Trang nhất » Hỏi đáp

Lên phía trên
Cơ chế đặc thù hỗ trợ đối ứng cho các địa phương khi thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
Câu hỏi:
Cử tri phản ánh, tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn… Tuy nhiên, để thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản của lĩnh vực tài nguyên nước đòi hỏi có nguồn kinh phí lớn, cử tri đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù như trợ cấp hoặc hỗ trợ đối ứng cho các địa phương khi thực hiện nhiệm vụ này.
Trả lời:

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Tài nguyên nước, công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước có 07 hoạt động. Kinh phí cho điều tra cơ bản tài nguyên nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (Khoản 1 Điều 10 của Luật Tài nguyên nước), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của địa phương (Khoản 3 Điều 10 và Điểm g Khoản 1 Điều 71 của Luật tài nguyên nước).

Hiện tại, Chính phủ chưa xây dựng cơ chế đặc thù cho các địa phương khi thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước. Do vậy, tùy thuộc vào nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ nghiên cứu, rà soát để lựa chọn hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước phù hợp với sự phát triển của địa phương và hiệu quả với nguồn kinh phí được cấp hàng năm.
Lên phía trên
Giải pháp về xử lý ô nhiễm môi trường
Câu hỏi:
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều giải pháp về xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục xảy ra. Việc xử lý chưa hiệu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là ở trên các sông, như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Cầu, sông Đồng Nai. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ và giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục vấn đề này như thế nào? (Câu hỏi chất vấn của đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018)
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời cầu hỏi của đại biểu  Hoàng Văn Hùng  như sau:

Phải thừa nhận rằng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường lưu vực sông đặc biệt trong những tháng vừa qua nổi lên, đó là một xu thế hiện nay chúng ta chưa làm đảo ngược được, trong đó có 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất, các nguồn thải từ các nhà máy, khu công nghiệp. Vấn đề rất khó khăn hiện nay là do quá trình phát triển cơ sở đầu tư hạ tầng, chúng ta chưa chú ý đến khâu thu gom nguồn nước thải, nước thải với nước mưa lẫn với nhau. Gần như hạ tầng các đô thị hiện nay rất yếu kém, khoảng 95% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và thải trực tiếp ra môi trường. Thứ hai, chưa kiểm soát được hết các làng nghề và khu công nghiệp. Thứ ba, vấn đề về xác định nguồn nước thải của từng địa phương và có cơ chế trách nhiệm của từng địa phương.

Có 3 giải pháp: Một là, xác định từng thành phố phải chịu trách nhiệm với xả thải của mình. Hai là, phải có sự đầu tư huy động từ các nguồn lực xã hội để thu gom nguồn nước thải này và có công nghệ thích hợp xử lý phân tán hoặc xử lý chung. Ba là, phải từng bước để người dân có tham gia vào việc này.
Lên phía trên
Nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa sói lở bờ sông, bờ biển
Câu hỏi:
Tình trạng sói lở bờ sông, bờ biển thời gian qua diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cử tri rất bất an và lo lắng về vấn đề này, đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và khắc phục vấn đề này?
(Câu hỏi chất vấn của đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018)
Trả lời:

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Công Đỉnh như sau:
 
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sói, lở bờ sông như sau: 
 
1) Nếu nói đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay chúng tôi đã có nghiên cứu đánh giá. Bộ Chính trị, Chính phủ đã có đánh giá về tác động ở thượng nguồn, không phải một dự án mà đến hai dự án chúng ta đã có nghiên cứu đánh giá và hiện nay không chỉ vấn đề nguyên nhân sạt lở mà rất nhiều nguyên nhân chúng ta đã có trong tay đầy đủ cơ sở khoa học. Trong đó lượng cát và phù sa cho đến nay cho thấy có thể khoảng 60% bị giữ lại ở nước thượng nguồn qua các hồ đập thủy điện. Chúng ta đang đấu tranh để làm sao giải quyết được khâu đưa phù sa về xuống dưới hạ nguồn. Tuy nhiên đây là vấn đề không đơn giản.
 
2) Hiện nay vấn đề quản lý khai thác cát rất lỏng lẻo, cát tặc đang lộng hành, việc mà cát tặc đang lộng hành này gây ra vấn đề sói lở.
 
3) Chúng ta cũng đã có những quy hoạch về thủy lợi, các quy hoạch, quy hoạch về giao thông, trong đó sự tham gia giao thông mật độ như thế nào, hoặc những công trình thủy lợi như thế nào để giải quyết được trên một bình diện tổng thể để những nơi mà sói lở nhiều thì chúng ta phải mở rộng dòng chảy của dòng sông. Chúng tôi cùng với nhiều đồng chí địa phương đến thăm Hà Lan mới biết cách thức của người ta không dùng các kè cứng, mà cách thức này người ta điều chỉnh để dòng chảy tập trung vào giữa lòng sông. Những vấn đề như vậy là những nguyên nhân có thể do chúng ta đầu tư, nhưng nhiều khi lại là nguyên nhân sạt lở.
 
Đứng trước tình hình này, tôi cho rằng với ba nguyên nhân sẽ có 3 giải pháp:
 
Một là, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm tốt khâu ban hành trình để trình Chính phủ sớm ban hành nghị định về quản lý, kiểm soát khai thác cát bờ sông, tiếp cận trên vấn đề lưu vực và xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt Ủy ban nhân dân các cấp.
 
Hai là, chúng ta có một quy hoạch tổng thể khi xem xét để đánh giá mối quan hệ giữa các công trình và đặc biệt khai thác thì tác động thế nào đến dòng chảy và sạt lở. Điều này trong nghị định sẽ ban hành.
 
Ba là, sẽ khoanh những khu vực cấm, bởi vì có những khu vực cấm, mà một giải pháp hết sức quan trọng đó là hiện nay chúng ta biết ở đồng bằng sông Cửu Long do tập quán nên nhà cửa xây dựng ngay bên bờ sông. Theo Luật Tài nguyên nước thì có hành lang bảo vệ hai bên bờ sông, hành lang an toàn.
 
Nếu chúng ta xây dựng như vậy thì vô hình trung cấu trúc của hai bên bờ sông rất mềm yếu và hai là có những quy luật dòng chảy, bên lở, bên bồi, quy luật này bình thường, chúng tôi đã cố gắng để làm sao đánh giá được những khu vực đó để có di dân, có kế hoạch tránh xa những vùng có khả năng xảy ra sự cố.
Lên phía trên
Giải pháp đối với tình trạng xả thải không qua xử lý ra môi trường
Câu hỏi:
Tôi xin được gửi tới Bộ trưởng hai câu hỏi. Thứ nhất, hầu hết các cụm công nghiệp và nhiều khu công nghiệp trên cả nước chưa có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nhất là hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Chính vì vậy mà cử tri rất lo lắng về tình trạng xả thải không qua xử lý ra môi trường. Đề nghị Bộ trưởng cho biết tình hình cụ thể của hiện trạng này và giải pháp để chấm dứt tình trạng này. (Câu hỏi chất vấn của đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng như sau :

Cách đây 2 hôm, vì vấn đề này nên tôi đã trực tiếp đi kiểm tra làng Khoai, thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên mới thấy một vấn đề là: Cụm công nghiệp do địa phương chịu trách nhiệm thành lập và quản lý (chủ yếu là do cấp huyện quản lý), đầu tư do thiếu nguồn vốn nên về cơ bản không có hạ tầng hoặc đầu tư hạ tầng thì không kết nối nên gần như không hoạt động.
 
Trong cụm công nghiệp thì sắp xếp, bố trí các loại hình công nghiệp hoàn toàn không theo một quy hoạch và tính toán. Đặc biệt trong các cụm công nghiệp lại có bố trí dân cư ở. Đây là một vấn đề hết sức nan giải bất cập.
 
Chúng ta đang đưa ô nhiễm từ các làng nghề, ô nhiễm từ khu dân cư ra khu công nghiệp. Trên thực tế đã hình thành các khu dân cư ô nhiễm rất nặng. Thực tế các cụm công nghiệp thì các loại hình công nghệ lạc hậu từ các đô thị, từ các thành phố về khu vực này và nhiều loại hình công nghiệp rất ô nhiễm xuất phát từ các làng nghề và hiện nay người ta đã chuyển sang làm các loại công nghiệp này. Đây là một thực trạng tôi cho rằng đúng như phản ánh.
 
Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý cụm công nghiệp, khu công nghiệp và trong đó đã trực tiếp giao các nhiệm vụ rất rõ, không chỉ có địa phương nữa, bởi vì vấn đề quản lý môi trường đấy gần như đây là những loại hình đầu tư ô nhiễm môi trường kéo về đây, nên tất cả vấn đề quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc ban hành chiến lược quy hoạch, kế hoạch là Thủ tướng đã phân cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Như vậy, tháng 5 vừa rồi ban hành mà chúng tôi đã chỉ đạo sẽ xem xét để có việc quan tâm đến công tác giám sát, kiểm tra, đồng thời cũng như xem xét trách nhiệm của các bên. Đặc biệt, ở đây tôi muốn nhấn mạnh cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, cấp huyện cần phải có năng lực, cần phải thanh tra, kiểm tra để đánh giá toàn bộ bố trí của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, rà soát lại các loại hình và đồng thời cũng phải có ngay danh sách các loại hình ô nhiễm quá ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân thì phải đình chỉ hoạt động. Chúng ta không phân biệt loại hình doanh nghiệp trong cụm công nghiệp này với các loại hình trong các khu công nghiệp, bởi vì tôi cho rằng về tính chất ô nhiễm nằm ở ngay khu dân cư thì còn nghiêm trọng hơn. Tôi đồng tình với ý kiến này.
 
Giải pháp, tôi xin được đề cập trong đó sẽ ban hành quy chuẩn và việc thanh tra, kiểm tra, quản lý cũng như các giải pháp về hướng dẫn về các công nghệ xử lý cũng như kiểm soát về vấn đề đầu tư hạ tầng... cũng như năng lực địa phương.
 
Lên phía trên
Giải pháp xử lý phế liệu là bao bì, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
Câu hỏi:
Đất và nước là 2 lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia và mỗi con người. Nhưng hiện nay đất và nước đều bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, phần lớn là do rác thải và phế liệu. Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý rác đã trở lên bất cập do thiếu hướng dẫn và vượt quá khả năng xử lý của các chính quyền địa phương cũng như gây lãng phí vì đã đầu tư công nghệ xử lý rác chưa đạt.
Xin hỏi đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện ý kiến của Chính phủ thống nhất công nghệ mô hình để giới thiệu cho các địa phương chưa? Nếu có, tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lựa chọn công nghệ và giới thiệu mô hình xử lý rác thải cho một xã hay cụm liên xã khoảng 30 ngàn dân. Ngoài ra, Chính phủ cũng sớm tìm giải pháp xử lý phế liệu là bao bì, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quy mô cấp huyện đã phù hợp với thực tế hiện nay?
(Câu hỏi chất vấn của đại biểu Đại biểu Lê Công Nhường tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018)
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi của đại biểu Đại biểu Lê Công Nhường như sau:

Cho đến hiện nay tình hình ô nhiễm đất và nước chúng ta chưa kiểm soát được để có thể làm giảm thiểu tình trạng nhiễm. Vấn đề rác thải là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay, trên cương vị Bộ trưởng Bộ TN&MT tôi chịu hoàn toàn trách nghiệm, nhưng vấn đề này có liên quan đến nhiều bộ ngành khi Bộ Xây dựng thì chịu trách nhiệm về vấn đề quy hoạch, Bộ KH&CN giải quyết về vấn đề công nghệ. 

Do đó, các Bộ thống nhất đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quản lý tổng hợp về xử lý chất thải trên quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu đặc biệt là chú trọng đến công nghệ xử lý rác có tính toán phù hợp của các điều kiện kinh tế của các đô thị.

Theo tính toán của Bộ TN&MT, đến năm 2030, Việt Nam phải có các nhà máy phát điện bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý rác. Các công nghệ này hiện nay đang được kiểm chứng và đánh giá cho đầy đủ, tuy nhiên việc lựa chọn các mô hình của thế giới sẽ phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, sau khi được thẩm định qua Bộ KH&VN sẽ được công bố để các địa phương trong cả nước biết và thực hiện.

Lên phía trên
Giải pháp quản lý thống nhất tài nguyên nước và môi trường
Câu hỏi:
Trong thực tế tài nguyên nước và môi trường nước đang có rất nhiều bộ, ngành cùng tham gia quản lý nên chức năng đang bị phân tán, đan xen, chia nhỏ, chồng chéo dẫn đến tình trạng trách nhiệm quản lý bị bỏ trống, đùn đẩy khi có vụ việc phát sinh. Tài nguyên nước đang bị sử dụng lãng phí và ô nhiễm tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề đáng lo ngại.
Trước thực trạng như vậy, Bộ trưởng có giải pháp gì để cùng các bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ quản lý thống nhất một cách hiệu quả và giải quyết căn cơ vấn đề này? (Câu hỏi chất vấn của đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018)
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Thanh Tùng như sau:
 
Tôi hoàn toàn đồng tình với đại biểu. Đây là việc tôi nghĩ nguyên tắc không khó, quản lý là một bộ, một việc, nhiều việc cũng có thể một người làm. Hiện nay, một việc nhiều người làm đúng là rất khó khăn. Chúng tôi cũng quan niệm trong các luật vừa rồi ban hành, chúng ta đã cố gắng để giải quyết tối đa. Đương nhiên, như đại biểu đã nói, tôi cho rằng chưa giải quyết được triệt để. Hiện nay, vẫn còn chồng chéo, vẫn còn khoảng trống cần cơ chế phối hợp.
 
Với tư cách là bộ quản lý, tổng hợp, thống nhất, thay mặt cho Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi nhận trách nhiệm trong vấn đề điều phối nếu xảy ra những vấn đề gì liên quan đến quản lý tài nguyên nước, kể cả sử dụng nước, chất lượng nước, về môi trường. Trong đó, thời gian tới, phải làm rõ hơn trách nhiệm của các bộ, các ngành như là quản lý nước các công trình thủy lợi như thế nào. Vấn đề bảo vệ môi trường trong các công trình thủy lợi như thế nào? Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước ở từng địa phương thế nào? Công tác quy hoạch thế nào,...
 
Tôi cho rằng dù luật có cố gắng mấy nữa thì vẫn không thể lấp đầy đủ các giao thoa được mà cơ chế phối hợp là cần thiết. Tôi với đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký một cơ chế để hợp tác. Chúng tôi cam kết thời gian tới sẽ làm tốt nhất những việc mà hiện nay có khả năng vẫn còn chồng chéo khoảng trống...
Lên phía trên
Sử dụng nước cho hoạt động khai thác tuyến quặng titan tại Bình Thuận
Câu hỏi:
Hoạt động khai thác tuyến quặng titan tại Bình Thuận được sử dụng hoàn toàn bằng sức nước, quá trình khai thác nước đã ngấm xuống tầng chứa nước dưới đất và gây ô nhiễm nguồn nước.
Điều 37 Luật Tài nguyên nước quy định tổ chức, cá nhân xả thải vào nguồn nước phải có giấy phép. Tuy nhiên, tại Thông báo số 86 ngày 28/9/2016 và Công văn số 216 ngày 15/1/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận lại cho rằng đối với các dự án khai thác titan không sử dụng hóa chất, phụ gia và không thải nước ra ngoài khu vực khai thác thì không phải đề nghị cấp giấy phép xả nước thải. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nội dung trả lời tại hai văn bản trên là như thế nào, có trái với quy định của Luật Tài nguyên nước không?
Trả lời:
​Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời như sau:

Hiện nay nói về quy chuẩn, quy định việc khai thác chế biến thô titan, sử dụng nguồn nước và tái tuần hoàn nguồn nước. Thực tế ở Bình Thuận các mỏ đó và cấu trúc các thành phần ở đó phát hiện không có phóng xạ. Khi tái tuần hoàn nước trên thực tế trong titan đã chứa các nguyên tố như kim loại nặng. Khi chúng ta thực hiện kỹ thuật chế biến thì hầu hết các chất đó cùng với nguồn nhiên liệu chứ nó không trong nước. Chúng ta cũng đã làm một việc, đó là giám sát thường xuyên nguồn nước ngầm. Về căn cứ khoa học có thể khẳng định tái sử dụng tuần hoàn nước là từ nước không gây ra ô nhiễm xuống tầng nước dưới, đó là mặt khoa học, nhưng vẫn phải có việc giám sát. 
 
Tuy nhiên, tôi cũng đồng tình với đại biểu, trong tương lai công nghệ dùng nước ở Bình Thuận là không phù hợp. Hiện nay, chúng tôi khuyến cáo là chỉ được dùng nước mặt, không có là không được dùng. 
 
Trước mắt, hiện nay, văn bản chúng tôi trả lời lại, chúng tôi tiếp thu ý kiến, đối với các doanh nghiệp, sắp tới, chúng tôi sẽ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ xử lý, chế biến gây ra khi tái sử dụng nguồn nước.
Lên phía trên
Công tác chỉ đạo và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương về tình trạng ô nhiễm tại hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải
Câu hỏi:
Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là hệ thống sông lớn ở miền Bắc với chiều dài sông chính khoảng 232km và hơn 2.000km kênh nhánh nằm phục vụ tưới tiêu và thoát ứng cho các tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Tuy nhiên, hiện nay dòng sông đã bị ô nhiễm nặng, nước sông đen ngòm, đặc quánh, nhiễm kim loại nặng và ngấm cả vào mạch nước ngầm. Cử tri đã phản ánh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và bộ nhiều lần nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra, dòng sông vẫn tiếp tục bị bức tử. Việc xử lý ô nhiễm dòng sông đã phức tạp, rất phức tạp và có tính liên vùng, liên tỉnh. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, công tác chỉ đạo và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã triển khai đến đâu, hiện nay đạt được kết quả gì. Hiện tại đã xử lý được bao nhiêu doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp, làng nghề xả thải trái phép ra dòng sông? Câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018)
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời như sau:

Hệ thống Bắc Hưng Hải đang bị bức tử, như báo cáo hôm qua về tình trạng các doanh nghiệp hiện nay do công nghệ, kỹ thuật, năng lực yếu kém, do công tác quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương và địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu. Hôm qua tôi đã nói nguyên nhân, trên thực tế hệ thống sông hiện nay có vấn đề là không biết Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Ủy ban nhân dân địa phương quản lý về chất lượng nước.

Tôi cho rằng quản lý nước đang có vấn đề chồng chéo như các đại biểu đã phát biểu, thực tế quản lý chung là Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng hồ chứa, thủy điện, thủy lợi thì chất lượng và sử dụng lại do các cơ quan khác nhau.
 
Về trách nhiệm xuyên suốt là quản lý các nguồn thải tôi cho rằng chúng ta phải tính xem nguồn thải từ trên bờ do nước thải sinh hoạt là bao nhiêu, các nguồn thải từ các khu công nghiệp và các doanh nghiệp như thế nào. Nếu lớn hơn 200m3 Bộ Tài nguyên chúng tôi đã có cơ sở dữ liệu và đang kiểm soát, dưới 200m3 thì địa phương cần thống kê, đánh giá và kiểm soát. Trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ tập trung vào kiểm soát các đối tượng này.
Lên phía trên
Vấn đề kiểm soát chặt chẽ các công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, chất thải Formosa
Câu hỏi:
Trong suốt quá trình Bộ trưởng trả lời chất vấn, Bộ trưởng có đề cập đến vấn đề kiểm soát chặt chẽ các công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, chất thải và chúng ta đã được biết vấn đề về sự cố môi trường của Formosa nhận được sự quan tâm rất lớn của nhân dân, đặc biệt là vấn đề xử lý sự cố đã xảy ra và đến nay đã đạt được hiệu quả rất tích cực.
Theo báo cáo, hiện Formosa mới tiếp tục vận hành lò cao số 2, các biện pháp giám sát thường xuyên, đột xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương.
Bài học về Formosa rất đắt giá, xin hỏi Bộ trưởng có tin tưởng và đảm bảo hoạt động của Formosa sẽ không gây ra sự cố tái diễn như trước đây không? (Câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018)
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời như sau:

Nói về Formosa, chúng ta đã thay đổi toàn phương pháp quản lý. Chúng ta yêu cầu đầu tư công nghệ sản xuất, bổ sung công nghệ xử lý môi trường, công nghệ giám sát trực tuyến. Có 3 mức đề phòng sự cố: Nơi sản xuất, trong nhà máy, ngoài nhà máy. Hồ sinh học hiện nay nước có thể đạt loại A. Giám sát khâu nào chặt chẽ khâu đó thì không ngành nghề nào để xảy ra ô nhiễm được. 
Lên phía trên
Tình trạng ô nhiễm khu công nghiệp mang yếu tố nước ngoài
Câu hỏi:
Thời gian qua, không ít khu công nghiệp mang yếu tố nước ngoài đã xả chất thải gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân. Trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên, đồng thời không làm cản trở việc tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì trách nhiệm và giải pháp của Bộ trưởng như thế nào? (Câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 21/5 đến 14/6/2018)
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời:

Kỳ họp thứ 2, khi xảy ra sự cố Formosa, đấy là khu công nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài. Cách thức chúng ta giải quyết, đương nhiên đây phải là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội, trung ương, địa phương và các bộ, ngành. Đến nay bài học đó và cách làm đó, chúng ta đã từng bước thể chế để thay đổi cách thức quản lý của chúng ta hiện nay. Nếu hiện nay chúng ta làm tốt, nhận dạng được các loại hình công nghiệp ô nhiễm, chúng ta nên loại ra, trước khi đưa vào đầu tư. Từ khâu đánh giá tác động môi trường phải xác định trình độ công nghệ và loại hình.
 
Từ bài học này, chúng tôi cho rằng khâu đánh giá tác động môi trường cần phải làm thực chất để vừa đánh giá công nghệ sản xuất, xác định các công nghệ xử lý, kiểm soát và phòng ngừa sự cố. Nếu chúng ta làm được như vậy thì các nhà đầu tư không chỉ nước ngoài mà trong nước, với cách làm như vậy cũng đảm bảo kiểm soát được an toàn về môi trường và tạo ra làn sóng đầu tư với chất lượng cao hơn, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và hiệu quả cao hơn.
Lên phía trên
Giải pháp để kiểm soát tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường của một số doanh nghiệp
Câu hỏi:
Cử tri bức xúc về tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường của một số doanh nghiệp thời gian qua. Nhà nước và Bộ đã có giải pháp gì để kiểm soát tình trạng này? Thời gian qua tình trạng quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, Bộ đã và sẽ làm gì để khắc phục tình trạng sử dụng đất không đúng, sai mục đích này?
Trả lời:
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời: 

Hiện nay thực tế riêng ngành tài nguyên môi trường tại Trung ương không thể kiểm soát hết được các doanh nghiệp vi phạm xả thải. Các biện pháp phòng ngừa do trước đây do chúng ta chưa nhận thức được, nên chưa đặt ra yêu cầu giám sát khảo sát thường xuyên mà chủ yếu dựa trên phát hiện của người dân. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiến hành phân loại từng lĩnh vực đầu tư, để khoanh lại những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cao để xem đâu là doanh nghiệp cần tập trung xử lý.
 

Áp dụng các biện pháp công nghệ, yêu cầu quan trắc tự động về không khí, nước với các vị trí có doanh nghiệp theo dõi. Các hệ thống đó phải chuyển kết quả về đến cơ quan quản lý.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra hiện nay cũng không hiệu quả, có trường hợp thông báo đến thì doanh nghiệp chạy hết công suất công nghệ xử lý nhưng đến đêm lại tắt đi. Vì vậy, không phải chỉ thanh tra thường xuyên mà tới đây sẽ có kế hoạch thanh tra đột xuất. Bên cạnh đó, nếu phát hiện sự vi phạm xả thải đi xả lại một vài lần và công nghệ về sản xuất không thể khắc phục được yêu cầu xử lý xả thải thì yêu cầu đình chỉ hoạt động.

Quản lý đất đai là một vấn đề yếu kém trong quản lý, trên thực tế việc quản lý theo quy hoạch, hay các đất công chưa sử dụng giao cho các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước… khâu quản lý sử dụng hiệu quả trước đây rất ưu tiên nhưng quản lý chưa quyết liệt nên không đánh giá được đầy đủ về nguồn lực này.

Việc sử dụng chưa đúng mục đích, sử dụng đất lãng phí đến nay có nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn nhưng không hiệu quả đã được phản ánh.

Về biện pháp cần sớm xem xét, rà soát lại quỹ đất, quy định hiện hành, đặc biệt đã có Luật đất đai 2013 cho phép thu hồi các dự án vi phạm. Thời gian qua, Hà Nội và 3 địa phương khác đã thu hồi hơn 77.000 ha với các dự án không đạt quy hoạch, sai mục đích và thu hồi để đấu giá lại cho nhà đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, sẽ phải xây dựng chỉ tiêu năng lực nhà đầu tư, cơ chế tài chính, tiến độ đầu tư…

Lên phía trên
Vv giải pháp tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế rủi ro sự tác động do biến đổi khí hậu gây ra
Câu hỏi:
Đề nghị Chính phủ cần có giải pháp tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế rủi ro sự tác động do biến đổi khí hậu gây ra (Cử tri tỉnh Long An)
Trả lời:

Công văn số 3638/BTNMT-PC ngày 01/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời về vấn đề này như sau:

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có những giải pháp tích cực nhằm ứng phó với biển đổi khí hậu và giảm rủi ro do các tác động của biến đổi khí hậu. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một số văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác ứng phó với biển đổi khí hậu như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2008-2012 và 2012-2015, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cacbon rat hị trường thế giới.

Thực hiện nghĩa vụ của một nước thành viên tham gia Công ước khí hậu, Việt Nam đã gửi Ban Thư ký Công ước các Thông báo quốc gia lần thứ nhất và thứ hai và Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất. Các báo cáo này cung cấp thông tin về bối cảnh quốc gia, kiểm kê quốc gia khí nhà kính và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ phát thải trong các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội như năng lượng, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp và chất thải, tình hình thực hiện các cơ chế song phương và đa phương và việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường tại Việt Nam nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, đã đưa ra các thông tin về tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế như tài nguyên nước, vùng ven biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông và sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp thích ứng…

 Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện Báo cáo “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định”. Báo cáo gồm thông tin về các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu sẽ được thực hiện trong thời gian tới, sử dụng nguồn lực trong nước và có thể đạt được mục tiêu cao hơn nếu nhận được nguồn hỗ trợ từ quốc tế.

Thông qua các báo cáo nêu trên, Chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định cam kết tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu dựa trên các nguồn lực trong nước và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu của Công ước khí hậu nhằm làm giảm rủi ro do các tác động của biến đổi khí hậu gây ra và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
Lên phía trên
Đề nghị xem xét điều chỉnh khái niệm về nước sinh hoạt và nước sạch tại khoản 11, khoản 12 Điều 2 Luật Tài nguyên nước?
Câu hỏi:
Hiện nay, việc đánh giá, phân loại nước ăn uống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn và chưa thống nhất do có sự khác nhau về khái niệm nước hợp vệ sinh. Đề nghị xem xét điều chỉnh khái niệm về nước sinh hoạt và nước sạch tại khoản 11, khoản 12 Điều 2 Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với tình hình thực tiễn?
Trả lời:

Trả lời:

Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã quy định: “Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người” (Khoản 11 Điều 2).

“Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam” (Khoản 12 Điều 2).

Như vậy, nước sinh hoạt có thể hiểu là nước sạch đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam hoặc nước đã được xử lý, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Luật Tài nguyên nước không dùng khái niệm “Nước hợp vệ sinh”. Do vậy, căn cứ vào quy định tại Khoản 11 và Khoản 12 Điều 2 của Luật Tài nguyên nước, quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam, thành phố sẽ đánh giá, phân loại nước dùng cho sinh hoạt trên địa bàn phù hợp với quy định hiện hành.
Lên phía trên
Đề nghị làm rõ về việc UBND tỉnh Đồng Nai có chủ trương cho phép doanh nghiệp san lấn lấp bờ sông Đồng Nai, đã ảnh hưởng đến các tỉnh trong vùng?
Câu hỏi:
Vừa qua trên các phương tiện có nhiều bài báo viết về việc UBND tỉnh Đồng Nai có chủ trương cho phép doanh nghiệp san lấn lấp bờ sông Đồng Nai, đã ảnh hưởng đến các tỉnh trong vùng. Cử tri cho rằng, việc san lấp một phần bờ sông Đồng Nai không phải là vấn đề riêng của tỉnh Đồng Nai mà thuộc phạm vi cả nước. Cử tri đề nghị làm rõ sự việc trên ở tỉnh Đồng Nai đúng hay sai có thông báo cho cử tri cả nước biết?
Trả lời:
Trả lời:

(1) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng (tại Văn bản số 2089/VPCP-KTN ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ) giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 năm 2015. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ:

- Thành lập Tổ công tác liên ngành với thành viên là đại diện của các Bộ nêu trên, lấy ý kiến của các Bộ về việc tuân thủ quy định của các pháp luật có liên quan đến Dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ, về những vấn đề kỹ thuật Dự án cần tuân thủ, các vấn đề tồn tại và đề xuất xử lý;

- Ngày 21/4/2015, Tổ công tác liên ngành đã khảo sát thực tế và làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về Dự án;

- Ngày 29/5/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra liên ngành về Dự án tại công văn số 2159/BTNMT-TNN;

(2) Tại Công văn số 2159/BTNMT-TNN, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những nội dung liên quan đến Dự án như sau:

(a) Việc thực hiện Dự án được xuất phát từ chủ trương chỉnh trang, tạo điểm nhấn cho thành phố Biên Hòa, xã hội hoá, tiết kiệm ngân sách, hạn chế di dời, bảo tồn di tích lịch sử ven sông, đã có sự thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

(b) Dự án đã tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đất đai, xây dựng, đầu tư, giao thông đường thủy và đã có đánh giá tác động môi trường. Trước đó, năm 2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động đến dòng chảy sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến Cầu Ghềnh trong trường hợp xây dựng kè xa bờ, năm 2009 UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt Báo cáo.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề Dự án chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành trong các lĩnh vực kể trên: Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa đã xác định khu đất Dự án lấn sông Đồng Nai khi chưa thực hiện quy trình điều chỉnh cục bộ các nội dung liên quan đến đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 227/2003/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2003 (ý kiến của Bộ Xây dựng).

(c) Việc tuân thủ pháp luật khí tượng thuỷ văn

Trạm thủy văn Biên Hòa đặt giữa khu vực san lấp lấn sông tạo mặt bằng của Dự án. Dự án thực hiện sẽ phải di dời trạm thuỷ văn và như vậy sẽ ảnh hưởng cả chuỗi số liệu đã có trong quá khứ.

Theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2014, quy định các trạm thủy văn phải dự báo lũ cùng các cấp báo động tương ứng do Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ chịu trách nhiệm dự báo, trong đó có trạm Biên Hòa. Do đó khi trạm di dời sẽ phải tính toán lại các cấp báo động lũ.

(d) Việc tuân thủ pháp luật tài nguyên nước

Dự án chưa làm rõ sự tuân thủ các quy định tại Điều 9, Điều 63 Luật Tài nguyên nước năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013) về bảo đảm thoát lũ; sự lưu thông dòng chảy; không gây sạt lở bờ sông. Theo quy định tại Điều 72 của Luật Tài nguyên nước và Điều 42 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai thuộc hoạt động gia cố bờ sông, cải tạo cảnh quan, phát triển vùng đất ven sông trên lưu vực sông liên tỉnh phải lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình triển khai, Dự án chưa lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án và Báo cáo đánh giá tác động dòng chảy đều chưa làm rõ hoặc chưa nghiên cứu, đánh giá đầy đủ để có thể định lượng các tác động của Dự án tới thoát lũ, lưu thông dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ bãi sông làm cơ sở thực hiện Dự án, cụ thể như sau:

- Đặt bài toán và giải bài toán:

+ Đặt bài toán chưa đầy đủ, chưa xem xét quá trình diễn biến lòng dẫn trong nhiều năm, nhiều thời kỳ.

+ Các phương án công trình đưa ra trong báo cáo chưa xem xét đến việc đánh giá ổn định lòng dẫn trên toàn tuyến, đặc biệt vị trí đoạn bờ đối diện công trình, chưa đánh giá được sự thu hẹp lòng dẫn ở phần chân do vấn đề san lấp gây ra.

+ Chưa xét đến trường hợp tính toán khi có lũ lớn trên sông Đồng Nai kết hợp với triều cường, đặc biệt khi có xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn.
- Về số liệu đầu vào:

+ Số liệu địa hình, thủy văn (lưu tốc mực nước tại 3 mặt cắt: Biên Hòa hạ lưu cầu Ghềnh, hạ lưu cầu Rạch Cát được thực hiện trong tháng 9 năm 2008 (4 ngày) chưa đáp ứng được yêu cầu bài toán đánh giá tác động dòng chảy do Dự án gây ra trên sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh.

+ Thời gian mô phỏng diễn biến chỉ tính toán trong các ngày từ 16 đến ngày 19 tháng 9 năm 2008 là chưa đủ, đặc biệt chưa đánh giá mô phỏng với lưu lượng ổn định lòng dẫn (lưu lượng tạo lòng).

+ Mô hình thủy lực mới chỉ được hiệu chỉnh trên cơ sở chuỗi số liệu thực đo từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 9 năm 2008 chưa phản ánh được các trường hợp đặc trưng như lũ lớn, mực nước cao nên chưa đủ thuyết phục. Kết quả hiệu chỉnh mới chủ yếu  dựa vào mực nước và lưu lượng. Chưa có hiệu chỉnh về biến động lòng dẫn.

Để thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân  tỉnh Đồng Nai là chỉnh trang, tạo điểm nhấn cho thành phố Biên Hòa, xã hội hóa, tiết kiệm ngân sách, hạn chế di dời, bảo tồn di tích lịch sử ven sông, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã chủ động tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động đến dòng chảy sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến Cầu Ghềnh trong trường hợp xây dựng kè xa bờ (50m, 75m và 100m), phê duyệt kết quả nghiên cứu (từ năm 2009). Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã triển khai việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng và triển khai các bước để hình thành Dự án.

Mặc dù trong Báo cáo đánh giá tác động dòng chảy, Tư vấn lập báo cáo và Tư vấn thẩm tra đều kết luận: việc xây dựng các công trình lấn sông ở khu vực từ Cầu Hóa An đến Cầu Ghềnh theo các phương án lấn sông 50m, 75m và 100m không làm thay đổi đáng kể về chế độ thuỷ lực của dòng chảy đoạn sông, không làm ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận, nhưng trong phần kiến nghị, Tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động dòng chảy cũng cho rằng kết quả tính toán mới dừng ở mức sơ bộ, cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

Bên cạnh đó, khi thẩm tra Báo cáo đánh giá tác động dòng chảy, Viện Thủy lợi và Môi trường thuộc Trường Đại học Thủy lợi đã nhận xét: "Các kết quả tính toán của  đơn vị tư vấn mới dừng ở mức nghiên cứu sơ bộ, chưa đưa ra cơ sở, luận cứ lựa chọn phương án tính toán, phần thuyết minh tính toán bằng mô hình cần làm rõ cụ thể theo các bước thực hiện, từ việc xác định lưới, xây dựng miền địa hình tính toán, xác định các điều kiện ban đầu và điều kiện biên, hiệu chỉnh xác định bộ thông số mô hình và kiểm định mô hình. Trên cơ sở đó mới có luận cứ khoa học để đánh giá tính khả thi của các phương án đưa ra. Vì vậy, đơn vị thẩm định đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để nâng cao độ chính xác và các phương án tính toán kiểm tra thêm khi đi vào xây dựng công trình".

 Như vậy, việc dựa vào kết luận của Báo cáo đánh giá tác động dòng chảy để triển khai thực hiện Dự án là chưa đủ cơ sở khoa học tin cậy.

 Trong quá trình chuẩn bị đầu tư và phê duyệt Dự án, Chủ đầu tư đã tổ chức lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt (tháng 5 năm 2014), trên cơ sở đó UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án (tháng 7 năm 2014). Mặc dù Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án cũng đã đánh giá, dự báo bổ sung về những tác động chính đến chế độ dòng chảy sông Đồng Nai của việc xây dựng kè, nhưng còn sơ sài (nội dung đánh giá tác động đến chế độ dòng chảy chỉ thể hiện từ trang 73 đến trang 76, gồm cả hình vẽ) những vấn đề về đặt bài toán, giải bài toán và số liệu đầu vào như đã nêu trên vẫn chưa được bổ sung, hoàn chỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc lấn sông để phát triển đô thị sẽ có những tác động đến dòng chảy, mức độ tác động tùy thuộc vào kết quả nghiên cứu tiếp theo. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học của Dự án, làm cơ sở quyết định việc tiếp tục thực hiện hay dừng Dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục dừng thực hiện Dự án.

- Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, đặc biệt là vấn đề thoát lũ, lưu thông dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ bãi sông.

(3) Ngày 17 tháng 6 năm 2015, tại Công văn số 4520/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ về việc Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Đồng Nai xử lý các nội dung liên quan đến Dự án. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, thẩm định lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, đặc biệt là các tác động của Dự án tới dòng chảy sông Đồng Nai như vấn đề thoát lũ, lưu thông dòng chảy, xói, bồi, sạt lở lòng, bờ, bãi sông và chất lượng nước sông Đồng Nai.

Ngày 30 tháng 7 năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Hội đồng thẩm định lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án và yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai cung cấp tài liệu, báo cáo có liên quan cho các thành viên Hội đồng. Hội đồng có nhiệm vụ rà soát các vấn đề còn tồn tại, kiến nghị những nội dung cần làm rõ trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm căn cứ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật.
Lên phía trên
Vv Cử tri phản ánh, việc ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, nhà máy xả khói bụi, khí thải và nước bẩn chưa qua xử lý
Câu hỏi:
Cử tri phản ánh, việc ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, nhà máy xả khói bụi, khí thải và nước bẩn chưa qua xử lý; vấn đề nước thải và rác thải ở nông thôn hiện nay ngày càng phức tạp; gây bức xúc cho môi trường và xã hội; xong vấn đề quy hoạch hệ thống xử lý, thu gom, tiêu thoát chưa có hoặc chưa đáp ứng thực tiễn hiện nay, đề nghị Nhà nước cần có biện pháp đồng bộ để xử lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn và các khu công nghiệp, vì đây là vấn đề toàn xã hội trong quá trình phát triển (Cử tri các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên)
Trả lời:
Theo Công văn số 3638/BTNMT-PC ngày 01/9/2015 Bộ Tài nguyên và Môi tường trả lời về vấn đề này như sau:
Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết an sinh xã hội thì bảo vệ môi trường luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của Đảng và Chính phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã và đang hoàn thiện, đồng bộ hóa các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, đô thị, nông thôn cũng như khu dân cư tập trung nói riêng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng hoàn thiện góp phần tích cực cùng với các giải pháp kinh tế kỹ thuật để cải thiện chất lượng môi trường tại các khu vực này. Đặc biệt, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với những quy định cụ thể sẽ là công cụ pháp lý hữu hiệu để quản lý tốt hơn chất lượng môi trường; trong đó có khu công nghiệp (Điều 66), khu vực nông thôn (Điều 69,70 và 71). Để hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó quy định cụ thể các yêu cầu về quản lý nước thải, khí thải và chất thải rắn đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường trong đó Chương IV về bảo vệ môi trường làng nghề; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bên cạnh các công cụ pháp lý, các công cụ kinh tế như thuế, phí bảo vệ môi trường cũng đã được đẩy mạnh áp dụng như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn,… Đặc biệt, các biện pháp, chế tài mạnh khác cũng đã và đang từng bước được thực thi có hiệu quả như thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), điều kiện quan trắc môi trường đối với đơn vị tư vấn (Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn quan trắc môi trường), quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao); bảo vệ môi trường làng nghề (Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề)…

Các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế kết hợp với các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho các bên liên quan trong quản lý và bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu vực nông thôn, làng nghề,…. đã tạo những chuyển biến nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng môi trường tại các khu vực nói trên.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do phát triển sản xuất các khu công nghiệp, nông thôn ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng, sức khỏe nhân dân. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều vụ việc các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp xả chất thải không hoặc chưa xử lý đạt quy chuẩn gây ô nhiễm môi trường đã bị phát hiện và xử phạt như khu công nghiệp Hiệp Phước – Thành phố Hồ Chí Minh (2012), khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh (2013), khu công nghiệp Suối Dầu – Khánh Hòa (2014),…; tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, do hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp núp bóng làng nghề, đặc biệt là các “làng nghề” tái chế phế liệu. Một số nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại nói trên như sau:

- Phân công trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan liên quan chưa rõ ràng, còn chồng chéo chức năng thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật giữa các bên, ví dụ: trong quản lý môi trường nông thôn giữa các Bộ, ngành (Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị được giao trách nhiệm quản lý môi trường nói chung và bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng (Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 của Chính phủ); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn (Khoản 21 Điều 2 Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ). Bên cạnh đó, giữa các Bộ, ngành và giữa các cơ quan ở địa phương cũng chưa ban hành, thực thi có hiệu quả các quy chế phối hợp.

- Việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân chưa nghiêm, trong khi một số văn bản pháp luật ban hành chưa kịp thời, thậm chí chưa phù hợp với thực tiễn và hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực nông thôn.

- Ý thức, trách nhiệm và khả năng bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, chủ cơ sở sản xuất còn hạn chế, đặc biệt là các cơ sở tại khu vực nông thôn, làng nghề. Trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn đến nay chủ yếu là lồng ghép vào chức năng quản lý ngành nên việc thực thi đối với quy định về bảo vệ môi trường không được ưu tiên so với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác. Các cơ quan quản lý địa phương chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn.

- Công tác giám sát đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải các khu công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt là của Ban Quản lý các khu công nghiệp các tỉnh, thành phố chưa quyết liệt và hiệu quả.

- Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa được coi trọng đúng mức ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi thi công, vận hành dự án.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ các giải pháp pháp lý đến các giải pháp về kinh tế, công nghệ; đặc biệt sẽ nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đi đôi với các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường khu công nghiệp, nông thôn, làng nghề. Một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau:
- Xây dựng các quy định hướng dẫn công khai thông tin, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động trong khu công nghiệp; xây dựng các chế tài, công cụ kinh tế quản lý hiệu quả môi trường khu vực nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Tăng cường thanh, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu vực nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hướng dẫn, thẩm định, lựa chọn các công nghệ sản xuất phù hợp với từng loại hình sản xuất trong khu công nghiệp, khu vực nông thôn, làng nghề.

- Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp; giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu vực nông thôn cho các đối tượng là Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, các chủ đầu tư và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu vực nông thôn.

* Đối với khu vực nông thôn, bên cạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách nêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương cần tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp sau:

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách và huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách khuyến khích và các biện pháp chế tài trong quản lý môi trường khu vực nông thôn; cơ chế hỗ trợ phát triển của tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ thực thi công tác bảo vệ môi trường các cấp, đặc biệt là cấp xã, cấp huyện về cả số lượng và trình độ chuyên môn; nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ môi trường; huy động sự tham gia, theo dõi, giám sát của các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

- Tiếp tục huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác (tổ chức quốc tế, xã hội hóa,…) cho hoạt động bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; tập trung vào các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường,…

-  Tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn, nâng cao trách nhiệm tham gia, đóng góp của các cá nhân, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất trên địa bàn khu vực.

- Lựa chọn các công nghệ, giải pháp phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn hoặc các mô hình đã vận hành có hiệu quả trước khi phổ biến, nhân rộng; ưu tiên các biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp, sản xuất làng nghề.
Lên phía trên
Về việc giải quyết việc xả nước thải, chất thải từ Thành phố Hà Nội về sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang
Câu hỏi:
Cử tri tiếp tục đề nghị quan tâm, xem xét, giải quyết việc xả nước thải, chất thải từ Thành phố Hà Nội về sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang làm nước có màu đen, cá chết bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân (Cử tri các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hà Nội 2015)
Trả lời:
Theo Công văn số 3638/BTNMT-PC ngày 01/9/2015 trả lời về vấn đề này như sau:

Ô nhiễm nước sông Nhuệ - sông Đáy chủ yếu do nước thải sinh hoạt từ các đô thị và nước thải công nghiệp của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các làng nghề trên lưu vực các sông gây ra. Để bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020” (sau đây viết tắt là Đề án). Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tại Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 18/8/2014; Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên lưu vực gồm: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình triển khai nhiều giải pháp thực hiện Đề án nêu trên.

Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải của Thành phố Hà Nội vào sông Nhuệ, sông Đáy và sông Châu Giang đã và đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện, các hoạt động đã và đang được triển khai thời gian qua như sau:

1. Tăng cường quản lý và xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội:

Trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy tại địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có 03/03 khu công nghiệp (xả nước thải vào sông Nhuệ - sông Đáy) đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 07/17 cụm công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải; 10/17 cụm công nghiệp còn lại đang xây dựng và chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải; trong đó Thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải cụm làng nghề tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, công suất thiết kế 13.000 m3/ngày đêm.

2. Thúc đẩy triển khai các dự án xử lý nước thải sinh hoạt:

- Các dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt đã xây dựng và đi vào vận hành gồm: trạm xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch công suất 6.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây công suất 15.000 m3/ngày đêm.

- Các dự án đang đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng gồm: trạm xử lý nước thải Bảy Mẫu công suất 13.300 m3/ngày đêm; hệ thống xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải làng nghề và sinh hoạt tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức công suất 4.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức công suất dự kiến 8.000 m3/ngày đêm.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang phối hợp với Thành phố Hà Nội để triển khai các dự án thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, bao gồm:

- Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải sông Nhuệ công suất 400 m3/ngày đêm tại 02 thôn Phú Hà, Phú Thứ, Quận Nam Từ Liêm, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014.

- Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tại một số điểm xả thải vào sông Nhuệ, công suất dự kiến 1.500 – 2.000 m3/ngày đêm.

3. Thực hiện việc tiếp nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ qua công Liên Mạc (Từ Liêm) và vào sông Đáy qua trạm bơm Bá Giang (Đan Phượng) trong các tháng mùa khô để góp phần cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ - sông Đáy.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý triệt để các nguồn thải gây ô nhiễm đang xả thải vào sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và trên toàn lưu vực nói chung. Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan thúc đẩy triển khai các dự án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.
 
Lên phía trên
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Phước Lộc tại kỳ họp 2, Quốc hội khóa XIV
Câu hỏi:
Sau khi nghe Bộ trưởng nói nhằm tăng cường quản lý giám sát, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường các dòng sông nên đã tham mưu Chính phủ lập Ủy ban lưu vực sông. Nhưng theo chúng tôi được biết, Ủy ban này hoạt động theo cơ chế Chủ tịch UBND tỉnh tham gia vào Uỷ ban và luân phiên hàng năm Chủ tịch UBND tỉnh này làm chủ tịch, chịu trách nhiệm điều phối và điều hành toàn bộ hoạt động. Như vậy, nó có bị cắt khúc, không toàn diện, không đồng bộ và không thống nhất, vì vậy vấn đề quản lý hiệu quả các hoạt động của lưu vực của Ủy ban các dòng sông này có hiệu quả không, xin Bộ trưởng làm rõ?
Trả lời:
Toàn văn câu Trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xin mời xem Tại đây
Lên phía trên
Trả lời chất vấn của ĐBQH Hoàng Văn Cường tại Hội trường Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Câu hỏi:
Liên quan đến ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, đây không phải là vấn đề ngẫu nhiên mà thực ra là một vấn đề đã cảnh báo từ 20 năm trước đây, Uỷ ban sôgn Mê Công đã cảnh báo khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn, khi Lào xây dựng các đập ở giữa nguồn, Thái Lan đã xây dựng công trình để điều chuyển hướng dòng chảy, còn Việt nam chưa thấy có hành động gì. Vậy, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long vừa qua chúng ta có nói là thiên tai, xin hỏi Bộ trưởng đây có đúng là thiên tai hay không, hay là chúng ta đã chậm phản ứng đối với những vấn đề đã được cảnh báo từ trước và trong tương lai Bộ trưởng có kế hoạch gì cho đồng bằng sông Cửu Long này, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay?
Trả lời:
Toàn văn câu trả lời của Bộ Tài nguyên và Môi trường xin mời xem Tại đây
Lên phía trên
Trả lời chất vấn của ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà tại hội trường kỳ họp 2, Quốc hội khóa XIV
Câu hỏi:
Vừa qua nhân dân và cử tri cả nước rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng cảu các dòng sông diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương, nổi lên là hoạt động xả thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng của Tập đoàn khoáng sản Á Cường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Cẩm Đàn. Vụ nhà máy tinh bột sắn Hòa Bình xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Bưởi, tỉnh Thanh Hóa làm chết dần những dòng sông, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức khỏe, đời sống và gây tâm lý bất an cho nhân dân, ảnh hưởng tới an ninh trật tự ở nhiều địa phương, xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng để xảy ra tình trạng trên và giải pháp khắc phục?
Trả lời:
Toàn văn câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xin mời xem Tại đây
Lên phía trên
Trả lời chất vấn của DDBQH Nguyễn Thanh Phương tại hội trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Câu hỏi:
Vấn đề hạn mặn xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những tháng đầu năm 2016 đã làm thiệt hại hơn 400 ngành ha lúa, 80 ngàn ha thủy sản và một số cây trồng, vật nuôi khác. Có thế xem đây là một tín hiệu đáng lo ngại và có thể lặp lại ở các năm tới. Một trong những vấn đề nổi cộm lên từ sự việc này đó là thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt đến mức chúng ta phải kêu gọi các nước bạn xả nước. Xin hỏi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những tính toán cho vấn đề bảo vệ, quản lý, tích lũy và sử dụng nguồn nước ngọt cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa? Nếu có thì Bộ trưởng có thể khái quát các giải pháp này?
Trả lời:
Toàn văn câu trả lời của Bộ trươgnr Bộ Tài nguyên và Môi trường xin mời xem Tại đây
Lên phía trên
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Văn Hiển tại Hội trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Câu hỏi:
Trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, nhiều tỉnh đã phải ban bố tình trạng thiên tai. Nguyên nhân là do thiên tai, biến đổi khí hậu là chính, nhưng do nhân tai nhiều, nhất là việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn các sông, các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công đang xây dựng nhiều đạp thủy điện có công suất lớn, trực tiếp làm ảnh hưởng, thay đổi đến dòng chảy, chu kỳ, đe dọa đến an ninh lương thực và đời sống của hàng triệu người dân. Vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết có giải pháp nào cụ thể cho từng vùng, nhất là vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng bền vững và chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tiêu cực của các nhà máy thủy điện?
Trả lời:
Toàn văn câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xin mời xem Tại đây
Lên phía trên
Trả lời chất vấn của ĐBQH Phùng Văn Hùng tại hội trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Câu hỏi:
Dự án cải tạo và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai do UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt với diện tích lấp sông dự kiến 77.000 m2 nhằm xây dựng khu thương mại, cao ốc văn phòng, khách sạn, khu dân cư với hàng trăm ngànt ấn đất đá đổ xuống sông, 80% diện tích lập sông đã hoàn thành, chỗ xa nhất tới 100m, dự án bị đình chỉ, bị sức ép của dư luận do nguy cơ ảnh hưởng tới dòng chảy, khả năng thoát lũ của sông và môi trường khu vực lưu vực sôgn Đồng Nai. Tháng 6/2015, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môit rường rà soát, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đến nay vẫn rơi vào im lặng. Theo ý kiến của các chuyên gia, đây là dự án có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi tường nhưng không thuộc thẩm quyền phê duyệt của chính quyền địa phương. Đề nghị Bộ cho biết việc phê duyệt thực hiện dự án đó đúng hay sai? Sao lại có việc chậm trễ trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của nguyên Thủ tướng Chính phủ và trả lời công khai trước công luận? Để xảy ra vụ việc trên thì trách nhiệm của Bộ và chính quyền Đồng Nai như thế nào? Giải pháp xử lý tiếp theo ra sao?
Trả lời:
Toàn văn câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xin mời xem Tại đây
 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 298

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 290


thoi trang cong so Hôm nay : 6730

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 202915

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 62766041

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi