Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Hội thảo tham vấn quốc gia về công trình Thủy điện Xayaburi – Lào: Nên trì hoãn việc xây dựng công trình Thủy điện Xayabury

Thứ năm - 24/02/2011 01:57
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Ngày 22/2, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia về công trình Thủy điện Xayaburi – Lào. Thứ trưởng Bộ TN&MT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Nguyễn Thái Lai chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đông đảo các chuyên gia tài nguyên nước của các Bộ, ngành - những người tâm huyết và quan tâm đến việc xây dựng công trình Thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mê Công. Sau Hội thảo này, Bộ TN&MT, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam sẽ báo cáo với Chính phủ xem xét, quyết định.
Tài nguyên nước sẽ bị ảnh hưởng lớn từ việc xây dựng đập thuỷ điện

Theo báo cáo tại Hội thảo, dự án đập Thủy điện Xayaburi là một trong 12 dự án đập thủy điện trên dòng chính Mê Công. Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, cách ĐBSCL khoảng 1900 km, dài 810m, có công suất dự kiến là 1260MW, đã chính thức được Chính phủ Lào thông báo cho Ủy hội sông Mê Công quốc tế vào tháng 10/2010 và đang trong giai đoạn tham vấn các nước liên quan là Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo quy định, thời gian tham vấn kéo dài 6 tháng và hạn cuối để các nước thể hiện quan điểm chính thức là 22/4/2011.

Tại Việt Nam, hội thảo đầu tiên lấy ý kiến các chính quyền địa phương, giới chuyên gia, nghiên cứu… đã được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào tháng 1 năm nay. Theo đó, toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều phản đối kế hoạch xây dựng công trình thủy điện này.

Hiện nay, đang có những ý kiến khác nhau về tác động của công trình thủy điện này tới môi trường, tài nguyên nước, hệ sinh thái và sinh kế của cộng đồng dân cư liên quan.

Ông Trương Hồng Tiến - Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, trong các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Công (MRC) thì Lào có lợi nhất từ đập Xayabury. Trong khi đó, lượng thủy sản của Việt Nam sẽ giảm từ 200.000 - 400.000 tấn/năm.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai khẳng định, việc xây dựng công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên nước và gây sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng dân cư sống bên dòng sông. "Các nhà đầu tư cho rằng đập thủy điện chỉ sử dụng nước và sau đó là trả lại nước cho dòng sông nên không có tác hại nhưng trên thực tế điều đó làm thay đổi chế độ dòng chảy sâu sắc, không còn là dòng chảy tự nhiên mà do con người điều chỉnh… Nếu cộng lũy tích của 12 công trình thủy điện thì tác động sẽ rất nghiêm trọng. Việc xây dựng thuỷ điện trên dòng chính Mê Công được các chuyên gia đánh giá là có tác động sâu sắc tới ĐBSCL".

Nhấn mạnh tầm quan trọng của ĐBSCL là vựa lúa cung cấp lương thực cho khoảng 17 triệu người dân, các đại biểu tham dự hội thảo đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động của dự án đối với năng suất sản xuất lương thực cũng như sinh kế của người dân ĐBSCL. “Việc xây dựng Thủy điện Xayaburi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta. Đề nghị Ủy ban sông Mê Công Việt Nam nghiên cứu tìm ra cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý, lý luận khoa học chứng minh rằng đây là việc không nên làm”, đại diện bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị.

Về những tác động kép tiềm tàng đối với ĐBSCL do biến đổi khí hậu và nước biển dâng và tốc độ phát triển nhanh chóng của các nước thượng lưu, đặc biệt trên dòng chính Mê Công, ĐBSCL sẽ phải đứng trước mối đe doạ chịu ảnh hưởng bởi tác động nghiêm trọng của tình trạng xâm nhập mặn. Điều đó sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản, suy giảm sản lượng lương thực cũng như thiệt hại không thể dự báo trước về sự mất đi của các loài cá. “Nếu công trình trên dòng chính được xây dựng, trong mùa lũ sẽ không còn những trận lũ nhỏ thay vào đó là những trận lũ lớn và xâm nhập mặn sẽ hiện hữu”, ông Nguyễn Thế Lương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lo lắng.

Cùng chung ý kiến, ông Đào Văn Lợi (Tổng cục Môi trường) cho rằng, tác động của công trình thủy điện sẽ làm thay đổi lưu lượng, chế độ dòng chảy của sông Mê Công và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tài nguyên nước của Việt Nam.

Ông Trần Hồng Thái (Phó Vụ trưởng Vụ Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường) đề xuất, báo cáo cần được bổ sung thêm đặc biệt là những tác động của Thủy điện Xayaburi đến chế độ dòng chảy hạ lưu Việt Nam, tác động của hồ chứa trên dòng chính. Cần có một báo cáo chi tiết đánh giá chế độ thủy lực, cát bùn và xâm nhập mặn. Theo ông Thái, nên trì hoãn việc xây dựng đập thủy điện và đề nghị cung cấp thêm thông tin cần thiết đánh giá độc lập về vấn đề lũ và xâm nhập mặn.

Đẩy lùi thời gian quyết định xây dựng đập để nghiên cứu toàn diện

Vẫn theo ông Nguyễn Thế Lương, đây là công trình thủy điện đầu tiên trong số một chuỗi các công trình thủy điện dự kiến sẽ xây dựng trên dòng chính ở hạ lưu sông Mê Công, do đó cần phải được xem xét rất thận trọng và đầy đủ. Nếu công trình Thủy điện Xayaburi được xây dựng thì sẽ không ngăn được sự phát triển tiếp theo của các công trình khác. Bài toán đặt ra là sẽ phải điều tiết nguồn nước như thế nào? Đó là chưa kể tới việc tác động của nó gây ra xói lở đất mà một phần nguyên nhân là do dòng chảy thiếu phù sa.

Hầu hết các đại biểu tham dự Hội thảo đều đề xuất trì hoãn kéo dài thời gian xây dựng công trình Thủy điện Xayaburi để thực hiện thêm các nghiên cứu, có thêm thông tin tạo điều kiện cho các bên liên quan hiểu rõ hơn và chắc chắn hơn về tác động của dự án. “Chúng ta cần phát triển nhưng không phải phát triển để hy sinh môi trường mà cần phát triển bền vững để thế hệ sau không bị tổn hại”, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai nói.

Thứ trưởng cho rằng, các thông tin về dự án Thủy điện Xayaburi cần tuân thủ hiệp định Mê Công 1995, cần có thông báo đầy đủ thông tin, mang tính định lượng và đặt trong lợi ích tổng thể của toàn hệ thống. Hiện tại, thời gian tham vấn là quá ngắn. Sau cuộc họp này, sẽ báo cáo Chính phủ, xem xét tổng thể hệ thống sẽ ảnh hưởng như thế nào tới ĐBSCL. “Đồng thời, kiến nghị Chính phủ để nghị Lào tiếp tục làm rõ các ý kiến trong báo cáo nhận định sơ bộ đã nêu ra. Cần thiết làm rõ các ý kiến của các chuyên gia quốc tế đặc biệt là yêu cầu Lào làm rõ nguồn gốc số liệu đã cung cấp” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng đề nghị, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cần kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế có kinh nghiệm giúp các nước hạ lưu sông Mê Công đánh giá đầy đủ, chi tiết và toàn diện quy hoạch tổng thể thủy điện trên dòng chính. Giao cho Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chủ động nghiên cứu các tác động từ các công trình này và trong khi thông tin chưa đầy đủ, rõ ràng thì nên trì hoãn ra quyết định xây dựng công trình Thủy điện Xayabury.

Trước đó, ông Trương Hồng Tiến cho biết, tại cuộc họp liên hợp của Ủy hội sông Mê Công quốc tế ngày 14/2, các đại biểu Campuchia lo ngại về tác động của đập Xayabury đến các cộng đồng ven sông và cho rằng thời gian tham vấn 6 tháng là quá ngắn.

Campuchia là nước ủng hộ đề xuất của các chuyên gia quốc tế đưa ra trong báo cáo Môi trường chiến lược là lùi việc xây đập thêm 10 năm nữa. Các đại biểu Thái Lan cũng cho rằng thông tin từ phía Lào cung cấp chưa đầy đủ, nhất là thiếu cụ thể về các tác động xuyên biên giới.


















Các đại biểu tham dự Hội thảo



Nguồn tin: Minh Trang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
2022 << 3/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 107

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 98


thoi trang cong so Hôm nay : 19597

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 686861

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 46173135

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi