Hiện nay pháp luật về tài nguyên nước chưa có quy định cụ thể về việc khoan giếng thay thế giếng khai thác bị hỏng đối với công trình đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Do vậy, trường hợp Công ty khoan giếng mới để thay thế giếng cũ bị hỏng, trong đó giếng mới có vị trí gần với giếng cũ, có kết cấu và thông số khai thác tương tự như giếng cũ thì Công ty gửi văn bản đến cơ quan đã cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đề nghị hướng dẫn về việc khoan thay thế giếng bị hỏng.
Trân trọng!
Tại điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước đã quy định trường hợp cấp lại giấy phép là: "Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép". Trên cơ sở quy định trên của Nghị định và Văn bản của UBND tỉnh, đề nghị bà tham khảo, thực hiện theo đúng quy định hiện hành./.
Trân trọng!
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì trường hợp nêu trên là cấp lại giấy phép đối vớiì chủ giấy phép đã được cấp giấy phép trước đó mà bị thay đổi tên. Khoản 2 Điều này cũng quy định thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó./.
Về vấn đề bà hỏi, Cục đã có Văn bản trả lời số 2775/TNN-KHTC ngày 30/8/2022, chi tiết như nội dung dưới đây.
Trân trọng!
Việc quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước mặt cho nhà máy nước là một trong những điều kiện quan trọng trong quá trình vận hành quy trình xử lý nước cấp của nhà máy cũng như để kịp thời phát hiện sự cố bất thường đối với chất lượng nguồn nước để có các biện pháp xử lý, ứng phó phù hợp nhằm bảo đảm chất lượng nước cấp cho người dân luôn đạt yêu cầu theo quy định, bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dân sử dụng nước.
Do vậy, biện pháp quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước hiệu quả nhất là lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động, liên tục để kịp thời có các biện pháp xử lý, ứng phó trong an toàn cấp nước sinh hoạt. Các thông số quan trắc tối thiểu gồm: pH, độ đục, COD, tổng Nitơ, tổng Phốt pho và độ mặn (đối với nhà máy lấy nước ở khu vực ảnh hưởng triều), ngoài ra, chủ công trình có thể bổ sung các thông số khác tùy thuộc vào điều kiện chất lượng nguồn nước mặt tại vị trí lấy nước của nhà máy.
Bên cạnh đó cũng cần có quan trắc định kỳ với các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và quy định tại Điều 8 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Theo đó, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TSS, DO, COD, BOD5, NH4+; lựa chọn Tổng Nitơ hoặc NO3-; lựa chọn Tổng Phôtpho hoặc PO43; tổng Coliforms với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Đồng thời, tùy thuộc vào đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để thực hiện quan trắc với tần suất phù hợp./.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật tài nguyên nước năm 2012 thì “Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước … phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì: “Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư”. Đồng thời, trong các quy định về căn cứ cấp phép (Điều 19), điều kiện cấp phép (Điều 20) và thành phần hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển (Điều 32) không quy định điều kiện về đánh giá tác động môi trường. Do đó, thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho Dự án hồ chứa nước của Công ty như trên là phù hợp theo quy định.
Trân trọng!
Trường hợp Công ty có nhu cầu hoạt động trở lại thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng mới theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định 82/2017/NĐ-CP và Nghị định số 41/2021/NĐ-CP nêu trên./.
Trường hợp như bà nêu trên thì phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Về mẫu đơn, nội dung báo cáo theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định về việc đăng ký khai thác tài nguyên nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước./.
Trân trọng!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 2 là chủ giấy phép thì phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Trường hợp Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Kạn muốn được nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; hồ sơ cấp lại theo quy định tại Điều 34, trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép theo quy định tại Điều 36 Nghị định 201/2013/NĐ-CP; mẫu đơn số 11 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước./.
Đồng thời, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường thì Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh./.
Khoản 2 Điều này cũng quy định thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.
Trường hợp sử dụng giếng khai thác đã có trước đây của công trình như ông nêu trên thì thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với trường hợp đã có công trình khai thác. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước./.
Pháp luật về tài nguyên nước không quy định căn cứ để xác định quy mô khai thác, sử dụng nước của công trình mà chỉ quy định quy mô và mục đích khai thác, sử dụng nước không phải đăng ký, không phải xin phép và thẩm quyền cấp phép, cụ thể như sau:
1. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước quy định rõ quy mô và mục đích khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép.
2. Tại Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ vào quy định trên và những quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước có liên quan, Công ty ông có thể áp dụng cho phù hợp./.
Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt chỉ quy định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất quy mô trên 10 m3/ngày đêm trở lên, không quy định phạm vi đối với công trình dưới 10 m3/ngày đêm.
Vậy đối với công trình quy mô dưới 10m3/ngày đêm, để bảo vệ tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân có thể căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, sơ đồ bố trí công trình, hiện trạng sử dụng đất... để áp dụng khoảng cách phù hợp, bảo đảm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nước./.
Công trình khai thác nước dưới đất như nội dung ông nêu trên là công trình cấp nước sinh hoạt, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép và thuộc Vùng hạn chế 3 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất (vùng đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước).
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP thì biện pháp hạn chế khai thác đối với công trình nằm trong Vùng hạn chế 3 là: “Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước”. Do vậy, đơn vị của ông được phép khoan thay thế giếng khoan phải di dời để tiếp tục khai thác nước dưới đất theo quy định của giấy phép và đề nghị ông liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá để được hướng dẫn cụ thể./.
Theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất với công trình có lưu lượng từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm. Vì vậy, việc khai thác dưới đất của gia đình ông/bà không thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép.
Tuy nhiên, ông/bà cần căn cứ Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt để thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất trước khi tiến hành khoan giếng nếu khu vực dự kiến thi công xây dựng giếng nằm trong trong phạm vi khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.
Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt chỉ quy định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất quy mô trên 10 m3/ngày đêm trở lên, không quy định phạm vi đối với công trình dưới 10 m3/ngày đêm. Vậy đối với công trình quy mô dưới 10 m3/ngày đêm, để bảo vệ tài nguyên nước, có thể căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, hiện trạng sử dụng đất... để áp dụng khoảng cách phù hợp, bảo đảm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nước.
Trong quá trình thi công, khai thác nước dưới đất tại giếng cần đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 4, Điều 8 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất./.
Từ ngày 01/01/2022, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được giải quyết theo quy định về thủ tục cấp giấy phép môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn về việc thực hiện nên chưa có căn cứ giải quyết các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước nộp trước ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực.
Do vậy, cơ quan cấp phép sẽ tạm dừng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước cho đến khi có hướng dẫn cụ thể. Cơ quan cấp phép sẽ thông báo lại việc thẩm định hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép sau khi có hướng dẫn./.
Theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước thì Công ty có thể thực hiện theo một trong ba phương án như sau:
Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 36/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản./.
"4.Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày 01 tháng 9 năm 2017, tính từ ngày 01 tháng 9 năm 2017 đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực".
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với hồ chứa nêu trên sẽ được kê khai tính tiền từ ngày Nghị định số 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (tức là ngày 01/9/2017).
Vì vậy, căn cứ vào quy định trên, ông có thể kiểm tra nhà máy có nằm trong quy hoạch không, lưu lượng của nhà mấy là bao nhiêu và các thông tin liên quan khác để được cấp phép.