Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Một số biện pháp trước mắt bảo vệ tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chủ nhật - 17/05/2009 04:12
Ngày 14 tháng 5 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 1552/BTNMT-TNN gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và Thành phố Cần Thơ đề nghị chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện xử lý, trám lấp giếng khoan không sử dụng và thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Văn bản nêu rõ, tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng khá lớn và là nguồn chủ yếu để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện nay, việc khai thác nước dưới đất ở trong vùng đang phát triển rất mạnh. Ước tính mỗi tỉnh có từ vài nghìn đến hàng chục nghìn giếng khoan, có tỉnh có trên 100 nghìn giếng khoan, đang khai thác nguồn nước dưới đất để phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Một số nơi, nhất là khu vực ven biển còn khai thác nước dưới đất (cả nước ngọt và nước mặn) để nuôi trồng thủy sản. Do khai thác nước chưa hợp lý, thiếu quy hoạch, một số khu vực tập trung quá nhiều công trình khai thác đã làm cho mực nước của một số tầng chứa nước bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi phục, làm ảnh hưởng đến các công trình khai thác hiện có và đe dọa đến tính bền vững của tài nguyên nước dưới đất trong Vùng. Bên cạnh đó, điều kiện địa chất thủy văn ở trong Vùng cũng rất phức tạp: nước ngọt và nước mặn đan xen nhau, nhiều tấng chứa nước có chiều sâu lớn, nhiều giếng khoan bị hư hỏng, không còn sử dụng nhưng chưa được trám lấp kịp thời đang là nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm, xâm nhập mặn các tầng chứa nước.
Để có những biện pháp kịp thời bảo vệ tài nguyên nước phục vụ khai thác, sử dụng lâu dài nguồn nước dưới đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT về việc xử lý, trám lấp các giếng khoan không sử dụng và Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT về quy định bảo vệ nước dưới đất, trước mắt cần tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:
Một là, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, nhất là việc lập và quản lý vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác, xây dựng các giếng quan trắc, lắp đặt thiết bị quan trắc và thực hiện chế độ quan trắc tại công trình khai thác theo quy định. Tập trung thực hiện trước đối với các khu đô thị, khu công nghiệp, vùng khai thác tập trung và các khu vực khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản.
Hai là, thống kê hiện trạng khai thác nước dưới đất. Lập danh sách các công trình thuộc diện phải có giấy phép và tổ chức thực hiện tốt công tác cấp phép, đảm bảo đến cuối năm 2009 cơ bản hoàn thành việc cấp phép đối với các công trình hiện có. Đối với những vùng không nằm trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, hoặc chưa có quy hoạch và những vùng có nguồn nước  dưới đất (nước ngọt) hạn chế, khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt và chưa được điều tra, đánh giá chi tiết thì phải hạn chế hoặc đình chỉ các hoạt động khai thác nước dưới đất (nước ngọt) để nuôi trồng thủy sản.
Ba là, xác định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, phê duyệt và công bố để người dân, doanh nghiệp trên địa bàn biết và thực hiện. kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất theo quy định, nhất là các hoạt động khai thác nước dưới đất và khoan giếng trong các vùng đó.
Bốn là, lập danh sách các giếng khoan thuộc diện phải trám lấp. Xây dựng phương án, kế hoạch, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện việc trám lấp giếng ngay trong năm 2009; ưu tiên thực hiện trước đối với các giếng khoan có chiều sâu lớn, ở khu vực có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn cao. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc trám lấp các giếng khoan không sử dụng và việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào vào lòng đất, nhất là biện pháp cáh lý các tầng chứa nước trong thiết kế, thi công giếng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu các đơn vị trong quá trình cần đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với Cục Quản lý tài nguyên nước để phối hợp giải quyết./.


Tác giả bài viết: Văn Tuấn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi