Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

BÀI PHÁT BIỂU CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN ĐỐI THOẠI CẤP CAO “NƯỚC VÌ HỢP TÁC”

Thứ sáu - 24/03/2023 09:39
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên đối thoại

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên đối thoại

Nằm trong khuôn khổ tổ chức các hoạt động tại Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023, ngày 23/3 (theo giờ New York), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có bài phát biểu tại Phiên đối thoại cấp cao “Nước vì hợp tác”. Trang thông tin điện tử Cục Quản lý tài nguyên nước trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà:

BÀI PHÁT BIỂU CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN ĐỐI THOẠI CẤP CAO NƯỚC VÌ HỢP TÁC”
New York, ngày 23 tháng 3 năm 2023
 
- Thưa Chủ tọa Hội nghị,

- Thưa các quý vị đại biểu, các quý Bà, quý Ông,

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi trân trọng cảm ơn Ban Tổ chức đã mời Việt Nam phát biểu với chủ đề hợp tác nước xuyên biên giới tại Phiên đối thoại cấp cao quan trọng này.

Thưa các quý vị đại biểu,

Hiện nay, khoảng 40% dân số toàn cầu đang sinh sống tại các lưu vực sông, hồ xuyên biên giới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, suy giảm hệ sinh thái tự nhiên ngày càng nghiêm trọng, việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững, gây ô nhiễm môi trường đang làm cho các lưu vực sống và nước xuyên biên giới chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Đấy còn chưa kể đến nguy cơ tiềm ẩn phát sinh mâu thuẫn, thậm chí là những tranh chấp, xung đột vũ trang do các lưu vực sông ngày càng bị thu hẹp, nước xuyên biên giới ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nhưng tại diễn đàn này, tôi muốn nêu ra một số nguyên nhân chính, đó là: chúng ta còn thiếu một khuôn khổ pháp lý toàn diện để thúc đẩy hợp tác, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các quốc gia trong lưu vực; chưa quy hoạch, quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước xuyên biên giới theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp theo lưu vực. Mỗi quốc gia khai thác, sử dụng nước xuyên biên giới theo ưu tiên riêng của mình (phát triển thủy điện, chuyển nước…), không coi sông xuyên biên giới là một thực thể thống nhất.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên đối thoại cấp cao “Nước vì hợp tác”

Qua đó, tôi muốn chia sẻ, gợi mở một số giải pháp để chúng ta trao đổi nhằm thúc đẩy hợp tác nước xuyên biên giới, cụ thể như sau:

Một là, tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn cầu và khu vực về nước xuyên biên giới để điều phối việc hợp tác, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước, dòng chảy, phù sa bùn cát.

Hai là, áp dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp, thuận thiên, coi nguồn nước xuyên biên giới là một thực thể thống nhất trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên này; tăng cường cơ chế tham vấn công khai, công bằng giữa các nước đối với các chương trình, dự án có tác động đến dòng chảy, địa hình, tài nguyên đa dạng sinh học.

Ba là, tài nguyên nước xuyên biên giới gắn liền với sinh kế, các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa, tinh thần của các cộng đồng dân cư [trong lịch sử các nền văn minh lớn của nhân loại: sông Hằng, sông Hoàng Hà, Lưỡng Hà và Ai Cập đều gắn liền với các lưu vực sông], hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, do đó, việc hợp tác khai thác, sử dụng cũng cần tính toán đảm bảo sinh kế, các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống và hệ sinh thái gắn với nước xuyên biên giới.

Bốn là, cần hình thành nên các cơ quan, tổ chức thuộc Liên hợp quốc để điều phối, hỗ trợ về khoa học, công nghệ và tài chính các quốc gia trong việc xây dựng, thực hiện quy hoạch sử dụng; cần có cơ chế tài chính để thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia; hình thành các cơ chế hòa giải, cơ quan trọng tài để phân định trách nhiệm và giải quyết các mâu thuẫn, thậm chí xung đột trong quá trình khai thác, sử dụng nước xuyên biên giới.

Năm là, cần có hệ thống quan trắc cả về chất lượng và số lượng kết hợp với quan trắc khí tượng thủy văn, địa hình lòng sông, giám sát hoạt động khai thác và sử dụng; hình thành cơ sở dữ liệu chia sẻ, dùng chung toàn cầu về nước xuyên biên giới và các lưu vực sông phục vụ việc quy hoạch, khai thác và sử dụng bền vững.

Cuối cùng, cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức trong cách ứng xử của các quốc gia đối với nước xuyên biên giới, bên cạnh việc áp dụng tiêu chí “dấu chân nước” trong sản xuất, tiêu dùng, thương mại và đầu tư toàn cầu nhằm tăng cường trách nhiệm của các quốc gia trong bảo vệ, sử dụng tài nguyên quý giá này.


Phó Thủ tướng đã trao đổi với các diễn giả về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý gắn với thiết lập chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước


Phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước thu hút rất đông sự tham gia của các trưởng đoàn của nhiều quốc gia có các dòng sông xuyên biên giới chảy qua


Thưa quý vị đại biểu,

Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng và triển khai nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về tài nguyên nước, đặc biệt là các quốc gia có sử dụng chung nguồn nước để cùng giải quyết các vấn đề về nước.

Là thành viên trách nhiệm của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế, Việt Nam luôn chủ động, tích cực thúc đẩy hợp tác với thành viên, các đối tác đối thoại, đối tác phát triển của Uỷ hội; đề xuất mở rộng, thiết lập quan hệ đối tác với các tổ chức lưu vực sông khác. Việt Nam cam kết sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với các tổ chức, các đối tác quốc tế, nhất là các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế, các quốc gia tham gia Cơ chế hợp tác Mê Công-Lan Thương để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về nước xuyên biên giới.

Trân trọng cảm ơn./.

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 93


thoi trang cong so Hôm nay : 29764

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1210331

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49403518

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi