Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Quy định khác nhau về chất lượng nước thải sau xử lý: Phụ thuộc vào nguồn tiếp nhận

Chủ nhật - 19/04/2009 04:45
Nước thải sau xử lý của Công ty Dệt May Phong Phú (quận 9) phải đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra nguồn tiếp

Nước thải sau xử lý của Công ty Dệt May Phong Phú (quận 9) phải đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra nguồn tiếp

Hoạt động trong cùng lĩnh vực ngành nghề, nhưng hiện nay chất lượng nước thải sau khi xử lý của mỗi doanh nghiệp rất khác nhau. Có doanh nghiệp sau xử lý nước thải đạt loại B nhưng có doanh nghiệp chỉ cần đạt loại C. Điều đáng nói, sự chênh lệch chất lượng nước thải sau xử lý cũng tương đồng với chi phí xử lý chất thải nhiều ít khác nhau, mà các doanh nghiệp đã bỏ ra.
B hay C phụ thuộc nguồn tiếp nhận

Cùng hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm, Công ty TNHH Việt Nam Paiho và Công ty TNHH Thương mại sản xuất dịch vụ Tuấn Lan vì đặt tại Khu công nghiệp Tân Tạo nên chỉ cần xử lý nước thải đạt loại C trước khi đưa vào hệ thống xử lý tập trung.

Trong khi đó, quy định nước thải sau xử lý của Xí nghiệp Dệt chăn Bình Lợi (thuộc Công ty cổ phần Len Việt Nam) phải đạt loại B do nằm tại quận Bình Thạnh.

Trường hợp khác như của Công ty Posvina lại phải đạt tiêu chuẩn loại B; còn đối với Nhà máy sữa Trường Thọ, Thống Nhất thì nước thải sau xử lý phải đạt loại A.

Ông Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, cho biết, sở dĩ có những công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngành nghề nhưng quy định chất lượng nước thải sau xử lý khác nhau là do phụ thuộc vào nguồn tiếp nhận.

Đơn cử như nước thải sau xử lý của những công ty nằm trong khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn thì chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cấp sinh hoạt, nên yêu cầu chất lượng nước thải phải đạt loại A. Còn nếu nguồn tiếp nhận nước thải của công ty ở khu vực hạ lưu, hoặc chỉ để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, thì chất lượng nước thải sau xử lý là loại B.

Với những trường hợp doanh nghiệp xả nước thải sau xử lý loại C thì phải nằm trong khu công nghiệp, vì sẽ được kết nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, được xử lý tiếp một bước nữa từ C sang B, rồi mới thải ra ngoài.

Điều đáng nói là nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại gì tương ứng với việc doanh nghiệp bỏ ra khoản chi phí đầu tư và vận hành phù hợp. Và dĩ nhiên tiêu chuẩn nước thải càng cao thì chi chí đầu tư càng lớn.

Theo PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhuộm, nếu chất lượng nước thải sau xử lý là loại C thì chi phí đầu tư khoảng 3-4 triệu đồng/m³, còn chi phí vận hành xử lý khoảng 5.000 - 6.000 đồng/m³. Nhưng với nước thải sau xử lý yêu cầu là loại B, chi phí đầu tư tăng lên 5-6 triệu đồng/m³, còn chi phí vận hành xử lý tăng lên khoảng 10.000đồng/m³.

Ông Phan Quốc Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách điều hành Công ty TNHH Posvina, cho biết, để có thể đầu tư xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B, năm 2005 công ty đã phải chi gần 700 triệu đồng để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải và chi phí vận hành xử lý khoảng 50 triệu đồng/năm, nhưng để nâng lên loại A thì con số đầu tư sẽ phải tăng lên gấp 2 - 3 lần.

Phân vùng để xác định chất lượng nước thải

Trên thực tế cũng có nhiều doanh nghiệp nằm khu vực thượng nguồn mà vẫn được “áp” chất lượng nước thải khác quy định.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, cũng có trường hợp doanh nghiệp nằm trên hệ thống kênh rạch của huyện Củ Chi xả nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B, như vậy là chưa hợp lý. Hiện sở đang tiến hành thực hiện phân vùng xả thải để xác định rõ chất lượng nước thải sau xử lý của doanh nghiệp cần đạt chất lượng theo mức độ nào.

Theo đó, những doanh nghiệp trong khu vực thượng nguồn (phía trên nhà máy xử lý nước cấp), thì dù là xả trực tiếp ra sông Sài Gòn hoặc thông qua hệ thống kênh rạch, đều phải xả thải đạt tiêu chuẩn loại A.

Ngoài ra, những doanh nghiệp nằm trong khu vực đệm (dưới khu vực lấy nước cấp khoảng 15km) cũng phải xử lý nước thải đạt loại A, để phòng ngừa trường hợp xảy ra thủy triều đẩy nước từ phía hạ nguồn lên thượng nguồn. Còn đối với khu vực còn lại, tức từ cầu Đồng Nai đổ xuống hạ lưu, thì nước thải sau xử lý của doanh nghiệp phải đạt loại B.

Riêng những trường hợp doanh nghiệp có chất lượng nước thải sau xử lý đạt loại C thì chắc chắn phải nằm trong khu công nghiệp. Trường hợp này doanh nghiệp phải thỏa thuận với chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

Bởi vì nước thải loại C khi kết nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung doanh nghiệp phải trả thêm cho chủ đầu tư khoảng kinh phí xử lý từ loại C sang loại B.

Riêng về phía sở chỉ quản lý chất lượng nước thải cuối cùng (tức của chủ đầu tư) ra khu vực tiếp nhận nguồn thải. Và nước thải khi ra khu vực tiếp nhận chỉ có nước thải đạt loại B hoặc A chứ không cho phép đạt loại C





Nguồn tin: Ái Vân - sggp.org.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi