Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Bài phát biểu của Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tại Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2016

Thứ bảy - 26/03/2016 23:48
Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Sáng 22/3/2016, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ Mít tinh quốc gia hưởng ứng ngày Nước thế giới 2016. Trang thông tin Cục Quản lý tài nguyên nước trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu của Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam về mối quan hệ giữa Nước - Việc làm và vai trò của nước đối với phát triển kinh tế xã hội tại Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2016:

- Thưa ông Trịnh Văn Chiến, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hóa,
- Thưa ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
- Thưa các quý vị đại biểu,

Hôm nay, tôi rất vinh dự tham dự một trong những sự kiện chính của chuỗi các hoạt động kỷ niệm Nước thế giới năm 2016.  Có thể thấy Ngày Nước Thế giới là cơ hội để tất cả chúng ta cùng xem xét những vấn đề nổi cộm hiện đang ảnh hưởng tới tài nguyên nước ở từng địa phương đến cả nước và trên toàn thế giới. Ngân hàng Thế giới cũng khuyến khích mọi cơ hội tham gia vào chủ đề của năm nay: Mối quan hệ giữa nước – việc làm và vai trò của nước đối với phát triển kinh tế - xã hội qua đó giúp lãnh đạo các cấp hiểu rõ hơn về các giải pháp và hướng tiếp cận tổng hợp đối với các vấn đề liên quan đến nước, vai trò quan trọng của nước tới sự phồn thịnh của xã hội và phát triển kinh tế.


Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam phát biểu tại Lễ Mít tinh

Không có nước, con người không thể sinh tồn và phát triển thịnh vượng. Mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những thập kỷ vừa qua, nhưng vẫn còn 663 triệu người trên trái đất vẫn không có đủ nước để uống. Thậm chí khoảng 2.4 tỷ người không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh đảm bảo, và 1 tỷ người trong số đó không có nhà vệ sinh. Đây là nguyên nhân gây ra các trường hợp tử vong không thể tránh khỏi, trong đó hầu hết là trẻ em và điều này cũng khiến bệnh dịch ngày càng lây lan phát tán, gây trì trệ và tạo gánh nặng cho nền kinh tế và cho xã hội.

Trên toàn thế giới, tranh chấp nguồn nước đang diễn ra giữa các ngành kinh tế. Nông nghiệp là ngành sử dụng nước lớn nhất, chiếm khoảng 70% tổng lượng nước khai thác trên toàn thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những ngành sử dụng và gây ô nhiễm nước lớn. Tại một số nước phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất dự đoán sẽ tăng 400% từ năm 2000 tới năm 2050. Đô thị hoá là một trong những thách thức phát triển quan trọng, đặc biệt tại Việt Nam, và là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước. Hệ thống cung cấp nước ở các thành phố đang bị rõ rỉ lớn trong khi hệ thống xử lý nước thải thường không đáp ứng đủ với nhu cầu sử dụng, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước.



Hiện nay, nhiều vùng trên thế giới đang phải chịu áp lực về nước do phát triển kinh và tăng trưởng dân số. Trên thực thế, 2.5 tỷ người (36% dân số thế giới) hiện đang sinh sống tại những khu vực này và hơn 20% GDP toàn cầu được sản xuất tại những vùng đang trong cảnh thiếu và bấp bênh về nước.

Biến đổi khí hậu cũng ngày càng tạo sức ép đối với tài nguyên nước ở những nơi chịu ảnh hưởng như thay đổi lượng mưa dẫn tới thiếu nước và hạn hán, lũ lụt, từ đó gây thiệt hại về con người và kinh tế.  Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trong những ngày vừa qua, tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở mức kỷ lục đang diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, chúng ta hiện đang chứng kiến một trong những đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất tại Đồng Bằng sông Cửu Long trong 100 năm trở lại đây. Các giải pháp hành động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cần phải được tiến hành và đây là một phần nằm trong Chiến lược ứng phó với vấn đề thiếu nước của Việt Nam.

Nước và Việc làm

Đầu tư vào nước sẽ giúp tạo ra việc làm và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh tế. Nước cũng là một nhân tố chính khuyến khích và tạo ra việc làm. Thiếu nước, kể cả các công ty nhỏ hay tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới đều không thể vận hành được. Nông trại, cơ sở nông nghiệp, nhà máy nặng lượng, lắp ráp vi tính hay sản xuất sắt thép theo nhiều cách khác nhau đều phụ thuộc vào nước. Thiếu nước hạn chế khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn các nhà đầu tư  của tỉnh và thành phố đặc biệt ở những nơi đang rất cần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nước và Phát triển Kinh tế Xã hội

Nếu chúng ta chọn giải pháp là làm ngơ trước thực tế là chúng ta đang thiếu nước thì số người chịu ảnh hưởng sẽ tăng gấp đôi từ 2.4 lên 4.8 tỷ người. Tới 2050, trong điều kiện vận hành sản xuất bình thường, áp lực về nguồn nước đe doạ khoảng hơn một nửa tổng sản lượng lúa và 63 nghìn tỷ đô la Mỹ tổng sản phẩm quốc nội. Trong một cuộc điều tra gần đây về mối đe doạ của nước đối với nền sản xuất lớn, kết quả đã chỉ ra rằng, nước làm một trong những mối đe doạ lớn nhất của mọi nền sản xuất.

Đối với một thế giới đang phát triển, thiếu nước và các điều kiện vệ sinh đang kiềm chế phát triển kinh tế tại những nơi đang rất cần nước. Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ ra rẳng ở những quốc gia có những biện pháp cải thiện cấp nước sẽ ngăn chặn được các căn bệnh lây lan do nước gây ra, góp phần nâng cao điều kiện sống,  từ đó góp phần đáng kể tới phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.

Tại Việt Nam, điều kiện vệ sinh không bảo đảm có thể gây ra thiệt hại về kinh tế rất đáng kể. Ước tính, tổn thất tài chính tính toán dựa trên những tổn thất về thu nhập hoặc chi tiêu phát sinh do điều kiện vệ sinh không đảm bảo đảm  vào khoảng 0.5% GDP hàng năm, trong khi đó, thiệt hại về phúc lợi xã hội tương đương với 1.3% GDP.

Các Dự án Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới tại Thanh Hoá

Tôi rất vui thông báo rằng tại Thanh Hóa trong khuôn khổ Dự án Phát triển Cấp Nước Đô thị Việt Nam, đã có thêm 37.000 người được tiếp cận với với nguồn nước sạch và 2.500 người có điều kiện vệ sinh được cải thiện. Bên cạnh đó, với Dự án Xây dựng và Cải tạo Hệ thống thoát nước thành phố Bỉm Sơn thuộc dự án cấp nước và nước thải đô thị Việt Nam. khoảng 42.000 người sẽ hưởng lợi ích từ những cải thiện của dịch vụ nước thải và khoảng 1.000 héc ta diện tích thành phố sẽ được bảo vệ khỏi lũ lụt.

Xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các quý vị đại biểu đã tới đây ngày hôm nay.
 

Tác giả bài viết: dwrm

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi