Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

“Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Thứ năm - 21/03/2019 15:14
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy

Ngày nước thế giới 2019 có chủ đề là: "Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” (Water for all – Leaving no one behind) hướng đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận với nước sạch của các nhóm xã hội nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 6. Theo đó, tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn là nền tảng cho sứckhỏe cộng đồng và điều này là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thế giới. Nhân dịp này, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí về chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2019 và công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay.

Phóng viên: Ngày Nước thế giới năm nay có chủ đề “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Xin ông cho biết ý nghĩa của Ngày nước thế giới năm nay và Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức những hoạt động gì để hưởng ứng Ngày nước thế giới năm 2019?
 
Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992 tổ chức ở Rio, Brazil, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước thế giới được tổ chức hằng năm. Mỗi năm Liên Hợp Quốc chọn một chủ đề cho Ngày Nước thế giới nhằm tập trung giải quyết các vấn đề nóng liên quan đến tài nguyên nước mang tính toàn cầu. Ngày Nước thế giới 2019 có chủ đề là “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” hướng đến đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận với nước sạch của cộng đồng nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 6 về Nước sạch và vệ sinh, theo đó đảm bảo sự sẵn có, quản lý bền vững nước và vệ sinh cho tất cả mọi người. Vì thế, tiếp cận nguồn nước an toàn làà nền tảng cho sức khỏe cộng đồng - điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững, vì một thế giới ổn định và thịnh vượng. Chúng ta không thể tiến lên toàn cầu hóa trong khi rất nhiều người đang sống mà không có nguồn nước sử dụng an toàn.


Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy
 
Hưởng ứng sự kiện quan trọng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động các hoạt động hưởng ứng lễ kỷ niệm Ngày Nước thế giới năm 2019 quy mô cấp tỉnh tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng thời chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và địa phương có liên quan tổ chức hàng loạt các sự kiện như: Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Nước thế giới 2019, Tuần lễ nước quốc tế Việt Nam 2019, Triển lãm ảnh về bảo vệ tài nguyên môi trường và sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước. Bên cạnh đó, cũng sẽ phát sóng trailer tuyên truyền về Ngày Nước thế giới 2019 trên đài truyền hình trung ương và địa phương; tổ chức treo băng rôn, poster về Ngày Nước thế giới 2019 đồng thời liên tục cập nhật hình ảnh và thông tin về chuỗi các sự kiện hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường  trên các phương tiện truyền thông.
 
Phóng viên: Theo thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới, xét về nguồn nước nội địa và khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch. Xin hãy cho biết Việt Nam cần làm gì để đối phó với tình trạng mà giới chuyên gia cho là báo động khan hiếm nước sạch?
 
Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước như Luật tài nguyên nước, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng đã được ban hành và cho đến nay đã cơ bản hoàn thiện. Liên quan đến nội dung này, Bộ đã trình Chính phủ ban hành các Nghị định như Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 của Chính phủ quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả; Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Với việc hoàn thiện hệ thống chính sách và hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, trong những năm qua có thể thấy đã có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức của người dân, của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
 
Ngoài ra, Bộ cũng đã trình Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn, quan trọng. Với việc ban hành kịp thời 11 quy trình vận hành liên hồ chứa đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp điều tiết nguồn nước các hồ chứa, ngoài việc nâng cao khả năng cắt giảm lũ cho hạ du, thì đã góp phần nâng cao hiệu quả cấp nước và nâng cao việc tiếp cận nguồn nước cho người dân và cho sản xuất của các địa phương phía hạ du các hồ chứa.
 
Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai, lập quy hoạch tài nguyên nước và thực hiện các chương trình, đề án quan trọng như: chương trình “Điều tra tìm kiếm nguồn nước để cấp nước sinh hoạt ở vùng cao, khan hiếm nước và Đề án “Điều tra đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam”. Với việc triển khai quy hoạch, các chương trình, đề án sẽ góp phần quan trọng, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước, khả năng cấp nước sạch cho người dân.
 
Để giải quyết tình trạng này cần có giải pháp tổng thể cấp bách và lâu dài. Trước tiên phải thực hiện giải pháp song song là cải thiện chất lượng các nguồn nước cấp qua việc đầu tư các công trình thu gom, xử lý nước thải, rác thải và cơ chế đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hiệu quả các công trình cấp nước tập trung.
 
Để bảo đảm cho người dân được sử dụng nước đạt quy chuẩn của Bộ Y Tế thì việc bảo vệ các nguồn nước cấp nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất QCVN 08-MT:2015/BTNMT, theo đó chất lượng nguồn nước đáp ứng cấp nước cho mục đích sinh hoạt phải đạt yêu cầu cột A của các quy chuẩn này. Hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường có nhiều quy định nhằm mục đích bảo vệ các nguồn nước cấp và đã được Bộ triển khai thực hiện. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, trong thời gian tới Bộ thúc đẩy các giải pháp tổng thể bảo vệ nguồn nước như điều tra cơ bản tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước và các quy hoạch lưu vực sông. Đồng thời, Bộ vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước và đề xuất các giải pháp cải thiện các nguồn nước bị ô nhiễm.


 
Phóng viên: Tài nguyên nước hiện đang trở thành vấn đề “nóng” và được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Theo ông, cần có những giải pháp gì trong quản lý tài nguyên nước? 
 
Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá đồng bộ cho công tác quản lý tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương. Để bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, toàn diện, hiệu quả cao, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020... Tuy vậy, công tác quản lý về tài nguyên nước vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập như: Công tác lập quy hoạch tài nguyên nước còn chậm; việc điều hòa, phân bổ nguồn nước giữa các ngành, địa phương đòi hỏi phải có sự tính toán cụ thể và sự đồng thuận cao, trong khi chưa thành lập được các Ủy ban lưu vực song; thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn phân tán, chưa có cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước.
 
Đáng lưu ý, tại các địa phương, cán bộ quản lý tài nguyên nước còn thiếu về số lượng, không có chuyên môn sâu về chuyên ngành, hoạt động còn mang tính kiêm nhiệm. Do kinh phí hạn chế nên công tác xây dựng mạng lưới các điểm, trạm quan trắc, giám sát tài nguyên nước; điều tra, thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước khó thực hiện. Ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của người dân còn chưa cao, vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; sử dụng nước còn lãng phí, chưa hiệu quả, tình trạng hành nghề khoan nước dưới dất trái phép còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát...
 
Theo tôi, trong công tác quản lý tài nguyên nước, cần có những giải pháp như sau: 
 
Một là, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các quy định của pháp luật về tài nguyên nước đã ban hành, trọng tâm là các quy định như: hạn chế khai thác nước dưới đất; thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lập và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cơ sở áp dụng hệ thống thông tin, công nghệ tự động trực tuyến; xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.
 
Hai là, đẩy mạnh điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước, thiếu nước, hải đảo; nghiên cứu xây dựng để sớm đưa vào hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện... bằng công nghệ tự động, trực tuyến.
 
Ba là, triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  Quy hoạch đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về: Điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước mặt; điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất; công bố được kết quả tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước quốc gia (theo giai đoạn 5 năm một lần) vào năm 2025, 2030 và lập báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, báo cáo sử dụng nước hằng năm của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
 
Bốn là, hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giám sát việc phối hợp vận hành liên hồ chứa của khoảng 70 hồ chứa lớn, quan trọng trên 11 lưu vực sông và hệ thống giám sát hoạt động khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước; hoàn thành việc khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên phạm vi cả nước; hoàn thành việc xác định và công bố khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với các sông lớn, quan trọng hoặc trọng điểm về ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, xác định được tầm nhìn đến năm 2050, về cơ bản thông tin, số liệu, kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước đáp ứng được yêu cầu quản lý hiệu quả, khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia trên cơ sở nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến theo chuẩn mực chung quốc tế.   
 
Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!
 

Tác giả bài viết: dwrm

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 105

Máy chủ tìm kiếm : 32

Khách viếng thăm : 73


thoi trang cong so Hôm nay : 30967

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 155891

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49643026

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi