Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, trong Quý I năm 2021, công tác cải cách hành chính của Cục đã đạt được nhiều kết quả tích cực được thể hiện trên các mặt công tác như: công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế; cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính, cụ thể:
Trong công tác chỉ đạo điều hành, Cục đã chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, trọng tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động của Cục gắn với Kế hoạch thông tin, tuyên truyền hằng năm về công tác cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền cải cách hành chính với việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Cục.
Chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính trong mọi hoạt động của Cục, đặc biệt trong hoàn thiện thể chế, việc áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý hồ sơ công việc, trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; triển khai và tổ chức kiểm tra, đôn đốc kịp thời việc thực hiện các chủ trương, biện pháp về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức về cải cách hành chính trong cơ quan, đơn vị mình quản lý.
Bên cạnh đó, Cục thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy.
Về cải cách thể chế, căn cứ chương trình công tác năm 2021, Cục đã tích cực chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật Tài nguyên nước để kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Thực hiện tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 và xây dựng, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, sửa đổi bổ sung Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyênthông tư quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; Đề án tổng Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025. Xây dựng và thực hiện đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.
Về cải cách thủ tục hành chính, trong Quý I năm 2021, Cục tiếp tục rà soát, thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo các Nghị quyết số 68/NQ-CP liên quan đến cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2020 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ. Tiếp tục cập nhật các 3 thủ tục hành chính còn thiếu, mới ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung, bảo đảm công khai, minh bạch và chính xác của thủ tục hành chính.
Việc ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đã rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Theo đó, tổng thời gian của các Quy trình nội bộ đã giảm từ 45 ngày theo quy định xuống còn 40 ngày đối với quy trình cấp mới giấy phép; giảm từ 35 ngày theo quy định xuống còn 33 ngày đối với Quy trình điều chỉnh, gia hạn giấy phép và giảm từ 20 ngày theo quy định xuống còn 17 ngày đối với quy trình cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Đồng thời, Cục Quản lý tài nguyên nước tích cực triển khai Nghị định về thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tập trung triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất. Tính đến ngày 15/3/2021, Cục đã thẩm định và trình Bộ phê duyệt 724 hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tổng số tiền trên 10.667 tỷ đồng (trong đó năm 2021 số tiền là 1.184 tỷ đồng).
Chỉ đạo tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và đối với 14 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo Quyết định số 2568/QĐ-BTNMT, ngày 20 tháng 10 năm 2017, tính đến ngày 15/3/2021, Cục tiếp nhận và thẩm định 38 hồ sơ, trả kết quả 35 thủ tục (trong đó 31 thủ tục chuyển tiếp năm 2021) đảm đúng thời gian, quy trình theo quy định. Thực hiện bảo đảm 100% TTHC xử lý trên môi trường mạng; thực hiện tiếp nhận và thẩm định 09 thủ tục hành chính trực tuyến cấp độ 4, đã trả kết quả 04 thủ tục (trong đó 02 thủ tục chuyển tiếp năm 2020).
Tiếp tục tổ chức thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ; Sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục, bao gồm các đơn vị tổ chức hành chính và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục theo hướng tinh gọn, đồng bộ, thống nhất để nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, đặc biệt trong giải quyết TTHC; cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua hệ thống phần mềm “Dịch vụ công một cửa” tích hợp trên cổng Thông tin điện tử của Bộ theo lộ trình và kế hoạch của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực tài nguyên nước; phối hợp với Văn phòng tiếp nhận và Trả kết quả của Bộ công khai giải đáp chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường liên quan đến tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua môi trường mạng hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính công ích…
Báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước cũng cho biết, trong Quý II năm 2021, Cục sẽ triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cho toàn thể cán bộ, công hức, viên chức và người lao động; tổ chức và triển khai các phong trào thi đua thực hiện công tác cải cách hành chính của Cục; thực hiện triển khai xác định, phân tích, đánh giá sử dụng có hiệu quả Chỉ số CCHC theo hướng dẫn của Bộ.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng về công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; nâng cao ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm thi hành công vụ của công chức, viên chức và người lao động trong Cục.
Tiếp tục vận hành và duy trì thông suốt hoạt động các đường dây nóng: đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; Đề án tổng Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025. Xây dựng và thực hiện đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.
Triển khai xây dựng các Trạm quan trắc tài nguyên nước; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng.
Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy.
Hướng dẫn các địa phương trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước; quan trắc, giám sát hoạt động khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhất là tưới, thực hiện chính sách thu tiền khai thác nước ngầm để tưới cây theo quy định của Luật để chống lãng phí nguồn nước.
Đẩy mạnh công tác cấp phép tài nguyên nước; kiểm tra, thanh tra theo chuyên đề và chuyên sâu trên địa bàn từng tỉnh, xử lý triệt để các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tăng cường vai trò quản lý, giám sát các hoạt động khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, đặc biệt là đối với việc vận hành liên hồ chứa….