Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức, được xác định theo hồ sơ thiết kế, dự kiến của chủ đầu tư hoặc căn cứ vào thực tế.".
2. Theo quy định pháp luật về tài nguyên nước, môi trường, việc tái sử dụng nước thải nhằm mục đích tiết kiệm tài nguyên nước là hoạt động được khuyến khích. Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý phải bảo đảm đạt các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải tương ứng được xác định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương. Trường hợp nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho mục đích tưới cây thì phải đảm bảo các thông số đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 trước khi tái sử dụng. Lưu ý việc sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cây phải đảm bảo không gây ô nhiễm đối với nguồn nước dưới đất. Trường hợp nước thải sau xử lý được tái sử dụng hoàn toàn cho mục đích tưới cây (không xả ra nguồn nước tiếp nhận) thì không thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước./.
“Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt được xác định tại các mặt cắt của đoạn sông đánh giá và trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước sông với tần suất lấy mẫu ba (03) ngày/mẫu, thời gian lấy mẫu thực hiện trong khoảng thời gian ba (03) tháng có dòng chảy nhỏ nhất; trường hợp tại đoạn sông đánh giá có số liệu quan trắc chất lượng nước của trạm quan trắc thủy văn, tài nguyên nước, môi trường thì xem xét sử dụng số liệu này để đánh giá….”
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là một trong những căn cứ đề cấp phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. Vì vậy, căn cứ quy định trên của Thông tư, tổ chức, cá nhân cần lập hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định./.
Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang sửa đổi, bổ sung Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT để đảm bảo rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu hơn, dự kiến sẽ ban hành cuối năm 2021./.
Việc gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP. Theo đó, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là một trong những căn cứ để cấp, gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn của Trung tâm sẽ căn cứ vào các văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt công suất xử lý nước thải của KCN Hòa Hiệp - Phú Yên như Báo đánh giá tác động môi trường, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường còn hiệu lực để trình UBND tỉnh gia hạn giấy phép cho Trung tâm./.
Vì vậy, căn cứ vào quy định trên, ông có thể kiểm tra nhà máy có nằm trong quy hoạch không, lưu lượng của nhà mấy là bao nhiêu và các thông tin liên quan khác để được cấp phép.
"4.Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày 01 tháng 9 năm 2017, tính từ ngày 01 tháng 9 năm 2017 đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực".
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với hồ chứa nêu trên sẽ được kê khai tính tiền từ ngày Nghịi định số 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (tức là ngày 01/9/2017).
Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 36/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản./.