Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Họp Hội đồng thẩm định liên ngành Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Hồng - Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ năm - 27/10/2022 22:17
Quang cảnh cuộc họp

Quang cảnh cuộc họp

Chiều ngày 27/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định liên ngành Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết, Lưu vực sông Hồng - Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên là 169.000 km2. Trong đó phần lưu vực nằm ở Việt Nam là 88.680 km2 chiếm 51,3% diện tích lưu vực.

Theo đó, phạm vi quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Hồng – Thái Bình gồm 25 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, QUảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

Đối tượng quy hoạch gồm 27 tầng chứa nước dưới đất và 113 sông liên tỉnh nước mặt. Cùng với đó, cách tiếp cận Quy hoạch theo 5 bước: xác định phạm vi lưu vực/ tiểu LVS; đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế, xây dựng kịch bản phân bổ nguồn nước; lập phương án phân bổ nguồn nước. Công cụ kỹ thuật dùng các mô hình: Mike Nam, Feflow, Mike Hydro Basin, Mike Hydro River.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp
 
Theo báo cáo, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng đến mục tiêu bảo đảm an ninh tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu trên lưu vực sông, điều hòa, phân bổ nguồn nước một cách phù hợp, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước, nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra; phục hồi các nguồn nước, cảnh quan môi trường các dòng sông bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng.

Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, Quy hoạch sẽ triển khai thực hiện các nhóm nội dung chính như sau: Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước và dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước; Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Phân vùng chức năng của nguồn nước; Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước; Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh; Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở; Xác định khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sụt, lún đất; ….

Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia báo cáo tại cuộc họp
 
Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, kết quả chính của Quy hoạch là phân vùng quy hoạch, phân đoạn sông, phân vùng chức năng nguồn nước; Lượng nước có thể khai thác, sử dụng trên từng nguồn nước theo không gian (vùng/TLV sông, địa phương), theo thời gian (tháng), ngưỡng giới hạn khai thác; Dòng chảy tối thiểu trên sông; Lượng nước phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo không gian (vùng/tiểu lưu vực sông), thời gian (tháng); Công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; Bảo vệ các miền cấp NDĐ, bổ sung nhân tạo NDĐ; Mạng giám tài nguyên nước, giám sát thực hiện quy hoạch.

Tại cuộc họp, các giải pháp được đưa ra cho một số vấn đề lớn như phục hồi nguồn nước, cảnh quan môi trường; khắc phục hạ thấp lòng dẫn, mực nước ở Đồng bằng sông Hồng, vận hành liên hồ chứa; dòng chảy xuyên biên giới.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Minh Khuyến - Ủy viên phản biện 1 đánh giá về cơ bản các nội dung đã bám sát quy định của Quy hoạch lưu vực sông, dự thảo Quy hoạch đã sửa đổi bổ sung so với Hội đồng cấp Bộ. 

Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Minh Khuyến - Ủy viên phản biện 1 phát biểu tại cuộc họp

Theo đó, dự thảo Quy hoạch đã cập nhật các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông Hồng - Thái Bình nói riêng như Nghị quyết Đại Hội Đảng XIII; Kết luận số 36/KL-TW của Bộ Chính trị ngày 23 tháng 6 năm 2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; Nghị quyết 499/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vị Quốc hội; Công văn số 766/TTg-KTN ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; và các Chủ trương khác liên quan để giải quyết những đặc thù về tài nguyên nước trên lưu vực cụ thể đảm bảo nước cho các mục đích sử dụng, nước cho cảnh quan, phục hồi dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; và tác động của nguồn nước liên quốc gia. 

Tuy nhiên, nội dung Quy hoạch cần bổ sung thêm về quan điểm tích trữ nước, bảo vệ kiến tạo nước dưới đất, nâng cao hiệu quả sử dụng nước để đảm bảo các nhiệm vụ đề ra. Cùng với đó, về báo cáo thuyết minh các bảng chỉ tiêu cần đưa ra các con số cụ thể bằng những căn cứ, hiện trạng. 

TS. Nguyễn Tiền Giang, Uỷ viên phản biện 2 phát biểu tại cuộc họp

TS. Nguyễn Tiền Giang, Uỷ viên phản biện 2 cho biết, Quy hoạch đã sử dụng các phương pháp, công cụ mô hình tương đối phù hợp. Khi đánh giá chỉ số nước (lượng nước/đầu người/năm) thì đây là số liệu mùa khô nên phải chia theo tháng, không đại diện cho cả năm. Đối với phân vùng chức năng nguồn nước làm mục đích sử dụng nước đó chính là dịch vụ hệ sinh thái nước ở mức nhỏ nhất, theo đó có 4 chức năng cơ bản trong đó có các nhóm dịch vụ về nước. Đồng thời, nên xem xét kĩ xâm nhập mặn sông, nhu cầu sử dụng nước tại khu vực.

Ngoài ra, dự thảo Quy hoạch cần lưu ý các vấn đề khái niệm, các con số được sử dụng trong dự thảo cần xuyên suốt theo một nguồn. 

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng cũng đã phát biểu, góp ý chi tiết nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung, hồ sơ sản phẩm của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội đồng cũng nhất trí thông qua Quy hoạch cấp liên ngành sau khi đơn vị thực hiện tiếp thu, chỉnh sửa các góp ý của các thành viên hội đồng trước khi trình phê duyệt.

Điểm cầu các Bộ, ngành và địa phương thành viên của Hội đồng

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng đã nghiên cứu tài liệu một cách nghiêm túc để đưa ra những ý kiến đóng góp rất chi tiết, mang tính chất xây dựng cho bản Quy hoạch đảm bảo chất lượng và phù hợp với các quy hoạch cấp cao hơn, cũng như các quy hoạch của các ngành có liên quan.

Thứ trưởng đề nghị, Cục Quản lý tài nguyên nước và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến, góp ý của các thành viên Hội đồng sớm chỉnh sửa Hồ sơ trình Chính phủ đúng thời gian đề ra. 

 

Tác giả bài viết: DWRM

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi