Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Cục Quản lý tài nguyên nước: Nỗ lực tạo ra những bước tiến mới trong công tác quản lý tài nguyên nước

Thứ năm - 11/06/2009 22:13
Cục Quản lý tài nguyên nước: Nỗ lực tạo ra những bước tiến mới trong công tác quản lý tài nguyên nước

Cục Quản lý tài nguyên nước: Nỗ lực tạo ra những bước tiến mới trong công tác quản lý tài nguyên nước

Nước là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Vì tầm quan trọng đặc biệt mà từ lâu nước đã được xem là tài nguyên thiên nhiên của nhân loại và của mỗi quốc gia. Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của nước mà bước sang thế kỷ 21 cộng đồng quốc tế đã xem nước là tài nguyên quan trọng thứ 2 sau tài nguyên con người.
Ngày 20 tháng 5 năm 1998, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Tài nguyên nước. Luật Tài nguyên nước ra đời đánh dấu một mốc quan trọng về những nỗ lực của Nhà nước ta trong quản lý tài nguyên nước. Năm 2002, cùng với sự thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã được giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước. Đây là bước tiến rất quan trọng trong xu hướng đúng đắn khi phân tách giữa các chức năng về quản lý nhà nước và các chức năng bảo đảm dịch vụ về tài nguyên nước. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập và kiện toàn Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước – Cơ quan tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề quan trọng về tài nguyên nước.

Kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã có những chuyển biến tích cực. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, công tác hoàn thiện thể chế về tài nguyên nước đã được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý tài nguyên nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng để đưa Luật Tài nguyên nước vào cuộc sống. Từ năm 2003 đến nay, tổng cộng đã có 18 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 05 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nhiều thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ cùng các chỉ thị, quyết định trong lĩnh vực tài nguyên nước đã được ban hành.

Trước khi các Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập, hầu như tất cả các địa phương chưa thực sự triển khai công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện pháp luật về tài nguyên nước ở cấp địa phương hầu như chưa được ban hành. Nhưng sau khi được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm chỉ đạo, được Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và UBND cấp tỉnh quan tâm, đã có 55 trên 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành trên 100 văn bản cụ thể hóa công tác quản lý tài nguyên nước ở địa phương. Nhiều địa phương đã thành lập phòng quản lý tài nguyên nước. Đầu tư cho việc điều tra đánh giá và quy hoạch tài nguyên nước được tăng cường. Nhiều tỉnh đã chủ động bố trí ngân sách địa phương để đầu tư cho các dự án điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên nước; hiện trạng khai thác, sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước, lập quy hoạch tài nguyên nước, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ yêu cầu quản lý ở địa phương cũng như bảo đảm nguồn nước cho phát triển.

Công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước đã được triển khai trên tất cả các mặt: điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; tình hình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; lập bản đồ tài nguyên nước lưu vực sông. Đến nay, một số lưu vực sông lớn và vùng trọng điểm (lưu vực sông Hồng, sông Cầu, hệ thống sông Mã, sông Đồng Nai – Sài Gòn,...; các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng cực Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng tháp mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, một số các đảo lớn quan trọng như Phú Quý, Phú Quốc đã hoặc đang được điều tra, đánh giá tổng quan tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Hiện đã và đang triển khai xây dựng 15 quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông hoặc vùng lãnh thổ. Alat điện tử và bộ bản đồ dạng số lưu vực sông của toàn bộ hệ thống sông, suối Việt Nam (khoảng 2.600 sông, suối) đang được hoàn chỉnh để công bố và chuyển giao cho 63 tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khai thác, sử dụng. Đây là một cơ sở, nền tảng hết sức quan trọng phục vụ công tác quy hoạch, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước của các Bộ, ngành, các lĩnh vực kinh tế ở Trung ương và địa phương.

Thực hiện một số đề án Chính phủ có ý nghĩa xã hội cao như Đề án Chính phủ về “Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm khu vực Trung du và Miền núi Bắc Bộ” nhằm giải quyết những nhiệm vụ có tính cấp bách để đảm bảo cấp nước cho nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với việc thực hiện đề án này, sau khi hoàn thành sẽ có được bộ tài liệu về nước dưới đất nói riêng và tài nguyên nước nói chung tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ phục vụ công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội. Đề án Chính phủ "Giảm thiểu tác hại của Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam” hiện đang hoàn thành và đã khoanh vùng trên bản đồ các xã, khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao; đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước nhiễm Arsenic tới sức khoẻ cộng đồng; đề xuất giải pháp giảm thiểu tác hại của nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm Arsenic.

Hiện nay có 05 loại giấy phép trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và việc cấp phép đã được phân cấp mạnh mẽ cho địa phương nhằm tạo thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất và kinh doanh. Thủ tục cấp phép được quy định rõ ràng, quy trình cụ thể. Tính đến cuối năm 2008, Bộ đã cấp 164 giấy phép và các tỉnh, thành phố đã cấp được hơn 5000 giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Với chủ trương “hướng về địa phương, cơ sở”, trong những năm qua Cục Quản lý tài nguyên nước đã tổ chức nhiều khóa tập huấn, hướng dẫn về nội dung, phương thức quản lý tài nguyên nước cho lãnh đạo, cán bộ các cơ quan tài nguyên và môi trường các địa phương, đặc biệt là những văn bản mới được ban hành nhằm giúp cho các địa phương cập nhật thông tin, thực thi hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại địa phương mình. Hiệu quả của các đợt tập huấn là rất rõ ràng, cụ thể, đã giúp tháo gỡ các vướng mắc, làm rõ những nhiệm vụ quản lý phải triển khai tùy theo thực tế ở mỗi địa phương, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước cũng được Cục quan tâm chú trọng. Cục Quản lý tài nguyên nước đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải các thông tin hoạt động của Cục, xây dựng các chương trình hỏi đáp, đối thoại, tọa đàm, phỏng vấn, phóng sự, để giải đáp pháp luật về tài nguyên nước, tổ chức cuộc thi sáng tác “Nước và cuộc sống trong con mắt tuổi thơ tài các tỉnh miền Trung” với hơn 7.000 tác phẩm dự thi;... nhằm tạo ra những chuyển biến trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, ý nghĩa và hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước cũng được triển khai thường xuyên đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn các hành vi, vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đồng thời cũng phát hiện những tồn tại, yếu kém trong quản lý, về pháp luật tài nguyên nước... để tập trung chỉ đạo, khắc phục, hoàn chỉnh.

Các tổ chức quốc tế cũng hết sức quan tâm hỗ trợ công tác quản lý tài nguyên nước. Cho đến nay đã có một số dự án hỗ trợ cho lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện nhằm góp phần tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước góp phần khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước cho Việt Nam.

Trải qua 6 năm hoạt động, Cục Quản lý tài nguyên nước đã thể hiện vai trò tích cực trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước. Công tác quản lý tài nguyên nước đã có những chuyển biến căn bản, đi vào nề nếp, được các bộ, ngành ủng hộ, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, đứng trước những nhiệm vụ nặng nề của công tác quản lý tài nguyên nước trong thời kỳ mới, đặc biệt là trước những biến đổi về sự gia tăng dân số dẫn tới nhu cầu về nước tăng nhanh, tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đã xảy ra ở một số nơi hay sự biến đổi của khí hậu toàn cầu;... và thêm vào đó là hệ thống pháp luật về tài nguyên nước chưa được hoàn chỉnh đang đặt ra những khó khăn không nhỏ đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Tình hình đó yêu cầu phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước, trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước; tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước từ trung ương đến địa phương; Xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết các vấn đề lớn nhằm đảm bảo an ninh về nước trước các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội./.






Tác giả bài viết: Thanh Tâm

Nguồn tin: dwrm.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
2022 << 12/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 232


thoi trang cong so Hôm nay : 20584

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 859483

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 63422609

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi