Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Họp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật , tháo gỡ bất cập cản trở đến hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội

Thứ ba - 03/08/2021 20:35
Vụ Pháp chế Bộ TN&MT báo cáo thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TN&MT

Vụ Pháp chế Bộ TN&MT báo cáo thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TN&MT

Sáng 3/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì cuộc họp trực tuyến nghe các đơn vị báo cáo công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quản lý, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Tham dự cuộc họp có các lãnh đạo Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ; các Tổng cục, các Cục; Thanh tra Bộ, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Văn phòng Bộ.
 
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế cho biết, thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 01/07/2021, Bộ trưởng giao các đơn vị trực thuộc khẩn trương, nghiêm túc thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, xác định những nội dung vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn và đang cản trở hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Vụ Pháp chế đã chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, xác định những nội dung vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn và đang cản trở hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.


Vụ Pháp chế Bộ TN&MT báo cáo thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TN&MT
 
Kết quả rà soát cho thấy, có 05 luật, 09 nghị định, 11 thông tư thuộc lĩnh vực được giao quản lý còn vướng mắc, bất cập; 13 luật, 05 nghị định, 06 thông tư với 40 nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành khác có bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
 
Tại cuộc họp, các đơn vị cũng báo cáo với Lãnh đạo Bộ những giải pháp, đề xuất các phương án về sửa đổi một số văn bản pháp luật pháp luật liên quan đến các lĩnh vực như đất đai, khoáng sản, tài nguyên biển, khí tượng thủy văn… để chủ động tháo gỡ các vướng mắc, bất cập đang cản trở đến hoạt động phát triển kinh tế, thực hiện “mục tiêu kép”.
 
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị cần tham mưu nhiều hơn nữa cho Lãnh đạo Bộ để cùng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn hiện nay. Theo Bộ trưởng, những nội dung đề xuất cần tháo gỡ trong văn bản quy phạm pháp luật phải là những vấn đề lớn, có ảnh hưởng đến nhiều địa phương, là vấn đề thời sự, cấp bách; những vấn đề về chính sách pháp luật đang vướng mắc, chồng chéo và những nội dung pháp luật chưa quy định…
 
Bộ trưởng lưu ý, các đơn vị cần nghiên cứu kỹ để việc “một văn bản sửa nhiều văn bản” không ảnh hưởng đến luật hiện hành, văn bản dưới luật và phải tuân thủ quy định của luật pháp. Việc sửa đổi phải thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, nếu không có tính khả thi thì kiến nghị rà soát các văn bản luật khác để sửa đồng bộ.
 
Bộ trưởng đề nghị Vụ Pháp chế tiếp tục rà soát, tham mưu báo cáo Lãnh đạo Bộ lựa chọn các văn bản pháp luật, sàng lọc đúng với các tiêu chí của Văn phòng Chính phủ để Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi bổ sung các Luật, một số điều của một số Luật (kèm theo hồ sơ), góp phần tháo gỡ bất cập, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, chung tay cùng cả nước vượt khó khăn. 
 
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị các đơn vị tâp trung rà soát các văn bản pháp luật về tài nguyên và môi trường, bám sát các tiêu chí theo chỉ đạo của Bộ trưởng, ưu tiên những vấn đề thực sự cấp bách, khả thi. Trong đó cần đề xuất cụ thể các phương án; phân tích, đánh giá, bât cập, nêu rõ lý do sửa đổi; đánh giá tác động (về kinh tế xã hội, tính đồng bộ pháp luật); đồng thời dự thảo luôn nội dung cần sửa đổi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp để trình Bộ trưởng đúng quy định.
 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 169

Khách viếng thăm : 132


thoi trang cong so Hôm nay : 16873

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 16873

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49504008

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi