Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT Đồng Nai đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh.
Gần 300 hộ gia đình tại tỉnh Long An đã được công ty La Vie hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước của thành phố. Tại Long An, một số kênh rạch đã được làm sạch và khai thông để đem lại nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Riêng trong năm 2019, gần 300 hộ gia đình tại tỉnh Long An đã được hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước của thành phố.
Theo Đồ án Quy hoạch chung thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn) đến năm 2030, định hướng nguồn cấp nước nối mạng với hệ thống nhà máy nước của huyện tại ấp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ.
Sở Y tế tỉnh Nghệ An vừa tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 công ty, nhà máy, trạm cấp nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cho biết, mặc dù kết quả quan trắc trên sông La Ngà cho thấy chất lượng nước tương đối tốt, đa số các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong quy chuẩn môi trường cho phép; tuy nhiên, một số vị trí quan trắc có giá trị các thông số COD, BOD5, TSS, N-NO2- vượt quy chuẩn.
Ngày 27/11, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đề xuất Dự án Nước sạch và vệ sinh nông thôn (NS&VSNT) bền vững và chống chịu với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công văn số 16052/UBND-NN yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2019-2020.
Trung tâm quan trắc môi trường miền Nam thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - môi trường cho biết, kết quả quan trắc trong năm 2019 trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai cho thấy, chất lượng nước tại các điểm quan trắc khu vực thượng nguồn và trung lưu trên các sông chính khá tốt, có 61% giá trị WQI (chỉ số chất lượng nước) đạt từ 75-100, chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp; có 4% giá trị WQI đạt dưới 25, chất lượng nước ô nhiễm nặng tại vị trí thuộc nội ô TP.Hồ Chí Minh là: cầu Ông Buông (kênh Tân Hóa - Lò Gốm) và cầu An Lộc (kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật) và cảng Phú Định (sông Chợ Đệm) trong đợt 3 và 4.
Giá nước sạch sinh hoạt mới áp dụng từ ngày 15-11 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cao hơn mức cũ 6%. Ðơn giá cao nhất là 12.100 đồng/m3, áp dụng với định mức sử dụng nước hơn 6 m3/người/tháng…
Trước tình hình môi trường nước ở một số vùng nuôi tôm trên địa bàn bị ô nhiễm nặng, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo tăng cường bảo vệ môi trường nuôi tôm.
Nhằm kiểm soát chất lượng nguồn nước mặt, đặc biệt là nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
Các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã tích cực đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường nước tự động. Kết quả quan trắc đã giúp cho các địa phương kịp thời phát hiện những diễn biến xấu về chất lượng, trữ lượng nước và đưa ra những giải pháp phù hợp để bảo vệ tài nguyên nước.
Là đơn vị sản xuất, cung cấp nước chủ lực phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho hơn 10 triệu người dân TP.HCM, những năm qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) luôn đảm bảo quy trình nghiêm ngặt từ nguồn nước thô đầu vào đến việc cấp nước đến từng hộ gia đình.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, vùng Đông Nam Bộ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt. Tỉnh Tây Ninh hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động. Các KCN này đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt Quy chuẩn quy định (QCVN 40:2011/BTNMT cột A) trước khi xả ra môi trường, lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và đang hoàn chỉnh để kết nối dữ liệu về Sở TN&MT.
Các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước, nhất là nguồn nước mặt nhằm phục vụ hiệu quả đời sống, sản xuất của người dân địa phương.
Bình Dương đã lập quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Đối với vùng Tây Nguyên, các nhà khoa học đánh giá tài nguyên đất, nước và rừng có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển của toàn vùng, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Do tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tình hình hạn hán trong mùa khô càng kéo dài, gay gắt. Vì vậy, việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Nguyên.
Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc thiếu nước tưới trong mùa khô, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững hơn cho vùng Tây Nguyên, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu giống mới; nghiên cứu, chuyển giao biện pháp canh tác tổng hợp, tiên tiến...
Theo các nhà khoa học, quản lý, nông nghiệp Tây Nguyên chỉ thực sự phát triển bền vững khi được quy hoạch một cách tổng thể. Cây lương thực và các cây công nghiệp cần được quy hoạch thành các vùng chuyên canh với diện tích ổn định.
Trước những ảnh hưởng ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu đối với các loại cây trồng, ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để thích ứng nhằm duy trì sản xuất hiệu quả, bền vững. Trong đó, phát triển kinh tế nông lâm kết hợp, trồng xen canh nhiều loại cây trồng là giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài.
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 | |||||
2018 << 12/2019 >> 2020 |