Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Cần coi trọng các biện pháp công trình và phi công trình để phát triển bền vững tài nguyên nước Việt Nam

Thứ sáu - 05/06/2009 22:42
Sông Cầu

Sông Cầu

Ô nhiễm nước ở các lưu vực sông (LVS) đang gia tăng nhưng việc quản lý lại chưa đáp ứng về mặt tổ chức, về năng lực, trang thiết bị, chế tài quản lý và thiếu nguồn kinh phí để xử lý... nên nguy cơ ô nhiễm còn có thể mở rộng. Điều này đang phá hủy các nguồn nước sạch quý hiếm mà sau này muốn phục hồi sẽ rất tốn kém. Mặc dù Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 4/2006 đã đặt nhiệm vụ về bảo vệ tài nguyên nước lên hàng đầu, tiếp đó mới là các nhiệm vụ về khai thác sử dụng và phát triển tài nguyên nước, nhưng đến nay, tài nguyên nước trên các LVS vẫn bị suy thoái.
Trong khi các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước khuyến cáo ngưỡng khai thác được phép tại các quốc gia chỉ nên giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy, thì tại hầu hết các tỉnh miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy về mùa khô khiến dòng chảy ở các LVS ngày càng cạn kiệt. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác quá mức nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên cả 7 - 8 LVS lớn của Việt Nam, như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai...

Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước, nhất là về mùa khô, điển hình nhất là ở sông Nhuệ, sông Thị Vải (tại 15 cây số sau Nhà máy Bột ngọt Vedan) của sông thị Vải, dòng sông ở đây thực sự đã chết…

Nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên nước LVS ở Việt Nam: Do gia tăng nhanh về dân số, do khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt. Ngoài ra, các hồ thủy điện lớn khi vận hành chỉ nhằm phục vụ cho phát điện cũng gây cạn kiệt dòng chảy cho hạ lưu; do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn. Suy thoái nguồn nước cũng là do sự biến đổi khí hậu dẫn tới khô hạn ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia ngành nước, để phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, giảm thiểu khó khăn về suy thoái tài nguyên nước cho các LVS, cần coi trọng các biện pháp công trình như xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý. Đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung và hạ lưu các LVS nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trình dòng chảy môi trường; trong điều kiện cần thiết và cho phép nên phải xây dựng các công trình chuyển nước lưu vực để giải quyết cho những vùng khan hiếm nước mà các nguồn nước trong lưu vực không đáp ứng được… Phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đối với sông nội đô cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm xử lý; đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung và phân tán. Trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.

Bên cạnh đó, các biện pháp phi công trình (các biện pháp về quản lý) như quy hoạch các LVS, xây dựng các văn bản và chính sách về thuế tài nguyên nước, phí ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước cũng cần được nhanh chóng tiến hành.





Tác giả bài viết: Mai Dung

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi