Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V: Hài hoà phát triển kinh tế và BVMT hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững

Thứ năm - 04/08/2022 22:38
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tới dự và chỉ đạo tại Hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tới dự và chỉ đạo tại Hội nghị.

Sáng ngày 4/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V với chủ đề “Hài hoà phát triển kinh tế và BVMT hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững”. Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Trần Hồng Hà, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng chí Lê Quang Huy, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; đồng chí Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT, đồng chí Phan Xuân Dũng, nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.


Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tới dự và chỉ đạo tại Hội nghị.

 
 
Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương; Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và đại diện của một số tổ chức và chuyên gia quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, sau gần 02 năm gián đoạn do đại dịch Covid - 19, hôm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V. Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng được tổ chức 5 năm một lần với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường, cùng nhau thảo luận thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cho các năm tiếp theo. Hội nghị năm nay càng có ý nghĩa hơn khi diễn ta trong bối cảnh phục hồi xanh đang là xu thế chung của toàn cầu và phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang được thúc đẩy mạnh mẽ ở Việt Nam.
 
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, kể từ sau Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV năm 2015 đến nay, công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ từ chủ trương, giải pháp đến nhận thức và tư duy hành động.
 
Vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình nghị sự; các chương trình, chiến lươc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được đưa vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”.
 
Cùng với đó, tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu về khí hậu, môi trường, suy giảm của các hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu một hành tinh khỏe mạnh...
 
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân công tác BVMT đã chuyển bị động sang ứng phó, sang chủ động phòng ngừa, bảo vệ và phục hồi. Hệ thống chính sách, pháp luật đã được hoàn thiện, trong đó Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác BVMT. Các mô hình, công nghệ hiện đại được triển khai trong tái chế, xử lý chất thải. Hoạt động quan trắc, cảnh báo, dự báo về chất lượng môi trường được nâng cao, cung cấp thông tin về môi trường phục vụ tốt cho hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Nhiều phong trào, mô hình điển hình về BVMT đã đi vào cuộc sống, trở thành hành động và nếp sống của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội.
 
Bên cạnh những thành công đạt được, công tác bảo vệ môi trường còn có những tồn tại, hạn chế.  Môi trường ở một số nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông, làng nghề; một số sự cố môi trường vẫn xảy ra; việc khai thác tài nguyên không hợp lý, thiếu tính bền vững tiếp tục làm thất thoát tài nguyên và tác động xấu lên môi trường; tình trạng phá rừng, săn bắt, mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, sinh vật ngoại lai xâm lấn đang diễn biến phức tạp.


Toàn cảnh Hội nghị
 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi, đánh giá cụ thể và khách quan những mặt được và chưa được của công tác bảo vệ môi trường; chỉ ra những nguyên nhân và chia sẻ bài học kinh nghiệm để từ đó thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch hành động, chuyển hóa các thách thức thành cơ hội để đạt được những mục tiêu: Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường, trường…; khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm bảo vệ môi trường.
 
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI kiến nghị: Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn hành lang pháp lý về bảo vệ môi trường được hoàn thiện hơn nữa; hỗ trợ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp về bảo vệ môi trường; VCCI sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai, áp dụng chỉ số về doanh nghiệp bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước trong bảo vệ môi trường.
 
  Cũng tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành: Sóc Trăng, Tuyên Quang, Tiền Giang, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng nêu một số kiến nghị về: Quy hoạch phát rác thải thành điện đóng góp quan trọng cho vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường; xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường, cần đồng bộ các văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất; cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành trong nhân dân trong việc tổ chức các kế hoạch, phong trào, đợt phát động về bảo vệ môi trường để có sự chuyển biến tích cực…
 
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, chủ đề của Hội nghị năm môi trường toàn quốc lần thứ V là “Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững” cũng là lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.
 
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao quy mô, chất lượng Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ V, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức lớn, như: Sụt lún đất, ô nhiễm do phát triển đô thị, nước biển dâng, nhiệt độ tăng; vấn đề khí thải, khói bụi, xử lý nước thải tại các khu công nghiệp… Vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề chung toàn cầu, là trách nhiệm của mỗi quốc gia. Quan điểm của Đảng và Nhà nước là không thể hy sinh môi trường để đánh đổi lấy kinh tế, không phát triển kinh tế đơn thuần mà không kiểm soát môi trường. Do đó, cần phát triển các ngành công nghiệp tuần hoàn ứng dụng công nghệ cao, giảm phát thải tại các lĩnh vực về nông nghiệp, nhà máy sản xuất điện từ than…, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện năng lượng mặt trời... Vấn đề thứ hai là công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quan tâm, như: Xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị phải lưu ý quỹ đất trồng cây xanh đô thị; thực hiện mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh. Các địa phương phải rà soát lại các nhà máy đã xây dựng trong khu dân cư, khu đô thị có gây ảnh hưởng đến môi trường, để có kế hoạch di chuyển, bảo vệ môi trường sống cho khu dân cư. Bên cạnh đó, các cấp, bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt chú trọng quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực bảo vệ môi trường do tốc độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực, như: Dự báo về địa chất, dự báo thủy văn, dự báo thời tiết... Về tổng nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường cần được các cấp từ Trung ương tới địa phương ưu tiên bố trí ngân sách, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút nguồn lực xã hội hóa thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả.
 

Tác giả bài viết: DWRM

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
2022 << 12/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 219

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 207


thoi trang cong so Hôm nay : 3155

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 901045

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 63464171

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi