên
Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép
Câu hỏi:
Em chào anh chị,
Anh chị cho em hỏi: Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép?
Em cảm ơn anh chị!
Trân trọng,
Trả lời:
Trả lời:
Theo Điều 16, Nghị định 201/NĐ-CP quy định về các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép như sau:
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;
b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Lên phía trên
QCVN và TCVN về tài nguyên nước
Câu hỏi:
Cho em hỏi về các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến tài nguyên nguyên nước.
Em được biết có QCVN 08, 09, 10/2015-BTNMT. Vậy còn những QCVN hay TCVN nào không.
Cảm ơn.
Trả lời:
Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm tương ứng từng lĩnh vực cụ thể như sau:

- Quy chuẩn QCVN 60-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất cồn nhiên liệu (theo Thông tư số 76/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/3/2016). Đây là quy chuẩn được ban hành mới, đưa ra giá trị làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của 06 thông số ô nhiễm (pH, BOD5, ở 200C, COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng nitơ (tính theo N), Tổng phốt pho (tính theo P)).

- Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT -  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, thay thế Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (theo Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/3/2016). Quy chuẩn này điều chỉnh như sau: Đối với giá trị giới hạn được điều chỉnh tăng thêm 02 thông số Mangan (Mn) và Tổng Cacbon hữu cơ (TOC), bỏ 02 nhóm thông số là hóa chất bảo vệ thực vật Phospho hữu cơ và Hóa chất trừ cỏ, đổi thông số Crom (III) thành thông số tổng Crom. Giới hạn của thông số Cyanua (CN-) và nhóm hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ được điều chỉnh tăng.

- Quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất, thay thế Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT (theo  Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/3/2016). Quy chuẩn này điều chỉnh tên gọi từ chất lượng nước ngầm thành chất lượng nước dưới đất. Tên gọi của một số thông số được điều chỉnh (thông số COD điều chỉnh thành chỉ số Pecmanganat, Chất rắn tổng số được điều chỉnh thành Tổng chất rắn hòa tan (TDS), Phenol thành Tổng Phenol). Thêm thông số niken (Ni), Aldrin, Benzene hexachloride (BHC), Dieldrin, Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane (DDTs), Heptachlor & Heptachlorepoxide. Giới hạn của thông số amoni được điều chỉnh tăng 10 lần từ 0,1mg/l thành 1mg/l.

- Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, thay thế Quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT (theo Thông tư số 67/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/3/2016). Quy chuẩn này được bổ sung thêm thành phần nước biển gần bờ với 16 thông số (pH, As, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn, Jg, CN-, HCBVTV nhóm Clo hữu cơ, Phenol và Tổng dầu mỡ khoáng).

- Quy chuẩn QCVN 11-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản, thay thế Quy chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT (theo Thông tư số 77/2015/TT-BTNMT ngày 31/12/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/3/2016). Quy chuẩn này điều chỉnh như sau: Đối với giá trị C bổ sung mới quy định về thông số Tổng Photpho, điều chỉnh về giới hạn thông số COD cột A từ 50 lên 75 mg/l, cột B từ 80mg/l lên 150mg/l, các thông số khác hầu như không có sự thay đổi.

- Quy chuẩn QCVN 01-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên, thay thế Quy chuẩn QCVN 01:2008/BTNMT (theo Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/6/2016). Quy chuẩn này điều chỉnh như sau: Đối với giá trị C của thông số COD, Tổng nitơ (Tổng N), Amoni (NH4+ tính theo N) được chia thành 02 mức áp dụng: cơ sở mới; cơ sở đang hoạt động tương ứng với những mức thay đổi về giá trị cột A, cột B.

- Quy chuẩn QCVN 12-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, thay thế Quy chuẩn QCVN 12:2008/BTNMT (theo Thông tư số 12/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/6/2016). Quy chuẩn này điều chỉnh như sau: Đối với giá trị C được bổ sung cột B3 cơ sở liên hợp sản xuất giấy và bột giấy; Bổ sung mới thông số nhiệt độ, Dioxin (áp dụng từ 01/01/2018); Thay đổi giá trị cột A, B1, B2 đối với thông số COD, độ màu (pH=7).

- Quy chuẩn QCVN 13-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm, thay thế Quy chuẩn QCVN 13:2008/BTNMT (theo Thông tư số 13/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/6/2016). Quy chuẩn này điều chỉnh như sau: Đối với giá trị C bãi bỏ thông số mùi, dầu mỡ khoáng, Crôm (Cr3+), Sắt (Fe), Đồng (Cu), đồng thời bổ sung mới thông số Xyanua, Tổng các chất hoạt động bề mặt; Đối với thông số độ màu (pH =7), COD bổ sung mức quy định áp dụng cơ sở mới, cơ sở đang hoạt động cho giá trị tương ứng cột A, cột B.

- Quy chuẩn  QCVN 52-2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép.

- Quy chuẩn QCVN 40 - 2011/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.
....
Lên phía trên
Ô nhiễm nguồn nước ở Cà Mau
Câu hỏi:
Tôi sống ở khu vực này đã lâu, nhưng hiện nay tôi thấy đoạn sông từ cống Cà Mau dọc lên Cái Nhúc, nhiều rác thải, trôi khắp cả sông, gây ô nhiễm môi trường, nhất là mùi hôi thối rất khó chịu và ô nhiễm nguồn nước (vì quá nhiều rác). Tôi thấy đã qua cũng có vớt rác, nhưng chỉ vớt ở khu vực từ cống Cà Mau đến khu vực chợ phường 7, hiệu quả chưa cao, vì vậy đề nghị cơ quan chức năng sớm chỉ đạo giải quyết tình trạng này, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm minh việc xả rác bừa bãi nêu trên để sớm giúp dòng sông sạch đẹp cho bà con ở khu vực này sinh sống.
Trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau trả lời:

Trước tiên, Sở Tài nguyên và Môi trường xin ghi nhận và cảm ơn phản ảnh, đóng góp ý kiến của anh Lê Thành An về tình trạng ô nhiễm môi trường do tồn đọng nhiều rác thải trên sông, nhất là khu vực từ cống Cà Mau đến cầu Cái Nhúc.

Về vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường xin có ý kiến như sau: Hiện nay, các tuyến sông trên địa bàn thành phố Cà Mau vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt trôi nổi trên sông rạch. Nguyên nhân là do việc xả chất thải vào sông rạch tại các khu dân cư ven sông, khu vực chợ cặp ven sông. Thời gian qua, Công ty công trình đô thị đã bố trí tàu vớt rác để thu gom rác thải trên sông rạch nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đối với tuyến sông từ Cống Cà Mau đến cầu Cái Nhúc, hiện nay tàu vớt rác chưa thu gom rác đến địa điểm này; đồng thời, do hiện nay Cống Cà Mau thường xuyên mở, nên rác thải theo dòng chảy trên sông trôi về hướng cầu Cái Nhúc, dẫn đến tình trạng rác thải tồn đọng nhiều ở khu vực này. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên sông rạch, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 10/8/2016 về việc tăng cường bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau; đồng thời, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau và thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có liên quan đã ký cam kết và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, đặc biệt là các tuyến sông, kênh, rạch… không để xảy ra tình trạng ứ đọng rác thải, gây ô nhiễm môi trường. UBND tỉnh đã cấp bổ sung kinh phí cho các huyện, thành phố để thực hiện nhiệm vụ về thu gom, xử lý triệt để rác thải trên địa bàn từ nay đến cuối năm 2016. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã biên soạn, in ấn và phát hành khoảng 300.000 tờ rơi có nội dung hướng dẫn bảo vệ môi trường và nêu rõ mức xử phạt đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt không đúng quy định. Hiện nay , UBND các huyện, TP. Cà Mau đang triển khai đợt tổng vệ sinh để thu gom rác thải trên các ao hồ, sông, kênh, rạch, khu dân cư và các điểm tồn đọng rác trên địa bàn và hàng tuần đều có báo cáo tiến độ thu gom rác về Sở Tài nguyên và Môi trường để báo cáo UBND tỉnh. Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị UBND TP. Cà Mau hợp đồng với Công ty công trình đô thị mở rộng mạng lưới thu gom rác đến khu vực cầu Cái Nhúc để thu gom rác thải tồn đọng. Ngoài ra, Sở Xây dựng đang dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành “Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau” nhằm quản lý chặt chẽ vấn đề môi trường do rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, nghiêm cấm hành vi vứt, đổ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định; phân công trách nhiệm UBND xã, phường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý. Nhưng trên hết, Sở Tài nguyên và Môi trường mong muốn từng người dân phải nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong công tác bảo vệ môi trường, thay đổi hành vi, thói quen không tốt và kêu gọi mọi ngườii chung tay bảo vệ môi trường sống cho mình, cho cộng đồng và nhân loại trước nguy cơ biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Trong thời gian tới, rất mong anh Lê Thành An tiếp tục quan tâm phản ánh kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường với chính quyền cơ sở và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Xin trân trọng cảm ơn anh
Lên phía trên
Chất lượng nước ăn uống
Câu hỏi:
Nhà tôi ngay gần xưởng in tôi biết bụi in rất độc đối với sức khoẻ, nhưng làm thế nào để biết không khí gần xưởng in và gia đình tôi có độc hại. Nếu độc thì hướng xử lý và giải quyết thế nào? Thêm nữa, đêm khi mà xưởng in nhiều việc thì còn có cả tiếng ồn. Tôi vẫn dùng cả nước mưa vậy khi nhà quá gần xưởng in như thế này thì tôi có nên dùng nước mưa để ăn uống nữa không?
Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:
1. Cách nhận biết không khí gia đình có bị độc hại hay không. Nếu nhiễm độc thì hướng giải quyết như thế nào ?

- Để biết được không khí gần xưởng in có bị độc hại hay không cần có đơn vị đầy đủ năng lực (Trung tâm y tế dự phòng thuộc Sở y tế, Trung tâm quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường….) về con người và máy móc để có thể xác định nồng độ bụi in có gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh hay không?

- Nếu gia đình nghi ngờ không khí xung quanh xưởng in ô nhiễm thì có thể kiến nghị các cấp có thẩm quyền như UBND thành phố, Sở tài nguyên và Môi trường kiểm tra xưởng in cung cấp thông tin về môi trường như Kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của xưởng in. Căn cứ kết quả kiểm tra, các cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

2. Thêm nữa đêm khi mà xưởng in nhiều việc thì còn cả tiếng ồn. Tôi vẫn dùng cả nước mưa vậy khi nhà quá gần xưởng in như thế này thì có nên dùng nước mưa để ăn uống nữa không ?

 - Theo Khoản 2 Điều 103 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ dung, ánh sáng bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư)nếu cơ sở không có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Gia đình bạn có thể làm đơn phản ánh sự việc gửi ra UBND phường xã nơi cơ sở  cư trú để có hướng xử lý phù hợp.

- Đối với việc gia đình có nên sử dụng nước mưa hay không ?

 Nước mưa, trong dân gian được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì cho rằng nước mưa chứa một số loại muối khoáng hòa tan, chứa ít sắt nên nước mưa không tanh, mát, ngọt hơn nước giếng, nước máy... nên có lợi cho sức khoẻ con người.

Nhưng nước mưa hoàn toàn không sạch như một vài suy nghĩ, nhất là ở thời điểm hiện nay, không khí đang bị ô nhiễm, một số nơi còn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các hạt mưa trong lúc đang rơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một khoảng không khí, nên trong nước mưa có thể sẽ nhiễm một số vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại, ví dụ như a-xit nitơric, a-xit sunfuaric, ô-xít chì... Một vài vùng trên thế giới đã gặp mưa a-xít làm hại cho sức khỏe con người, cây cối…Nên, nước mưa hiện nay không sạch như một số người quan niệm.

Nguồn nước mưa nhà bà sử dụng có thể do nước bốc hơi tạo mây từ nhiều nơi khác đến nên khả năng nước mưa bị ô nhiễm là vẫn có. Khuyến nghị gia đình nên sử dụng nước sinh hoạt từ nhà máy cung cấp nước sạch của Công ty cấp nước Sơn La để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Nếu không có điều kiện sử dụng nước máy thì cần phải đun sôi trước khi sử dụng.
Lên phía trên
Ô nhiễm nước do trồng cà phê tại Sơn La
Câu hỏi:
Tôi xin hỏi năm nay việc xử lý ô nhiễm cà phê được tiến hành như thế nào, liệu có gây ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của người dân hay không?
Trả lời:
Về vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La trả lời quý vị như sau:

Tháng 12/2015, đầu năm 2016 Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện thanh tra đối với các cơ sở chế biến cà phê nằm trong lưu vực cấp nước cho thành phố Sơn La  tại các xã Muổi Nọi, Bon Phặng: thuộc địa phận huyện Thuận Châu; các xã Chiềng An, Chiềng Cọ, Chiềng Đen: thuộc địa phận thành phố Sơn La. Qua kết quả kiểm tra đã hướng dẫn người dân thực hiện thực hiện một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến cà phê.

Trước khi bắt đầu niên vụ 2016 – 2017 diễn ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở ban ngành có liên quan đã phối hợp theo dõi chặt chẽ, giám sát các cơ sở trong việc thực hiện kết luận, kết quả thanh tra năm 2015. Đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với 01 cơ sở (cơ sở cà phê Huấn Thủy ngày 4/11/2016). Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục kiểm tra, giám sát các cơ chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh, tập chung vào các cơ sở tại gây ảnh hưởng đến nguồn nước thành phố.

Về khả năng gây ô nhiễm đến nước sinh hoạt cho người dân:

Nước thải sản xuất cà phê xuất phát từ các cơ sở sản xuất nằm trong lưu vực cấp nước cho thành phố Sơn La như đã nêu trên vẫn có thể gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân; Lý do:

- Đa số các sở chế biến cà phê đều là tự phát với quy mô, công suất thuộc đối tượng lập Kế hoạch Bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản do UBND cấp huyện xác nhận.
- Đa số các cơ sở chế biến cà phê chưa lập Kế hoạch Bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Một số cơ sở đã lập nhưng chưa thực hiện theo kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản được phê duyệt.

Trích:  Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

“Điều 34.Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận

1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

2. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.

3. Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.”

Trích điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

“ Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

2. Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”

Như vậy UBND các huyện cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm kiểm tra các cơ sở chế biên cà phê trên địa bàn huyện quản lý, phối hợp với các cấp các ngành có liên quan để xử lý triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường do các cơ sở chế biến cà phê gây ra trên địa bàn tỉnh.
 
Lên phía trên
Xả thải vào tầng chứa nước được hiểu như thế nào?
Câu hỏi:
Xả thải vào tầng chứa nước được hiểu như thế nào? Tầng chứa nước ở đây là gi? Cơ sở tôi đã có hệ thống xử lý và nước thải sau sản xuất và sinh hoạt đều đạt tiêu chuẩn 6772-2000 loại B vậy tôi có được thải thẳng trực tiếp ra sông không?
Trả lời:

1. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước: ‘‘Nghiêm cấm các hành thức xả thải vào lòng đất thông qua giếng khoan, giếng đào và các hình thức đưa nước thải vào lòng đất’’. Vì vậy, việc xả nước thải vào lòng đất dưới bất kỳ hình thức nào đều là trái quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

2. Câu hỏi của bạn không nêu rõ loại hình cơ sở sản xuất, do vậy không thể biết được nước thải sản xuất của cơ sở sau hệ hệ thống xử lý là gì nên Sở TN&MT không thể xác định quy chuẩn áp dụng đối với chất lượng nước thải sản xuất của cơ sở khi thải ra môi trường.

Riêng đối với nước thải sinh hoạt thải ra môi trường phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2009.

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt thay thế cho TCVN 6772:2000 – Chất lượng nước  - Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 37 Luật Tài nguyên nước thì cơ sở xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điều 73 của Luật Tài nguyên nước cấp giấy phép, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 5, Điều 37 Luật Tài nguyên nước; các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Khoản 3, Điều 16, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ.
Lên phía trên
định nghĩa về tài nguyên nước
Câu hỏi:
Định nghĩa về Tài nguyên nước. Định nghĩa về nước mặt, nước ngầm, nước dưới đất.
Trả lời:
Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 các khái niệm trên được hiểu như sau:
1. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
3. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Lên phía trên
Tính thuế tài nguyên đối với cơ sở sản xuất thuỷ điện
Câu hỏi:
Theo ước tính, khoảng 1,2% sản lượng điện do Nhà máy của Công ty tôi sản xuất được sử dụng để vận hành các tổ máy phục vụ việc phát điện của Nhà máy. Vậy, sản lượng điện tiêu dùng nội bộ này có phải kê khai để nộp thuế tài nguyên không?
Trả lời:
Về vấn đề bà Yến hỏi, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12, đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.

Căn cứ quy định trên thì sản lượng điện làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với cơ sở sản xuất thuỷ điện là sản lượng điện do cơ sở thuỷ điện bán cho bên mua theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Thuế Tài nguyên.

Về sản lượng tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện đã được quy định cụ thể tại Luật thuế Tài nguyên nên không có căn cứ tính thuế tài nguyên đối với sản lượng điện tiêu dùng nội bộ.

Lên phía trên
Giấy phép xả thải vào nguồn nước
Câu hỏi:
Công ty của chúng tôi hiện nay đã xây dựng HTXL nước thải công suất 100m3/ngaydem và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 40 với lưu lượng thực tế xả là 70m3/ngay dem. Tuy nhiên, do nhu cầu tưới cây xanh trong khuôn viên công ty nên đã tái sử dụng hoàn toàn 100% nước thải sau xử lý. Vậy xin cho hỏi công ty chúng tôi có phải làm giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hay không. Hiện tại công ty chúng tôi không xả thải ra môi trường mà tái sử dụng nước hòan toàn?

Lương Lưu Nhân , Quận Tân Bình, TPHCM.
Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời: 

Theo quy định của Luật tài nguyên nước và quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thì hành một số điều của Luật tài nguyên nước thì trường hợp Bạn của thuộc diện phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước. 

Trường hợp Bạn trữ nước thải sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn trong ao, hồ thuộc phạm vi đất sử dụng hợp pháp của mình để để tưới cây thì cũng phải tuân thủ quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật tài nguyên nước, bảo đảm không làm ô nhiễm đất, nguồn nước mặt, nước dưới đất tại khu vực đó, đồng thời phải tuân thủ Quy định về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
Lên phía trên
Vấn nạn lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông
Câu hỏi:
Tôi đã sống ở gần Sông Vàm Cỏ mấy chục năm nay. Mấy năm gần đây người dân khu vực này phải gánh chịu là "Vấn nạn Lục bình" trên sông. Quý Sở cho biết khi nào mới giải quyết vấn nạn này để người dân được nhờ?
Trả lời:

Sở TNMT Tây Ninh trả lời:
 
Trong mấy năm gần đây, vào mùa khô, tình trạng lục bình phát sinh nhiều trên sông Vàm Cỏ Đông gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Nguyên nhân của tình trạng lục bình phát sinh nhiều là do sông Vàm Cỏ Đông tiếp nhận nhiều nguồn nước thải, trong đó có nước thải của một số nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp chưa được xử lý đạt quy chuẩn môi trường quy định nên chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông còn bị ô nhiễm chất hữu cơ là nguồn dinh dưỡng cho cây lục bình phát triển.
 
Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng lục bình phát sinh như: Phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để tìm giải pháp xử lý lục bình, hơp đồng với đơn vị có điều kiện, năng lực để vớt lục bình, phát động người dân tham gia giải tỏa lục bình . . . và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra các nguồn nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất xả vào sông Vàm Cỏ Đông phải đạt loại A, quy chuẩn môi trường Việt Nam quy định, chậm nhất đến tháng 6/2014. Quá thời hạn này nếu cơ sở không thực hiện sẽ đình chỉ hoạt động. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực kiểm tra các nguồn nước thải, xử lý nghiêm các vi phạm về xả nước thải của các cơ sở. Đến nay, Sở đã cơ bản kiểm soát được các nguồn nước thải vào sông Vàm Cỏ Đông, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông đã được cải thiện tốt hơn so với các năm trước. Như vậy, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các Sở ngành, chính quyền địa phương có liên quan để vừa tiếp tục thực hiện việc xử lý lục bình, vừa khắc phục ô nhiễm nguồn nước thì tình trạng lục bình phát triển trên sông Vàm Cỏ Đông sẽ sớm được khắc phục.
 
Lên phía trên
Giải quyết ô nhiễm nước trên sông Cầu
Câu hỏi:
Nhà máy tinh bột sắn nằm bên con sông nhánh của sông Cầu (Tỉnh Thái Nguyên)hoạt động đã nhiều năm nay. Nước thải của nhà máy đã làm ô nhiễm dòng sông, nước dòng sông chuyển sang màu đen , bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân ba xóm Hùng Vương, Mỏ Đá, Núi Hột thuộc xã Linh Sơn Huyện Đồng Hỷ , tỉnh thái nguyên. Đặc biệt dòng nước của con sông này lại đổ ra dòng sông cầu làm ô nhiễm Nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Hỏi: tại sao một nhà máy làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm dòng sông như thế tại sao lại vẫn tồn tại trong nhiều năm mà vẫn hoạt động không có cơ quan chức năng nào đứng ra giải quyết vấn đề ô nhiễm và tìm lại bầu không khí, nguồn ước trong lành giúp người dân.Rất mong Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan có chức năng của tỉnh Thái nguyên giải quyết giúp người dân. Trân trọng cảm ơn.
Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:
 
Việc một nhà máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài như bạn phản ánh thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ghi nhận phản ánh của bạn và sẽ quan tâm đưa vào chương trình thanh tra năm tới. Để Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể chỉ đạo được việc xử lý ô nhiễm tại cơ sở nêu trên, bạn cần có đơn phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường gửi UBND cấp huyện và cấp tỉnh để giải quyết, nếu UBND cấp tỉnh không giải quyết bạn có thể gửi đơn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi đó Bộ sẽ có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết, báo cáo hoặc Bộ sẽ trực tiếp kiểm tra, xác minh để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
 
Lên phía trên
Xin hỏi dữ liệu tài nguyên nước bao gồm những gì?
Câu hỏi:
Xin hỏi dữ liệu tài nguyên nước bao gồm những gì?
Trả lời:
Theo Điều 3 Nghị định 102/2008/NĐ-CP quy định:
Dữ liệu tài nguyên nước phải là các bản chính, bản gốc gồm tài liệu, mẫu vật, số liệu đã được xử lý và lưu trữ theo quy định. Dữ liệu về tài nguyên nước bao gồm:
- Sốlượng, chất lượng nước mặt, nước dưới đất;
- Số liệu điều tra khảo sát thủy văn;
- Các dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Quy hoạch lưu vực sông quản lý, khai thác, bảo vệ các nguồn nước quốc tế;
- Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi trả lại giấy phép hành nghề khoan thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, trám lấp giêngs khoan;
- Các dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
 
Lên phía trên
Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê có phải làm thủ tục xin cấp phép khai thác, sử dụng nước không?
Câu hỏi:
Khi Doanh nghiệp Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật đất đai, Luật tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật;Vậy doanh nghiệp có phải làm thủ tục xin cấp phép khai thác, sử dụng nước không? (Mai Trang, 24 tuổi, Lai Châu)
Trả lời:
Câu hỏi của bạn chưa nêu rõ quy mô, mục đích khai thác sử dụng nước của Doanh nghiệp nên Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu trả lời như sau:
 
- Từ ngày 31/01/2014 trở về trước, khi Doanh nghiệp khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật thì không phải xin cấp phép khai thác nước (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước – đã hết hiệu lực thi hành; điểm 4.1, mục 4, phần I. những quy định chung của Thông tư số 02/2005/TT_BTNMT ngày của Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004).
 
- Từ ngày 01/02/2014, căn cứ quy định tại điểm b, c, d, Điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Doanh nghiệp khai thác sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật thuộc một trong các trường hợp dưới đây phải xin cấp phép khai thác nước:
 
+ Khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô từ 0,1m3/giây trở lên;
 
+ Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp từ 100 m3/ngày đêm;
 
+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50kw trở lên.
 
Trên đây là trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với câu hỏi “khi Doanh nghiệp khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có phải xin cấp phép khai thác nước không?
 
Lên phía trên
Các nghành nghề ưu tiên được cấp phép khai thác nước dưới đất để phục vụ sản xuất thuộc khu vực tỉnh Thanh Hóa?
Câu hỏi:
Hiện tôi đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác nước dưới đất tại Hà Nội. Xin quí Sở cho tôi biết các nghành nghề ưu tiên được cấp phép khai thác nước dưới đất để phục vụ sản xuất thuộc khu vực tỉnh Thanh Hóa? (Lê Tây Tiến, 38 tuổi, Hà Nội).
Trả lời:
Sở TNMT Thanh Hoá trả lời:
 
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước: Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt; không quy định các ngành nghề ưu tiên cấp phép khai thác nước dưới đất để phục vụ sản xuất.
 
Lên phía trên
Quy định pháp luật về xả nước thải sinh hoạt ra biển
Câu hỏi:
Tôi được biết là đã có quy định về thải nước thải sinh hoạt ra biển. Vậy cho tôi hỏi là thải thế nào, làm thêm đường ống ra sát mép khu đất với bờ biển hay là đặt ra xa sát ngoài biển luôn. Nếu vậy phải đào sâu xuống phải không? để thải ra biển. Tôi thấy nếu đặt gần bờ thì người ta thấy nước chảy ra dơ. Cảm ơn
Trả lời:

Sở TNMT Bình Thuận trả lời:
 
Ngày 29/5/2014 Cục Quản lý Tài nguyên nước có Công văn số 782/TNN-BVTNN về việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Theo đó, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường : “… Rà soát và yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chấm dứt hoạt động xả nước thải vào các tầng chứa nước dưới mọi hình thức. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các vùng đất cát, cồn cát ven biển có biện pháp chuyển nước thải đã xử lý vào nguồn nước mặt hoặc nước biển, không để xảy ra tình trạng để nước thải thấm vào các tầng chứa nước dưới đất.….”.
 
Chấp hành ý kiến chỉ đạo Cục Quản lý Tài nguyên nước; Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hướng dẫn việc thực hiện nội dung nêu trên. Theo đó, nước thải đã xử lý đạt tiêu chuẩn phải được chuyển vào nguồn nước mặt hoặc nước biển; không để xảy ra tình trạng để nước thải thấm vào các tầng chứa nước dưới đất; hệ thống chuyển nước thải ra nguồn nước biển, nước mặt phải đảm bảo đạt các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, tính thẩm mỹ và các quy định khác của pháp luật.
Lên phía trên
Cấp giấy phép xả thải
Câu hỏi:
Nếu chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp có thể tiến hành làm hồ sơ xin cấp Giấy phép xả thải được không? Thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương trả lời câu hỏi của Anh/Chị như sau:

• Về thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Căn cứ Khoản 1, Điều 33, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước thì Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Như vậy về thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
• Về trình tự cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: theo quy định tại Điều 33, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP được quy định như sau
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Trân trọng!
Lên phía trên
Quy định về khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất
Câu hỏi:
Tôi ở Hàm Tiến - Bình Thuận, khu vực này giờ cấm dùng nước dưới đất. Chỉ dùng nước máy để sinh hoạt và tưới cây. Điều này thì tốn kém rất nhiều, không thể tưới cây dùng nước máy. Vậy cho tôi hỏi khi nào cho dùng nước dưới đất lại?
Trả lời:

Sở TNMT Bình Thuận trả lời:

Sau khi nhận phản ánh của một số các khu du lịch; Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận đang khảo sát đánh giá lại khả năng nguồn nước và tình hình khai thác sử dụng nước dưới đất khu vực có đường ống cấp nước sạch đi qua (Từ Lầu Ông Hoàng đến ngã ba Chợ Rạng ). Trên cơ sở kết quả điều tra đánh giá; đối chiếu với các quy định pháp luật, Sở sẽ có báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xem xét, quyết định việc cấm, cho phép hay hạn chế việc khai thác, sử dụng nước dưới đất khu vực này phù hợp với quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và pháp luật về Tài nguyên nước.
Lên phía trên
Quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước
Câu hỏi:
Xin hãy cho biết, trách nhiệm quan trắc, giám sát tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Trả lời:

Trả lời:
Theo Điều 28, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, 

1. Trách nhiệm quan trắc, giám sát tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có trách nhiệm quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải của mình theo quy định.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
Lên phía trên
Quy định định kỳ báo cáo hoạt động khai thác nước
Câu hỏi:
Theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định giấy phép khai thác nước dưới đất và Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất: ngày 15/12 hàng năm các doanh nghiệp có giấy phép khai thác nước dưới đất phải lập báo cáo tình hình khai thác nước dưới đất và có quy định rõ ràng về các mục phải báo cáo. Vậy xin cho hỏi còn đối với doanh nghiệp có giấy phép khai thác nước mặt thì căn cứ vào đâu để lập báo cáo tình hình khai thác nước mặt , văn bản nào quy định nội dung cần có trong báo cáo.
Trả lời:
Trả lời: 
Theo quy định tại khoản 2, điều 32, Nghị định số 201/2013/ND-CP quy định chi tiết thi hành 1 số điều Luật Tài nguyên nước, việc lập báo cáo hiện trạng KTSD nước mặt dành cho trường hợp đã có công trình khai thác.
Mẫu báo cáo và nội dung báo cáo được quy định tại mẫu 30 của thông tư số 27/2014/TT-BTNMT  Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Về quy định thời gian nộp báo cáo, tại điều 44, Luật tài nguyên nước đã quy định về việc đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và Điều 16 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP đã quy định các trường hợp khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép. Như vậy, các tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp không phải đăng ký, không phải xin phép thì đều phải có nghĩa vụ xin cấp phép. Và việc xin cấp phép này phải thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư  đối với công trình chưa khai thác và đối với các công trình đã có công trình khai thác, việc xin cấp phép phải thực hiện ngay khi các quy định về cấp phép tài nguyên nước có hiệu lực.
Lên phía trên
Quy định về quan trắc tài nguyên nước?
Câu hỏi:
Việc quan trắc tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 8, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, việc quan trắc tài nguyên nước được quy định như sau:

1. Mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước bao gồm:

a) Mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt liên quốc gia, liên tỉnh và của các nguồn nước nội tỉnh quan trọng, nước biển ven bờ; các trạm quan trắc mực nước, chất lượng nước của các tầng chứa nước liên tỉnh hoặc có tiềm năng lớn;
b) Mạng lưới trạm quan trắc của địa phương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt, nước dưới đất trên địa bàn và phải được kết nối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Căn cứ quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương; Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, chế độ quan trắc tài nguyên nước quy định tại Điều này.
Lên phía trên
Có bao nhiêu loại giấy phép tài nguyên nước và nội dung thể hiện trên giấy phép?
Câu hỏi:
Xin hãy cho biết, giấy phép tài nguyên nước gồm có bao nhiêu loại? Nội dung thể hiện trên giấy phép tài nguyên nước như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 15, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác, nguồn nước tiếp nhận nước thải;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước, xả nước thải;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Lên phía trên
Trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước?
Câu hỏi:
Trách nhiệm các c[ quan liên quan trong thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước?
Trả lời:
Theo Điều 6, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật tài nguyên nước được quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Lên phía trên
Quy định về lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Câu hỏi:
Hiện gia đình tôi đang dự kiến đào hồ chứa nước phục vụ sản xuất và được phòng TNMT huyện hướng dẫn thực hiện các thủ tục về môi trường liên quan đến hồ này. Bộ cho tôi hỏi, do đất đào hồ nước phải chuyển đi đổ nơi khác, vậy gia đình tôi có phải làm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường để được thẩm định, phê duyệt không? Mong Bộ sớm trả lời để tôi được rõ.
Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Do nội dung câu hỏi chưa đầy đủ thông tin (không nêu rõ đất đào hồ nước chuyển đổ đi nơi khác để làm gì), nên đề nghị bạn làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở địa phương để xác định hoạt động hồ chứa nước phục vụ sản xuất, đất đào hồ nước phải chuyển đi đổ nơi khác có phải là đối tượng phải xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản hay không.

Trường hợp gia đình bạn mà phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Lên phía trên
Về việc các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xả nước thải gây ô nhiễm
Câu hỏi:
Tôi đang ở Biên Hòa, Đồng Nai. Khu vực gia đình tôi sinh sống có một hộ dân chăn nuôi gà, vịt, heo nhỏ lẻ, xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Cơ quan cho tôi hỏi việc chăn nuôi của hộ dân đó có được phép không? tôi muốn phản ánh thì phản ánh tới cơ quan nào. Xin cảm ơn.
Trả lời:

Về vấn đề này, Sở TNMT tỉnh Đồng Nai trả lời như sau:

Theo Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, UBND cấp huyện thực hiện giải quyết đơn phản ánh về môi trường thuộc thẩm quyền và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Ngoài ra, theo Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 28/3/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt danh sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đợt 1, UBND thành phố Biên Hòa chủ trì, phối hợp các sở, ngành hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc di dời các cơ sở có quy mô bản cam kết bảo vệ môi trường. UBND thành phố Biên Hòa đã có Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 và Quyết định số 3793/QĐ-UNND ngày 16/7/2012 quy định lộ trình chấm dứt các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Do đó, trường hợp khu vực gia đình nhà ông/bà sinh sống có hộ dân chăn nuôi gà, vịt, heo nhỏ lẻ, xả nước thải gây ô nhiễm môi trường, đề nghị Ông/Bà  liên hệ với UBND thành phố Biên Hòa trong trường hợp muốn phản ánh về tình hình chăn nuôi của hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nêu trên để được xử lý theo đúng quy định.

Trân trọng!
Lên phía trên
Giải pháp quản lý và xử lý nước thải tại các khu vực chưa có hệ thống thu gom tập trung?
Câu hỏi:
Theo quy định việc để nước thải sau xử lý được cho tự thấm là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định Luật Tài nguyên nước năm 2012. Vậy xin Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện nay giải pháp quản lý và triển khai thực hiện quy định nêu trên như thế nào đối với người dân (hộ gia đình cá nhân), trường học, khu vui chơi giải trí, công cộng, cơ quan hành chính hay các khu vực chưa có hệ thống thu gom tập trung và đặt biệt là các vùng dân tộc thiểu số miền núi. Theo được biết thì các đối tượng nêu trên xả nước thải thông qua bể tự hoại 3 ngăn và ngăn cuối cùng là tự thấm hay xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra môi trường.
Kính thư!
Trả lời:
Trả lời:

Việc đưa nước thải, kể cả nước thải đã qua xử lý là nguy cơ lớn gây ô nhiễm các nguồn nước. Chính vì vây, đây là một trong những hành vi mà Luật TNN nghiêm cấm.

Việc xử lý nước thải sinh hoạt thuộc trách nhiệm chung của nhà nước. Để triển khai thực hiên các quy định này của Luật, các địa phương cần có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý, tiêu dẫn nước thải sinh hoạt cho cả khu vực đô thị, nông thôn.
 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 314

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 306


thoi trang cong so Hôm nay : 2492

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 198677

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 62761803

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi