Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và các đối tác phát triển

Thứ ba - 25/10/2016 18:14
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu phát biểu khai mạc diễn dàn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu phát biểu khai mạc diễn dàn

Sáng 25/10 tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT phối hợp với chương trình phát triển Liên hợp quốc và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức tổ chức “Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và các đối tác phát triển”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và bà Pra-tip-ha Mê-ta, điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã chủ trì Diễn đàn.
 
Tham dự Diễn đàn còn có các Ủy viên Ủy ban, Ủy viên Hội đồng tư vấn cho Ủy ban, đại diện các cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển quốc tế, các Tổ chức phi chính phủ và các cơ quan báo chí.
 
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Đây là diễn đàn rất quan trọng để Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) Việt Nam và các đối tác phát triển cùng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, cập nhật những kết quả nghiên cứu khoa học về BĐKH và tác động của BĐKH tới Việt Nam”.
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang trở thành vấn đề khẩn thiết của toàn thể nhân loại. Việc thông qua Thỏa thuận Pa-ri đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trên toàn cầu, kỷ nguyên hợp tác để thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững theo hướng ít phát thải các bon, thân thiện với môi trường.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu phát biểu khai mạc diễn dàn 
 
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH, được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó thông qua xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược Tăng trưởng xanh (TTX), Chiến lược Phòng chống thiên tai, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo với nhiều chương trình, dự án được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước để thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Việt Nam cũng đã đưa ra cam kết mạnh mẽ để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với BĐKH. 
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, việc thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam đòi hỏi công tác ứng phó với BĐKH chuyển sang một giai đoạn mới: Bên cạnh việc ứng phó để tồn tại, phát triển còn là để thực hiện các đóng góp mang tính ràng buộc pháp lý cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH toàn cầu. Ủy ban quốc gia về BĐKH có trách nhiệm chỉ đạo, điều phối, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.


Toàn cảnh Diễn đàn
 
Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị các chuyên gia tập trung thảo luận, trao đổi về các vấn đề chính như sau:
 
 Thứ nhất, cập nhật các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam. Đây là nội dung hết sức quan trọng, tạo cơ sở nền tảng để xem xét đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.
 
Thứ hai,chương trình hành động và những nỗ lực của Việt Nam trong chuẩn bị triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam, thực hiện các cam kết đã nêu trong Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam và cùng cộng đồng thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
 
Thứ ba, những vấn đề trọng tâm cần chú trọng trong triển khai thực hiện các chiến lược quốc gia, chương trình hành động về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phòng chống thiên tai, phát triển năng lượng tái tạo..., bảo đảm thực sự phát huy hiệu quả hướng đến phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
 
Thứ tư, xác định các vấn đề còn thiếu hụt trong các cơ chế, chính sách, chương trình hành động của Việt Nam và khả năng hỗ trợ của các đối tácquốc tế để Việt Nam ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu, thực hiện Thỏa thuận Paris và các cam kết khác tại COP21.


Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu điều hành Diễn đàn
 
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hoesung Lee, Chủ tịch IPCC  cho rằng, Việt Nam là quốc gia đang phát triển phải gánh chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, tại diễn đàn này chúng ta cần trao đổi, nhìn nhận xem Việt Nam đối mặt với BĐKH như thế nào và cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam đóng góp gì cho BĐKH. “Chúng tôi mong muốn rằng trong thời gian tới các chính sách phát triển của Việt Nam cần gắn chặt chẽ với chính sách phát triển năng lượng để đạt được mức nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C và mực nước biển dâng không quá 1m cũng như sự tham gia rộng rãi hơn nữa của Việt Nam đối với IPCC” - ông Hoesung Lee phát biểu.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Yasuo Fujita, Đại diện cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA đã nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác, và mối liên kết giữa chính sách với hoạt động thực tế tại Việt Nam. Về mặt chính sách, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) đã được công nhận là một trong các nền tảng cho sự phối hợp phát triển và đối thoại từ năm 2009 cho đến nay.


Ông Yasuo Fujita - Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA phát biểu tại Diễn đàn
 
Tại Diễn đàn, Chương trình Hỗ trợ và ứng phó với BĐKH (SP-RCC) giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam cũng đã nhận được sự đồng thuận cao của các chuyên gia, đây là chương trình được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu đạt được của Chương trình giai đoạn 2009 - 2015 đồng thời gắn chặt với các ưu tiên của Việt Nam và các yêu cầu do Thỏa thuận Paris quy định. Thông qua Chương trình SP-RCC, các đối tác phát triển sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, tăng cường năng lực, thực hiện các dự án ứng phó với BĐKH. Giai đoạn 2016 - 2020 SP-RCC tập trung vào thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam với nguồn vốn huy dộng được thông qua chương trình dự kiến cho năm 2016, 2017 và 2018 là gần 500 triệu USD.

Kết thúc Diễn đàn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ sự cảm ơn những đóng góp quý báu và chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu. Qua đó khẳng định sự cần thiết Việt Nam phải thay đổi mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế các bon thấp, từ bỏ các mô hình phát triển thâm dụng tài nguyên và môi trường. Vì vậy, tất cả các ngành, lĩnh vực đều phải nhìn nhận và coi các thách thức của biến đổi khí hậu là động lực để thay đổi, để phát triển nền kinh tế xanh, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu vừa giảm nhẹ khí nhà kính.
 
Các đại biểu tham gia Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm

Tác giả bài viết: dwrm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi