Phó Thủ tướng yêu cầu các báo cáo trên cần nêu rõ mục tiêu đặt ra tại quyết định phê duyệt; kết quả thực hiện cho đến nay, số vốn đã đầu tư theo các nguồn vốn, những kết quả tiêu thoát nước, giảm ngập đã đạt được; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; thách thức đặt ra và kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể trong thời gian tới, dự kiến kết quả đạt được theo từng giai đoạn, nhu cầu vốn đầu tư và đề xuất nguồn vốn đầu tư.
Để hạn chế tình trạng ngập nước trên địa bàn, thời gian qua, TP.HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thực hiện các dự án chống ngập do mưa và triều cường. Tuy nhiên, khi vừa xóa điểm ngập này, nhiều khu vực trên địa bàn Thành phố lại tiếp tục phát sinh điểm ngập khác, trong đó phát sinh nhiều nhất là những điểm ngập ở khu vực ngoại thành. Theo kết quả khảo sát thực tế của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đến cuối năm 2014, toàn Thành phố có tới 33 điểm tái ngập và 29 điểm ngập mới phát sinh.
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, mặc dù một số dự án chống ngập trên địa bàn Thành phố như Tân Hóa-Lò Gốm, cùng một số dự án chống ngập khác trên địa bàn Thành phố đã hoàn thành nhưng tình trạng ngập vẫn thường xảy ra bởi diễn biến bất thường của thời tiết.
Tính riêng trong năm 2014, tại TP.HCM xảy ra 2 trận mưa lớn với lượng mưa khoảng 100mm, kéo đỉnh triều tại Thành phố lên tới mức kỷ lục 1,68m - vượt quá thiết kế so với hầu hết các công trình chống ngập hiện nay.
Bên cạnh nguyên nhân nêu trên, việc lấn chiếm nghiêm trọng sông, kênh, rạch; việc xây dựng nhà cửa, tạo ra những con đường như những con đê ngăn nước như đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Thập…; rồi việc tính toán sai mức độ dâng của nước, độ lún của nền địa chất Thành phố cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập đang ngày càng nghiêm trọng.
Tác giả bài viết: Bùi Vân
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn