Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Ra mắt ấn phẩm truyền thông “An ninh nước – Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận”

Thứ năm - 30/06/2022 14:45
Ra mắt Cuốn sổ tay “An ninh nước –Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận"

Ra mắt Cuốn sổ tay “An ninh nước –Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận"

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) tổ chức lễ ra mắt ấn phẩm truyền thông “An Ninh Nước: Khái Niệm, Nội Hàm và Cách Tiếp Cận”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Chung tay Hành động Bảo vệ Nguồn nước do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Đoàn Thị Minh Phượng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Tổ chức sự kiện (Trung tâm Tuyền thông TN&MT) cho biết: “An ninh nước” và các vấn đề về nước đang được các tổ chức quốc tế, các quốc gia hết sức quan tâm và Thuật ngữ “An ninh nước” ngày càng được sử dụng rộng rãi tuy nhiên chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia. 
 
Trước những thách thức liên quan đến nguồn nước và sự ổn định, phát triển bền vững xã hội - kinh tế - môi trường của đất nước, trong thời gian gần đây, vấn đề an ninh nước cũng đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, nhiều cấp, ngành, các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng dân cư. Nhiều nghiên cứu, đề tài, đề án, thảo luận phân tích, đánh giá thực trạng, thách thức an ninh nước đã được tiến hành thực hiện. Các quá trình đánh giá, phân tích này cũng đã dẫn đến việc phát sinh, sử dụng các thuật ngữ, khái niệm khác nhau như “an ninh nước”, “an ninh nguồn nước” hay “an ninh tài nguyên nước”. Các thuật ngữ, khái niệm này xét về bản chất, nội hàm có thể không có sự khác biệt đáng kể, nhưng cũng không hoàn toàn giống nhau.


Bà Đoàn Thị Minh Phượng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Tổ chức sự kiện (Trung tâm Truyền thông TN&MT) phát biểu tại buổi lễ ra mắt
 
Cùng với đó, hiện nay, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đang được xem xét sửa đổi để cập nhật, hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định pháp luật nhằm quản lý tổng hợp, thống nhất, hiệu quả tài nguyên nước. Theo đó, bảo đảm an ninh tài nguyên nước sẽ là một trong những chính sách mới, quan trọng đề nghị được bổ sung. Dự kiến Luật tài nguyên nước sửa đổi sẽ giải thích từ ngữ, làm rõ khái niệm cũng như quy định các vấn đề liên quan đến an ninh tài nguyên nước. Theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ vừa được ban hành ngày 30/1/2022, Chính phủ đã thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước, trong đó đã yêu cầu làm rõ nội hàm khái niệm “an ninh nguồn nước” và “an ninh tài nguyên nước”.
 
Vì vậy, trước thực tiễn đó, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) tổ chức Lễ ra mắt Cuốn ấn phẩm truyền thông “An ninh nước: Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận”. 
 
Theo bà Đoàn Thị Minh Phượng,  ấn phẩm “An ninh nước: Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận” được xây dựng nhằm thống nhất tên gọi, khái niệm về an ninh nước ở Việt Nam. Đề xuất thống nhất tên gọi (trong các văn bản pháp luật) là an ninh nước, với khái niệm như sau: “An ninh nước là khả năng bảo đảm về số lượng, chất lượng nước cho con người, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, môi trường trong các điều kiện bình thường, bất lợi, khẩn cấp và bảo đảm thích ứng với các thảm họa, tác hại liên quan đến nước”. 
 

Ông Nguyễn Đình Đáp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ nội dung Cuốn sổ tay phát biểu
 
Giới thiệu về nội dung ấn phẩm “An ninh nước: Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận”, đại diện nhóm thực hiện,ông Nguyễn Đình Đáp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ, nội dung cuốn ấn phẩm này được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu các khái niệm về an ninh nước đang được sử dụng trên thế giới, cũng như ra soát các nghiên cứu liên quan trong nước và quốc tế và có sự tham vấn ý kiến chuyên gia của các cơ quan liên quan trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
 
Theo đó, cuốn sổ tay gồm 7 phần: Phần I: Lịch sử nghiên cứu an ninh nước; Phần II: Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận an ninh nước; Phần III: Vấn đề an ninh nước toàn cầu; Phần IV: Vấn đề an ninh nước tại Việt Nam; Phần V: Kinh nghiệm đảm bảo an ninh nước của một số quốc gia; Phần VI: Quan điểm, giải pháp bảo đảm an ninh nước tại Việt Nam và Phần VII: Một số giải pháp đảm bảo an ninh nước.


Ra mắt Cuốn sổ tay “An ninh nước –Khái niệm, nội hàm và cách tiếp cận"
 
Tài liệu này cung cấp và làm rõ các khái niệm, nội hàm và các tiếp cận về “an ninh nước” giúp các cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân, đơn vị truyền thông cùng có những hiểu biết cơ bản về vấn đề an ninh nước. Đặc biệt, hiện nay, Bộ TN&MT đang dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012. Trong đó, bảo đảm an ninh tài nguyên nước là chính sách mới, quan trọng được bổ sung. 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi