Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cục - Tin liên quan

Tọa đàm mở về “Thủy điện dòng chính sông Mê Công dưới góc nhìn phát triển bền vững”: Tiếp tục nghiên cứu toàn diện Xayaburi và toàn dòng sông Mê Công

Thứ sáu - 27/05/2011 22:47
Ngày 26/5/2011, tại Hà Nội, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (VNMC) tổ chức tọa đàm mở về “Thủy điện dòng chính sông Mê Công dưới góc nhìn phát triển bền vững”. Đây là diễn đàn để các chuyên gia tài nguyên nước, thủy điện và xã hội dân sự tiếp tục trao đổi quan điểm về vấn đề này. Lần đầu tiên ở nước ta giới chuyên môn có một hội thảo chính thức đặt vấn đề phát triển nguồn nước phục vụ cho thủy lợi, thủy điện.
Mục đích của Hội thảo nhằm tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia xung quanh việc xây dựng Thủy điện Xayaburi trên dòng chính Mê Công để Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các Bộ, ngành thành viên tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ.

Vấn đề sử dụng nguồn nước sông Mê Công được đặt lên hàng đầu

Bà Đỗ Hồng Phấn, Cố vấn trưởng mạng lưới cộng tác vì nước Việt Nam cho biết, câu chuyện của sông Mê Công hiện nay chủ yếu là vấn đề nguồn nước và sử dụng nguồn nước ấy như thế nào. “Nước dòng chính sông Mê Công là đối tượng chia sẻ của các quốc gia thành viên”. Bà Phấn dẫn chứng, trong phân bổ nguồn nước của sông Mê Công, Trung Quốc chiếm 16%, Myanma 4%, còn các nước hạ lưu vực (Việt Nam, Lào, Cam puchia và Thái Lan) chiếm 82%.

Về việc sử dụng nguồn nước sông Mê Công, Trung Quốc được hưởng lợi ích khi làm thủy điện dòng chính, Myanmar: không đáng kể, Lào: thủy điện dòng chính và dòng nhánh; Thái Lan: nước, chuyển nước, thủy điện; Campuchia: nước, cá, thủy điện dòng chính và sông nhánh, giao thông thủy và Việt Nam: nước, cá, thủy điện sông nhánh, giao thông thủy.

Theo bà Nguyễn Hồng Phấn, cần một giải pháp toàn diện cân bằng lợi ích quốc gia và khu vực không phải chỉ là vấn đề kinh tế kỹ thuật mà cần thiết phải quan tâm đến vấn đề xã hội, môi trường để bảo vệ và phát triển nguồn nước của sông Mê Công.

Thủy điện trên dòng chính tác động lớn đến môi trường

Tiến sỹ Nguyễn Huy Hoạch, chuyên gia thủy điện cho biết, việc xây dựng công trình thủy điện này và các bậc thang thủy điện tiếp theo sẽ tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là rất lớn. Lào sẽ phải di dời một số lượng lớn dân cư. Tính chung cho 10 đập ở Lào và hai đập ở Campuchia, 107.000 người sẽ phải di dời; 2 triệu người ở 47 huyện trong phạm vi các hồ thủy điện và ngay bên dưới các hồ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Lào sẽ đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội khi những người có sinh kế phụ thuộc sông Mê Công bị mất nguồn sống và di cư ra đô thị tìm việc làm.

“Điều tra cho thấy, khoảng 80% dân số Lào phụ thuộc nguồn thủy sản sông Mê Công . Với những quốc gia ở hạ lưu Mê Công như Campuchia và Việt Nam, những con đập chặn dòng còn làm cạn kiệt nguồn thu từ cá. Với những người Campuchia sống dựa vào nghề đánh cá nước ngọt, các con đập cản sự di cư của cá sẽ là thảm họa cả về an ninh lương thực lẫn dinh dưỡng. Hằng năm người Campuchia đánh bắt khoảng nửa triệu tấn cá. Đây là nguồn việc làm của hơn 6 triệu người”.

Đối với Việt Nam, việc xây dựng Xayaburi và 11 thủy điện bậc thang sẽ không mang lại bất cứ lợi ích nào cho đồng bằng sông Cửu Long mà còn đe dọa trực tiếp tới đời sống của gần 20 triệu dân sống trong vùng. Tất cả 12 thủy điện bậc thang đều là các thủy điện không điều tiết, chỉ phục vụ mục đích phát điện, không có tác dụng điều hòa nguồn nước, tức là giảm lũ mùa mưa và tăng dòng chảy về mùa khô.

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (SEA) cuối cùng từ các nhà tư vấn độc lập cho MRC đã chỉ rõ những rủi ro khổng lồ nếu tiếp tục xây thêm đập. Báo cáo cuối cùng của các tư vấn viên đánh giá môi trường chiến lược (tháng 10-2010) cho thấy tổng sản lượng cá chịu rủi ro từ các con đập ở dòng chính là từ 700.000 tấn tới 1,4 triệu tấn, trong đó Campuchia mất 170.000-340.000 tấn, Lào 60.000-120.000 tấn và Thái Lan 250.000-480.000 tấn.

Tuy nhiên, các đánh giá ĐTM hoàn toàn sơ lược, chưa thể hiện được những tác động to lớn và lâu dài đối với môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội của khu vực xây dựng các công trình thủy điện và vùng hạ lưu sông Mê Công. Các đánh giá này chưa thể hiện cụ thể định lượng tất cả các tác động do việc xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện này.

Tiếp tục nghiên cứu các dự án thủy điện một cách toàn diện

Bà Đỗ Hồng Phấn nêu vấn đề, Xayaburi nằm trong toàn bậc thang 12 dự án thủy điện. Nếu Xayaburi được xây dựng sẽ tạo tiền lệ để 11 công trình thủy điện tiếp theo được xây dựng trên sông Mê Công. Ảnh hưởng trước tiên là đồng bằng sông Cứu Long sẽ bị xâm nhập mặn và nhiều thiệt hại về thủy sản, phù sa… Vì thế, theo các đại biểu, việc nghiên cứu không chỉ riêng thủy điện Xayaburi mà cần thiết phải nghiên cứu trên toàn dòng chính nơi dự kiến xây dựng các thủy điện bậc thang.

Tại buổi tọa đàm, Tiến sỹ Trương Hồng Tiến, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết: Trên cơ sở kết quả các cuộc họp song phương với Thủ tướng các nước thành viên Ủy hội mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Chỉ thị giao Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chủ trì, phối hợp với phía Lào, các quốc gia ven sông Mê Công và các đối tác có liên quan tổ chức nghiên cứu tác động của các dự án thủy điện và các công trình khác trên dòng chính sông Mê Công đối với các quốc gia hạ nguồn.

Dự kiến, cách thức triển khai thực hiện các kết luận của các Thủ tướng về công trình Thủy điện Xayaburi sẽ được thảo luận tại các Phiên họp của Ủy ban Liên hợp (Ủy hội sông Mê Công quốc tế) vào tháng 8/2011 và Hội đồng Ủy hội vào tháng 11/2011 tới.

Ông Trương Hồng Tiến cũng cho biết, tới đây, Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành thành viên tiến hành nghiên cứu toàn diện tác động của hệ thống các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công đến hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu toàn bậc thang thủy điện dòng chính ở hạ lưu vực sông Mê Công. Tiếp đó, sẽ tiến hành tổng kết kinh nghiệm và các bài học về thiết kế các công trình thủy điện và các công trình giảm thiểu tác động do thủy điện gây ra.

Theo các đại biểu tham dự buổi tọa đàm, cần có một nghiên cứu chung, với thái độ chủ động có sự phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các Bộ, ngành thành viên. Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu cụ thể về vấn đề thủy sản, phù sa… Đặc biệt, chúng ta cần phải chủ động nghiên cứu để ứng phó và có giải pháp chủ động để giải quyết nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long với giải pháp mang tính tổng thể kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường…

Các đại biểu đều nhất trí, tới đây cần tăng cường vai trò của Ủy hội… Vấn đề Mê Công cần phải được đưa ra diễn đàn khu vực, quốc tế… tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.






Tác giả bài viết: Minh Trang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 118


thoi trang cong so Hôm nay : 4016

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 49323

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49536458

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi