Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Cảnh báo mạch nước ngầm tụt giảm nhanh, cần tăng cường quản lý nguồn tài nguyên này

Thứ năm - 05/11/2009 02:20
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bạc Liêu, hiện mạch nước ngầm của tỉnh này đã tụt giảm hơn 13m so với năm 1997 và đang có chiều hướng giảm nhanh trong những năm gần đây.
Nguyên nhân nước ngầm sụt giảm do tốc độ tăng dân số cũng như tăng trưởng kinh tế nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng nước ngầm tăng cao. Do đặc điểm là tỉnh ven biển, hầu hết nước sinh hoạt đều từ nước ngầm. Trong khi đó, khâu khai thác, khoan mới giếng nước trong dân không được quản lý tốt. Tình trạng khoan giếng nước trong dân diễn ra tràn làn, nhiều gia đình khoan đến 2-3 giếng nước/hộ. Báo động hơn, một số cơ sở kinh doanh, kể cả nông thôn lẫn thành thị “đua nhau” khoan giếng nước với kích cỡ lớn, dùng ống phi có đường kính đến 60 cm- 90 cm... Do đó, làm mực nước ngầm không những tụt giảm nhanh mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng, nguồn nước dễ nhiễm phèn, mặn...Theo thống kê, Cà Mau hiện có trên 98.000 giếng nước ngầm đang hoạt động và trên 1.700 giếng nước đã hư hỏng, trong số này có không ít giếng hư đã bỏ không sử dụng trong nhiều năm. Điều quan ngại nhất là những giếng nước hư hỏng chưa xử lý dễ dẫn đến nguy cơ thông tầng, gây ô nhiễm tầng nước mặt.   

Mặc dù, tình trạng khai thác mạch nước ngầm diễn biến phức tạp nhiều năm qua, nhưng ngành chức năng tỉnh này chưa có biện pháp chế tài nhằm cảnh báo, răn đe. Do đó, nạn khoan giếng nước ngầm không những diễn ra tràn lan ngoài sự kiểm soát ở vùng nông thôn, mà ngay cả thành thị cũng đang đối mặt với nạn khoan giếng trái phép này.   

* UBNDTP Hồ Chí Minh đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương tổ chức quản lý chặt chẽ việc cấp phép cho các cơ sở khoan giếng và quản lý việc người dân tự khoan giếng và khai thác nước ngầm không xin phép trên địa bàn 24 quận, huyện của thành phố để hạn chế tình trạng khai thác nước ngầm quá mức hiện nay (mỗi ngày Thành phố đang khai thác khoảng 530.000 m3 nuớc ngầm, trong khi khả năng tự bổ sung chỉ khoảng 200.000m3/ngày) dẫn đến tình trạng mực nuớc ngầm đang tụt xuống gần 1 mét mỗi năm. Cụ thể như huyện Củ Chi ở khá xa các nhà máy khai thác nước ngầm lớn của thành phố, nhưng mực nước ngầm cũng bị tụt xuống từ 0,4 đến 0,74 mét/năm. Ngoài ra, nạn khai thác nuớc ngầm nhiều còn gây ô nhiễm nguồn nuớc ngầm, nhất là các khu vực ngoại thành có nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm như Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Thủ Đức.     Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 120.000 giếng khoan khai thác nước ngầm với mật độ bình quân khoảng 50 giếng/km2.

 Để bảo vệ và khai thác nguồn nước ngầm hợp lý hơn và hạn chế tình trạng chất lượng nước ngầm đang bị xấu đi nhanh chóng, nhất là ở khu vực ngoại thành, các quận nội thành cũng đang triển khai các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm; hạn chế việc khoan thêm giếng nuớc ngầm, khai thác quá mức cần thiết.



 


Nguồn tin: Huỳnh Sử, Hoàng Anh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi