Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Quốc hội với việc định hình cơ chế mới về quản trị nước

Thứ sáu - 12/12/2014 23:28
Quang cảnh Hội thảo

Quang cảnh Hội thảo

Nhằm chuẩn bị thông tin hỗ trợ Đoàn Quốc hội Việt Nam trong quá trình tham gia đóng góp ý kiến thảo luận và xem xét biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước” tại Đại hội thế giới lần thứ 132, ngày 12/12 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ quốc hội đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Quốc hội với việc định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước”.
Đến dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Uông Chu Lưu, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch quốc hội; Đồng chủ trì Hội thảo có các đồng chí Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, đồng chí Hà Văn Thâm - Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội, đồng chí Nguyễn Thái Lai - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, đại biểu chuyên trách một số cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuốc Ủy ban thường vụ quốc hội, đại biểu quốc hội, đại diện Hội đồng nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một số tỉnh phía Bắc, đại diện các bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương, các chuyên gia các nhà khoa học, các Tổ chức quốc tế, đại diện Ngân hàng thế giới,…

Thúc đẩy đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về quản trị nước

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, theo thỏa thuận của Liên minh Nghị viện thế giới và Quốc hội Việt Nam, Đại hội đồng IPU lần thứ 132 sẽ được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày từ ngày 28/3 đến 01/4/2015. Theo dự kiến Chương trình tại Phiên họp Đại Hội đồng IPU 132, các Nghị viện thành viên tham dự sẽ trao đổi nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy hành động chung để ứng phó và giải quyết một số vấn đề mang tính toàn cầu. Trên cơ sở đề xuất của Việt Nam, một chủ đề quan trọng liên quan đến phát triển bền vững được đưa ra tại phiên họp Đại hội đồng để Nghị viện các quốc gia cùng thảo luận và định hình cơ chế mới về quản trị nước, thúc đẩy hành động của các Nghị viện về nước. Dự kiến tại Hội đồng IPU 132 sẽ tiến tới thông qua Nghị quyết về chủ đề này.


Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu

 “Đây sẽ là cơ sở khoa học quốc tế quan trọng thúc đẩy sự hợp tác hành động của Nghị viện các nước trong cùng nhau bảo đảm quyền con người về nước và vệ sinh được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2010. Các phiên thảo luận về chủ đề này sẽ làm rõ hơn những vấn đề còn tồn tại và liên quan đến việc quản trị nước ở mỗi quốc gia, thực trạng cơ chế quản trị nước ở từng khu vực, mỗi châu lục và trên toàn thế giới. Từ đó thúc đẩy đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về quản trị nước ở mỗi quốc gia, thúc đẩy hợp tác trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước giữa các quốc gia trên toàn thế giới” - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết thêm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng chia sẻ, để phục vụ đoàn Quốc hội Việt Nam trong quá trình tham gia đóng góp ý kiến và thúc đẩy thông qua Nghị quyết về vấn đề quản trị nước trên tinh thần coi công tác quản trị nước như một ưu tiên quốc gia nhằm mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn sau năm 2015 dựa trên 3 nguyên tắc là quyền có nước an toàn; phát triển tích hợp tiếp cận, tích hợp về quản lý nước và tập trung vào quá trình xử lý nước thải. Các ý kiến tại hội thảo sẽ là nguồn thông tin quan trọng để các thành viên của đoàn quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU 132 tham khảo trong quá trình đóng góp ý kiến, thảo luận và chia sẻ, tranh thủ sự đồng thuận của Nghị viện các quốc gia kiến nghị thông qua Nghị quyết về vấn đề quản trị nước tại Đại hội đồng IPU 132.
 
Tại Hội thảo, đã có 14 tham luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến chủ đề Hội thảo được trình bày, trong đó có 05 tham luận của các chuyên gia quốc tế và 9 tham luận của các chuyên gia trong nước nhằm tập trung chia sẻ, trao đổi thông tin về 6 nhóm chủ đề chính bao gồm: vấn đề nước trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững; nội dung của Hiệp định sông Mê Công và các vấn đề liên quan; vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, chính sách pháp luật về quản trị nước; kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, tổ chức cơ quan quản trị nước; ngoại giao Nghị viện và cơ chế đối thoại chia sẻ thông tin về quản trị nước; và vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc tham gia thúc đẩy công tác quản trị nước.

Báo cáo tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy cho biết, quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế quản lý và đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để triển khai thi hành Luật tài nguyên nước năm 1998, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền tổng số gần 35 văn bản pháp luật về TNN. Tuy nhiên, để bảo đảm tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới, ngày 21 tháng 6 năm 2012 Quốc Hội đã thông qua  Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13. Sau gần 2 năm triển khai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ 04 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14 Quyết định và 11 Thông tư hướng dẫn để triển khai đồng bộ các quy định của Luật tài nguyên nước 2012. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, trình Chính phủ, trình Chủ tịch nước quyết định gia nhập Công ước của Liên hiệp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy. Với sự kiện này, Việt Nam đã là thành viên thứ 35 và chính thức đưa Công ước nêu trên có hiệu lực sau 17 năm được Liên hiệp quốc thông qua (từ năm 1997).


Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo

Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước

Theo ông Đặng Thế Vinh, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước năm 2012; giám sát việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, phát hiện các vấn đề phát sinh trong thực tế khai thác, sử dụng tài nguyên nước thông qua giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri và đề nghị các bộ, ngành có liên quan có biện pháp xử lý kịp thời; xây dựng các chính sách định vị tầm quan trọng của tài nguyên nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; tích cực tham gia xây dựng các công ước, điều ước quốc tế liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước; kêu gọi đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương, đa phương giữa các quốc gia có chung nguồn nước để hợp tác, giải quyết tranh chấp, bất đồng và xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia; Đưa ra các chính sách khuyến khích quản lý và sử dụng nguồn nước theo hướng bền vững; …

Tại Hội thảo,  nguyên chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Vũ Mão cũng cho rằng, việc nước ta gia nhập Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông đường thủy đã tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho Việt Nam tiến hành đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương, đa phương với các quốc gia có chung nguồn nước về hợp tác, giải quyết tranh chấp, bất đồng và xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, nhất là trong điều kiện Việt Nam phụ thuộc vào việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước của các quốc gia ở thượng nguồn.


Nguyên chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Vũ Mão phát biểu tại Hội thảo

Chính vì thế, đòi hỏi chúng ta phải thúc đẩy quá trình hình thành khung pháp lý điều chỉnh việc sử dụng nguồn nước liên quốc gia trong khu vực Châu Á, đồng thời, tiếp tục khẳng định mạnh mẽ hơn cam kết của Việt Nam đối với những nguyên tắc chung của quốc tế trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ và phòng, chống các tác hại do nước gây ra cũng như thúc đẩy việc mở rộng, tăng cường hội nhập quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề về tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, ông Vũ Mão cũng nêu ra số liệu dẫn chứng và đưa ra một số kiến nghị về nâng cao vai trò của các tổ chức Liên Nghị viện trong việc tác động tới hiệu quả sử dụng tài nguyên nước trên thế giới; vai trò phê duyệt Chiến lược tài nguyên nước và Quy hoạch tài nguyên nước của Quốc hội; đưa công tác quản lý tài nguyên nước về một đầu mối ở tầm vĩ mô; Xúc tiến ngay việc quy hoạch và quản lý nước ngầm; …

Việt Nam là quốc gia sớm thực hiện chức năng quản lý thống nhất tài nguyên nước

Còn theo Bà Đỗ Hồng Phấn, chuyên gia tài nguyên nước thì cải cách thể chế ngành nước đã xẩy ra phổ biến ở cả các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Trong một thời kỳ dài lịch sử, quốc gia nào cũng có các bộ/ngành khác nhau phụ trách việc khai thác tài nguyên nước theo yêu cầu sử dụng nước chuyên ngành như thủy điện, tưới, giao thông thủy. Sau đó mới dần dần chuyển sang quản lý thống nhất tài nguyên nước cấp quốc gia. Động lực chủ yếu thúc đẩy sự chuyển biến này là yêu cầu nước tăng nhanh cùng với tăng trưởng dân số, tài nguyên lưu vực sông suy thoái, sử dụng cạnh tranh, nguồn nước ô nhiễm.

“Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đã thực hiện vào loại sớm nhất bước tách chức năng cơ bản này. Năm 2002 đã chuyển chức năng quản lý tài nguyên nước từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT. Từ đó, Việt Nam đã hình thành rõ ràng hai sự nghiệp, một sự nghiệp là quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông, một sự nghiệp nữa (nhiều bộ/ ngành) là quản lý khai thác công trình thủy lợi thủy điện các loại và quản lý dịch vụ nước các dạng” - Bà Phấn chia sẻ.

Tham luận tại Hội thảo, đại diện Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cũng cho rằng, Quốc hội là cơ quan phù hợp để xử lý các vấn đề về nước, trong đó có các vấn đề như nội địa hóa các luật quốc tế thành luật quốc gia. Theo đó, Quốc hội cũng cần là cơ quan xem xét các vấn đề về nước  liên quan đến lợi ích quốc gia một cách rộng hơn, có biện pháp giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi các tác động nguồn nước xuyên biên giới,...


Quang cảnh Hội thảo

Đồng tình với quan điểm trên, ông Tom Kompier, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cũng cho rằng, Quốc hội là nơi chính sách của các ngành, quốc gia và địa phương được mang ra để cùng thảo luận. Quốc hội đóng vai trò rất tổng quát. Với suy nghĩ hướng về lợi ích quốc gia, Quốc hội có thể và nên kiên trì, không ngừng đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa đầu tư ngắn hạn và chính sách tác động lâu dài. Bằng cách đặt ra những câu hỏi đúng hướng, chúng ta sẽ tìm ra cơ chế quản trị nguồn nước hiệu quuar và các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo ông Lê Hồng Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam hiện còn phân tán và chồng chéo, hiện có những nội dung rất khó quản lý gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên nước. Ví dụ như sự tham gia của người dân trong quản lý tưới tiêu, hệ thống công trình thủy lợi hiện nay. Từ năm 2008, khi có chính sách miễn thu thủy lợi phí đã khiến cho người dân nghĩ rằng các công trình đã được Nhà nước chi trả nên không có động lực dùng nước tiết kiệm, không bảo vệ công trình thủy lợi, không huy động được sự tham gia của người dân tham gia các hoạt động xã hội hóa cung ứng các dịch vụ về nước. Như vậy, rõ ràng là việc bỏ thủy lợi phí chính là bước lùi về quản lý sử dụng nước ở nước ta.

 Tổng hợp một số ý kiến thảo luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho rằng, các ý kiến tham luận đã đưa ra các gợi mở, Quốc hội có vai trò hết sức quan trọng, vai trò quyết định trong việc định hình cơ chế mới trong quản trị nguồn nước. Quốc hội đang thực thi, giám sát việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về tài nguyên nước nói riêng. Luật tài nguyên nước năm 2012 được ban hành đã có nhiều thay đổi tiến bộ so với Luật năm 1998. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ban hành được Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đối với lĩnh vực tài nguyên nước.


Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai phát biểu tại Hội thảo

Giải thích kiến nghị của một số đại biểu về Chiến lược và Quy hoạch tài nguyên nước phải được Quốc hội thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cũng cho biết việc này đã được cân nhắc, tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có quy hoạch  quốc gia nào được Quốc hội thông qua, mặc dù vậy, quy hoạch tài nguyên nước tại các địa phương thì đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Đối với các ý kiến nêu ra về việc khác thác, chia cắt các dòng sông, Luật tài nguyên nước 2012 đã quy định việc xây dựng các công trình khai thác tài nguyên nước trên các dòng sông phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng dân cư sinh sống trên sông  (Điều 6 - Luật TNN 2012).

Đối với vấn đề các đại biểu đưa ra về vấn đề nước ngầm, Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện một số giải pháp tích cực, trong đó có giải pháp về giảm khai thác và tiến tới không khai thác nước ngầm tại một số địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành các quy định về đăng ký cấp phép đối với các tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất, giếng khoan không khai thác phải được trám lấp theo quy định;... “Việt Nam được đánh giá là quốc gia xây dựng thể chế pháp luật về quản lý tài nguyên nước có nhiều tiến bộ so với các nước trong khu vực” - Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cho biết.


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
 

Tác giả bài viết: dwrm

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi