Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cảnh báo nguy cơ thiếu nước

Thứ năm - 17/09/2009 23:00
Lực lượng kiểm tra liên ngành về môi trường đang kiểm tra một điểm xả nước thải của doanh nghiệp ngoài KCN Mỹ Xu

Lực lượng kiểm tra liên ngành về môi trường đang kiểm tra một điểm xả nước thải của doanh nghiệp ngoài KCN Mỹ Xu

Sự thiếu hụt tài nguyên nước là thách thức lớn cho phát triển trong tương lai. Hiện nay, tình trạng bán khô hạn và ô nhiễm các nguồn nước đã xảy ra nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả… Đó là cảnh báo của các nhà khoa học môi trường đối với sự phát triển bền vững của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo phân tích của ông Nguyễn Đình Hòe (cán bộ Trung tâm Xã hội và Môi trường vùng (CERSED) nguy cơ thiếu hụt tài nguyên nước của Bà Rịa - Vũng Tàu cho phát triển bền vững là rất lớn. Các số liệu tính toán chỉ số khô hạn suốt 30 năm qua (từ năm 1978) cho thấy, Bà Rịa – Vũng Tàu đã chuyển sang trạng thái khô hạn. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm là mùa thiếu nước, đặc biệt 3 tháng đầu năm không mưa. Các dòng sông cung cấp nước cho tỉnh chủ yếu là những sông nội tỉnh, ngắn và có lưu vực nhỏ. Nước ngầm dự trữ cũng rất ít. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước, thậm chí thiếu trầm trọng.

Nguồn nước không chỉ thiếu mà còn bị ô nhiễm. Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông chính (sông Thị Vải, sông Ray, sông Dinh và sông Băng Chua) tất cả đều ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ… Trong đó, đáng chú ý nhất là sông Dinh, khu vực sử dụng để cấp nước có thời điểm bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng vượt mức cho phép từ 27-127mg/l (tiêu chuẩn cho phép là 20mg/l). Tại sông Băng Chua cũng đã bị ô nhiễm chất hữu cơ vượt quá mức cho phép nhiều lần… Tại các điểm quan trắc nước ngầm (đặt tại TX. Bà Rịa và các huyện Tân Thành, Long Điền và Châu Đức) đều cho kết quả nguồn nước bị acid hóa nhẹ và bị ô nhiễm vi sinh.

Nguyên nhân, được xác định là do từ hoạt động công nghiệp gây nên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 khu công nghiệp tập trung, hầu hết đều nằm dọc sông Thị Vải và sông Dinh là những khu vực khá nhạy cảm về môi trường nước. Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương cũng nằm gần các đập nước, nguồn nước… Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải và chất thải hoặc chưa đồng bộ nên chất thải từ đây được “tống” thẳng xuống sông.

Quá trình đô thị hóa, tăng dân số cơ học và hình thành khu dân cư tự phát… cũng là nguyên gây ô nhiễm nguồn nước. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn bộ nước thải đô thị tại các khu dân cư, khu đô thị của tỉnh hiện đều chưa được xử lý trước khi thải. Một số khu vực nước thải đô thị được thu gom chung với nước mưa và và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận (nước sông, nước biển ven bờ…) làm ô nhiễm khu vực này. Ngoài ra, hiện vẫn còn một số khu vực nước thải sinh hoạt không được thu gom nên sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn (nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép) tự thấm, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Đây chính là nguyên nhân chính làm nước ngầm bị acid hóa và bị ô nhiễm vi sinh… Mặt khác, việc khai thác nước ngầm không được kiểm soát chặt chẽ, khai thác phân tán sẽ dẫn đến hiện tượng làm nhiễm mặn nguồn nước ngầm ven biển.

Trước thực trạng tài nguyên nước có nguy cơ thiếu hụt và đang bị ô nhiễm, các nhà khoa học môi trường cho rằng, cùng với kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm cần điều chỉnh lại sự phát triển kinh tế theo hướng thay thế các ngành công nghiệp sử dụng quá nhiều nước, thay thế dần các giống cây trồng dùng nhiều nước bằng cây trồng năng suất cao nhưng đòi hỏi ít nước hơn. Đặc biệt, việc bảo vệ và phát triển rừng sẽ rất cần thiết cho khả năng tăng trữ lượng nước.





Nguồn tin: Quang Đạt, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi