Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ phải đương đầu với hạn hán trong mùa khô 2021

Thứ bảy - 23/01/2021 15:12
Biểu đồ minh họa tổng lượng dòng chảy sông Mê Công đến Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong mùa khô năm 2020

Biểu đồ minh họa tổng lượng dòng chảy sông Mê Công đến Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong mùa khô năm 2020

Đây là dự báo của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trong một báo cáo lên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban, về diễn biến tài nguyên nước đến Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020.

Trong một nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của tổ chức lưu vực sông cho một lưu vực quan trọng nhất Việt Nam là lưu vực sông Cửu Long, Văn phòng Thường trực đã đưa vào danh mục các hoạt động thường xuyên của cơ quan là xây dựng các báo cáo định kỳ về diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long theo chu kỳ hàng tháng, mùa và năm. Báo cáo nói trên là báo cáo tổng kết hàng năm đầu tiên của Văn phòng Thường trực trong nỗ lực này. Bên cạnh các thông tin nhận định về diễn biến tài nguyên nước vùng Hạ lưu vực sông Mê Công trước khi đến Việt Nam trong năm 2020 (cho cả mùa khô và mùa mưa), báo cáo cũng dành một phần cho dự báo diễn biến tài nguyên nước cho mùa khô năm 2021.
 
Dựa trên các kết quả dự báo về diễn biến mưa trên Lưu vực sông Mê Công, tình hình sử dụng nước trên lưu vực và chế độ triều Biển Đông và Biển Tây, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã sử dụng mô hình toán dự báo diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô năm 2021 theo hai kịch bản là trung bình và cực đoan. Kết quả dự báo cho thấy, mặc dù diễn biến tài nguyên nước dọc dòng chính Mê Công tháng 12/2020 (được coi là tháng đầu tiên của mùa khô 2020-2021) là khá tốt, tương đương giá trị trung bình nhiều năm (TBNN), nhưng tổng lượng dòng chảy sông Mê Công trong phần còn lại của mùa khô năm 2020 -2021 (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021) đến Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vẫn ở mức thấp hơn TBNN; và trong trường hợp cực đoan thì có thể sẽ thấp hơn TBNN khoảng 10%. Do vậy, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2021 cũng sẽ xấu hơn bình thường nhưng sẽ không nghiêm trọng như mùa khô năm 2020. Căn cứ vào kết quả dự báo, đường ranh mặn 1g/L vào sâu nhất trên các nhánh sông lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ vào sâu hơn bình thường từ 10km đến 30 km. Trên thực tế, hiện tượng xâm nhập mặn đã bắt đầu xuất hiện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào đầu tháng 01/2021, trong khi mùa khô trước hiện tượng xâm nhập mặn đã xuất hiện rất sớm từ đầu tháng 12/2019.
 
Báo cáo của Văn phòng Thường trực cũng đã tổng kết diễn biến tài nguyên nước sông Mê Công đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 với các nhận định chính sau:
 
Đối với mùa khô 2020: Đây là mùa khô thấp nhất và khốc liệt nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây không chỉ đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho vùng Hạ lưu vực sông Mê Công, thậm chí còn thấp hơn mùa khô lịch sử năm 2016, cả về tổng lượng dòng chảy đến Việt Nam thấp nhất và xâm nhập mặn vào sâu nhất trên ba nhánh sông chính là sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây.
 
Đối với mùa lũ 2020: Cũng tương tự như mùa khô 2020, mùa lũ năm 2020 cũng được coi là là mùa lũ thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, và thấp hơn mùa lũ năm 2019, cũng được coi là một mùa lũ rất thấp trong nhiều năm gần đây. Thực tế, Đồng bằng sông Cửu Long là coi như không có lũ.
 
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do tác động của hiện tượng El Nino, nên cả năm 2020, lượng mưa trên toàn Lưu vực sông Mê Công (bao gồm vùng Hạ lưu vực sông Mê Công và Lưu vực sông Lan Thương của Trung Quốc) đều có rất ít mưa và thấp hơn giá trị TBNN khá nhiều (giảm tới 25%), và đây là yêu tố chính gây ra hiện tượng hạn hán lịch sử trong mùa khô và một mùa lũ thấp nhất trong năm 2020. Bên cạnh đó, do mưa ít nên các hình thức sử dụng nước, đặc biệt trong canh tác nông nghiệp, dựa vào lượng nước mưa chuyển sang sử dụng nguồn nước mặt tại các quốc gia thượng nguồn tăng mạnh (khoảng 25%) trên toàn lưu vực; dòng chảy từ Trung Quốc cũng bị giảm mạnh (tới 35%) do các hồ chứa ở Vân Nam tăng cường tích nước và hạn chế xả nước về hạ du. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng phụ khác như vận hành của các công trình thủy điện Hạ lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả hai công trình thủy điện dòng chính sông Mê Công của Lào, là Xay-nha-bu-ly và Đôn Sa-hông, và tác động điều tiết của Biển Hồ cũng góp phần làm cho tình trạng sụt giảm dòng chảy trong cả năm 2020 trầm trọng thêm.
 
“Văn phòng Thường trực sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến tài nguyên nước dọc dòng chính Mê Công, kịp thời dự báo cả về số lượng nước và chất lượng nước sông Mê Công đến Việt Nam và nhanh chóng thông báo cho tất cả các Bộ, ngành và địa phương thành viên của Ủy ban và chia sẻ với cộng đồng, đặc biệt trong mùa khô 2021 này. Đây cũng là nhiệm vụ cấp bách Thủ tưởng Chính phủ đã giao cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường” – Ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Ủy ban cho biết.
 
Các Bản tin về diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được chia sẻ rộng rãi trên trang thông tin điện tử của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam. Hình dưới là kết quả dự báo tổng lượng dòng chảy sông Mê Công đến Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong mùa khô năm 2020:

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi