Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, Pha II, giai đoạn 2018 – 2022”

Thứ tư - 19/10/2022 16:03
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Chiều 18/10, tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, Pha II, giai đoạn 2018 - 2022” và Lập kế hoạch hoạt động Dự án “Quản lý bền vững tài nguyên nước dưới đất, gắn với điều kiện địa chất - địa chất thủy văn tại Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu”, giai đoạn 2022 - 2025, sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Đức tài trợ.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Tiến sĩ Tống Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI) cho biết, nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất hiệu quả, bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu; phòng tránh suy giảm mực nước, xâm nhập mặn và sụt lún mặt đất do khai thác nước dưới đất tại các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, Dự án “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, Pha II, giai đoạn 2018 - 2022 đã triển khai 5 hợp phần gồm:  Tăng cường năng lực quản lý TNN ở địa phương; cập nhật, bổ sung thông tin dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về NDĐ trong vùng dự án; sử dụng cơ sở thông tin dữ liệu vào quản lý và hoạch định chính sách về TNN; nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, quản lý và đối tượng sử dụng nước về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; tăng cường năng lực điều tra, đánh giá, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước dưới đất cho các cơ quan tham gia dự án.
 
Đến nay, Dự án đã cập nhật, bổ sung thông tin dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về nước dưới đất; nghiên cứu toàn diện về điều kiện địa chất thủy văn tại  các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đồng thời tập huấn chuyển giao kết quả cho Sở TN&MT các địa phương này. Trong đó, Dự án đã xây dựng Báo cáo kỹ thuật toàn diện về điều kiện địa chất thủy văn của Sóc Trăng, Cà Mau; tiến hành bơm nước thí nghiệm; xây dựng 1 phần mềm hệ thống thông tin NDĐ cho các Sở TNMT; số hóa  400 hồ sơ cấp phép của Cà Mau , 500 hồ sơ cấp phép của Bạc Liêu...


Toàn cảnh Hội nghị
 
Theo Tiến sĩ Tống Ngọc Thanh, việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn nước dưới đất đang diễn ra rất đa dạng, ở khắp mọi nơi gây cạn kiệt tài nguyên và tác động không nhỏ đến môi trường dẫn dến tình trạng hạ thấp mực nước ngầm gây sụt lún đất, nhiễm mặn…. Dự án “Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, Pha II, giai đoạn 2018 - 2022” được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển và thực hiện quy trình quản lý nước ngầm bền vững nhằm cung cấp nước để phát triển tại các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL, đồng thời tăng cường năng lực quản lý, điều hành và năng lực kỹ thuật ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.
 
“Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện địa chất thủy văn của khu vực và về nguồn gốc hình thành và cơ chế dòng chảy của nước dưới đất của Dự án góp phần quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch khai thác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ở vùng ĐBSCL, góp phần nâng cao năng lực điều tra, đánh giá, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chuyển đổi số cho NAWAPI và các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Đồng thời, đã đề xuất được các biện pháp và nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả và bảo vệ nước dưới đất ở vùng dự án. Có thể nói các kết quả của Dự án đã phần nào đánh giá đầy đủ, toàn diện các vấn đề về bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Cửu Long nói chung và các địa phương trên lưu vực nói riêng, phục vụ việc lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến 2050” - Tiến sĩ Tống Ngọc Thanh cho biết. 
Tại Hội nghị, ông Jens Schmid-Kreye, Đại diện Đại sứ quán Đức đánh giá, Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về nước ngầm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giám sát, quản lý dữ liệu, kiểm tra địa điểm và quy định khai thác nước ngầm tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu.
 
Ông Jens Schmid-Kreye cũng mong rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục được hợp tác với Việt Nam trong các dự án về tài nguyên nước cũng như các vấn đề về thích ứng Biến đổi khí hậu. Đồng thời, Ông Jens Schmid-Kreye hy vọng Luật tài  nguyên nước (sửa đổi) được ban hành trong thời gian tới sẽ cung cấp thêm các quy định và các hoạt động ưu tiên xã hội hóa, chính sách xã hội hóa trong sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên nước,  hướng tới bảo vệ lợi ích của những người dễ bị tổn thương và người nghèo cộng đồng. 
 
Chia sẻ thông tin về Lập kế hoạch hoạt động Dự án “Quản lý bền vững tài nguyên nước dưới đất, gắn với điều kiện địa chất - địa chất thủy văn tại Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Tống Ngọc Thanh cho biết, với mục đích tiếp nối thành công và phát huy, nhân rộng các kết quả của Dự án “Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, Pha II, giai đoạn 2018 - 2022”, được sự đồng ý của Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Liên bang về Hợp tác và Phát triển của CHLB Đức, Dự án đã được hai bên cùng nhau đề xuất. 
 
Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực về luật pháp, thể chế và kỹ thuật trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tai biến địa chất tại đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển Việt Nam. Các đối tác chính thực hiện dự án này là Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia của Việt Nam, Viện Liên bang về Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) của CHLB Đức và Sở TNMT của các tính  tỉnh trong vùng hoạt động của Dự án.
 
Theo đó, một số nhiệm vụ chính của Dự án dự kiến thực hiện như: (1) Tăng cường năng lực về luật pháp, thể chế và kỹ thuật cho Nawapi (ở cấp trung ương) và một số Sở Tài nguyên và Môi trường (ở cấp địa phương) trong việc điều tra, đánh giá và quản lý khai thác sử dụng nước dưới đất thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tai biến địa chất; (2) Phát triển các giải pháp thực tiễn để quản lý NDĐ thích ứng với biến đổi khí hậu và tai biến địa chất; (3) Hỗ trợ chuyển đổi số cho NAWAPI và các cơ quan liên quan trong việc triển khai, thực hiện kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số của NAWAPI; (4) Nâng cao nhận thức, vận động chính sách về quản lý NDĐ và tai biến địa chất cho cấp trung ương và địa phương dựa trên tư vấn khoa học đảm bảo chất lượng và thực tế.
 
“Những nhiệm vụ nêu trên đều hướng tới mục tiêu ban đầu đề ra của dự án là tăng cường năng lực về luật pháp, thể chế và kỹ thuật trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tai biến địa chất tại đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển Việt Nam. Tôi nghĩ những kết quả mà Dự án mang lại sẽ là những đóng góp tích cực góp phần nâng cao năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên nước và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương ở các tỉnh dự án hoạt động” - Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tống Ngọc Thanh cho biết.


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 100

Khách viếng thăm : 57


thoi trang cong so Hôm nay : 40889

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1221456

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49414643

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi