Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác quản lý tài nguyên nước

Thứ năm - 25/03/2021 22:44
Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại buổi làm việc

Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại buổi làm việc

Chiều ngày 25/3, Thứ trưởng Lê Công Thành cùng đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì về công tác quản lý tài nguyên nước. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các đơn vị của hai Bộ.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã nghe các đơn vị báo cáo về các chức năng, nhiệm vụ đang triển khai của hai Bộ liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước.


Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại buổi làm việc
 
Báo cáo tại buổi làm việc về vấn đề cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình thủy lợi, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, theo quy định của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì các công trình thủy lợi nếu chỉ khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp và sinh hoạt mà không có phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp thì không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
 
Đối với các công trình thủy lợi ngoài nhiệm vụ chính là cấp nước cho thủy lợi, có thêm nhiệm vụ chỉ tạo nguồn cấp công nghiệp, nhà máy nước, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp thì: (1) nếu xin cho cả mục đích phải nộp tiền thì chủ công trình thủy lợi sẽ đứng ra nộp tiền cấp quyền cho các đơn vị sử dụng nước hoặc (2) các đơn vị sử dụng nước xin cấp phép riêng cho mục đích của mình và phải nộp tiền cấp quyền theo quy định. 


Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại buổi làm việc
 
Tại buổi làm việc, liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ chất lượng nước hệ thống công trình thủy lợi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường Hoàng Văn Thức cũng cho biết, hiện nay, chất lượng nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đều bị suy giảm, nhiều hệ thống chất lượng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không đảm bảo chất lượng nước tưới cho cây trồng. Đặc biệt, nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đoạn chảy qua các khu vực đô thị, làng nghề hầu hết đã bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nhiều đoạn kênh mương đã trở thành nơi chứa nước thải. Bên cạnh đó, tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải chưa qua xử lý xuống lòng sông, kênh mương gây tắc nghẽn dòng chảy khá phổ biến. 
 
Theo ông Hoàng Văn Thức, hệ thống công trình thủy lợi là một công trình khai thác, sử dụng nước. Nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi và nguồn nước sông, suối, hồ, ao là một hệ thống liên thông. Nguồn nước trong nhiều hệ thống công trình thủy lợi hiện nay bị ô nhiễm rất nghiêm trọng và đang hàng giờ xả một lượng lớn vào các nguồn nước sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước diện rộng từ thượng lưu đến hạ lưu của một lưu vực sông. Do vậy, việc quản lý, bảo vệ nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ nguồn nước trên lưu vực sông.
 
Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã theo hướng kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh nước thải, đặc biệt là đối với các nguồn thải xả vào các khu vực nguồn nước không còn khả năng chịu tải. Hệ thống công trình thủy lợi cần phải được xem như một nguồn xả nước thải vào lưu vực sông cần được kiểm soát. Tuy nhiên, hệ thống cũng là một loại công trình để điều tiết, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
 
“Để thực hiện tốt công tác bảo vệ chất lượng nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện một số giải pháp quan trọng như kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thông qua công tác thanh tra, kiểm và giám sát các nguồn phát sinh nước thải. Đối với các hệ thống công trình thủy lợi bị ô nhiễm nghiêm trọng xem xét, kiến nghị không cho phép đầu tư các dự án mới có lượng nước thải lớn hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cao xả thải vào hệ thống công trình; đầu tư xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt xả trực tiếp vào các hệ thống công trình thủy lợi như hiện nay; kiểm soát nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để có giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi; không quy hoạch các khu xử lý, bãi chôn lấp rác thải ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước hệ thống công trình thủy lợi; tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng thải chất thải rắn bừa bãi, gây ô nhiễm nguồn nước, tắc nghẽn dòng chảy trong hệ thống công trình; nghiên cứu, rà soát chức năng cũng như quy trình vận hành của các hệ thống công trình thủy lợi để thay đổi, cải tạo, nâng cấp hệ thống để đảm bảo ngoài chức năng trữ nước, tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, chức năng tiếp nhận, thoát nước thải, đồng thời, còn đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước trong hệ thống công trình; đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn thải, số lượng và chất lượng nước tưới tiêu trên các hệ thống công trình thủy lợi để cảnh báo ô nhiễm và phục vụ công tác vận hành giảm thiểu, cải thiện chất lượng nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi.” - Ông Thức kiến nghị.


Toàn cảnh buổi làm việc 
 
Phát biểu tại cuộc họp về nội dung liên quan đến Đề án an ninh nguồn nước, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; giao Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng Đề án “An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045". Tuy nhiên, ở đây cần phải phân biệt rõ, nội dung đề án do Bộ NN&PTNT chủ trì triển khai là an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập là để phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp. Còn Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia sẽ được triển khai với nội dung bao quát, toàn diện về tài nguyên nước Việt Nam nhằm xác định những nguy cơ về an ninh nguồn nước, các vấn đề và nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết các vấn đề cơ bản của an ninh nguồn nước quốc gia. 
 
Cũng tại buổi làm việc, Bộ TN&MT đã giải đáp, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của các chủ công trình thuỷ lợi trong việc chấp hành quy định về tài nguyên nước, đất đai, môi trường... nhất là việc tuân thủ khai thác sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép theo quy định.
 
Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) phối hợp với Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) thành lập tổ công tác để tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các công trình thuỷ lợi, nhất là các hồ thuỷ lợi đa mục tiêu.
 
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng thống nhất Bộ NN&PTNT chỉ xây dựng nội dung an ninh nguồn nước cho công trình thủy lợi và ngành nông nghiệp, những nội dung khác sẽ chuyển cho Bộ TN&MT để xây dựng trong Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.  
 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 112

Khách viếng thăm : 132


thoi trang cong so Hôm nay : 17614

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 17614

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49504749

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi