Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

“Giặc cát” nghiền nát sông Cầu

Thứ sáu - 02/10/2009 06:13
Một bến thuyền chuyên hút cát trên đoạn sông Cầu chảy qua xã Mai Đình.

Một bến thuyền chuyên hút cát trên đoạn sông Cầu chảy qua xã Mai Đình.

Từ mạn chiếc thuyền chở cát của gia đình anh Nguyễn Quang Lượng- người nghèo nhất nhì xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa- Bắc Giang, tôi lặng ngắm dòng sông, cố hình dung về thời “con sông của người quan họ” còn trong veo, xanh mát một màu... Cách đó không xa, loa truyền thanh văng vẳng câu hát hưởng ứng chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước. Người Mai Đình trong tương lai có thể sẽ từ bỏ thói quen đổ rác hay nước thải ra sông, nhưng dòng sông của quê hương lại phải oằn mình vật vã trước nạn khai thác cát bừa bãi.
Phó Chủ tịch xã từng bị kề dao vào cổ ...

Ông Đào Xuân Lữ, trưởng công an xã Mai Đình dẫn chúng tôi ra bến sông. Dọc triền đê là những nếp nhà ngói thâm nâu ẩn mình sau các rặng dâu xanh mướt. Dâu xanh thế nhưng chỉ một trận lụt là chết sạch - ông Lữ than thở. Nguyên do cũng chỉ tại nước sông ô nhiễm, bẩn đến mức thối cả vỏ cây dâu. Lá dâu dính nước, tằm ăn vào lăn ra chết... Sông Cầu thơ mộng giờ đục ngàu. Phía thượng nguồn, cách chỗ chúng tôi đứng vài trăm mét, lừng lững dãy thuyền của những kẻ chuyên hút cát trộm. Ngất nghểu trên thuyền là những cái phễu lọc sạn để lấy cát. Bên kia sông, một cần cẩu đang “miệt mài” múc cát dưới thuyền đổ lên mấy chiếc ô tô đang chờ sẵn... Hơn 9 cây số, lòng sông trơ đá cuội – ông Đào Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã buồn bã nói như thế trước khi đưa chúng tôi ra bến sông.

Lâu nay người ta vẫn dùng chữ “tặc” để gán cho kẻ làm ăn khuất tất như “hải tặc”,“lâm tặc”,”tin tặc”... Những đối tượng này thường phải e ngại trước các nhà chức trách nhưng “cát tặc” sông Cầu hoành hành ngang dọc, không sợ bất cứ ai nên người dân ở đây nói vui chúng được nâng lên hàng... thảo khấu! Là Phó Chủ tịch xã, chỉ huy lực lượng truy bắt thuyền hút cát trộm nhưng chính ông Vinh lại đã từng bị một “thảo khấu” kề dao phay vào cổ...

Đóng thuyền to, thuê người làm “cát tặc”

 50% dân số Mai Đình sống trong đê, 50% còn lại sống dọc sông. Như nhiều xã khác ven con sông Cầu, dân Mai Đình sống bằng nghề canh tác nông nghiệp. Người đẻ nhiều mà đất chẳng sinh sôi nên người dân Mai Đình buộc phải mưu sinh bằng các nghề thủ công như làm bún, gò hàn, trồng dâu nuôi tằm và... khai thác cát dưới đáy sông.

Ông Đào Văn Vinh nói, xã có 400 nhân khẩu với trên 150 thuyền chuyên hút cát. Cường độ lớn và công nghệ hút hiện đại đã khiến hơn 9 cây số sông Cầu chảy qua địa bàn xã ô nhiễm khủng khiếp. Không chỉ cây dâu trên bờ lụi tàn sau các trận lụt mà tôm cá dưới sông cũng há miệng đớp bọt rồi chết theo. Nguy hiểm hơn, là đất ruộng, đất bờ bãi hai bên sông liên tục bị sói lở, thu hẹp dần.

“Cát tặc” là ai? Ông Vinh thoáng ưu tư trước câu hỏi này của tôi bởi những người được coi là “cát tặc” kia, đều rất nghèo. Ngoài những nông dân thiếu đất canh tác, “cát tặc” là những gia đình mà tài sản đời nọ sang đời kia chỉ có chiếc thuyền. Lợi nhuận từ khai thác cát trộm khiến một số người  trở nên giàu có. Trưởng công an xã Mai Đình, Đào Xuân Lữ cho biết, giàu nhất Mai Đình nhờ hút cát sông là 2 thôn Mai Hạ và Châu Lỗ. Ở 2 thôn này có cả đoàn thuyền quy mô chuyên hút trộm cát. Mỗi thuyền có thể hút trộm từ 40 - 50 m3 cát/ngày, thuyền lớn hơn là 70 m3/ngày. Theo lời ông Lữ thì với công nghệ  hiện đại, chỉ  cần thọc “vòi” xuống đáy sông 2 tiếng đồng hồ là có đầy thuyền cát, bán với giá 2 triệu đồng. Một ngày, mỗi thuyền làm vài bận “hút” như thế, thu ngót chục triệu thì bảo làm sao mà không giàu - ông Lữ nói.

 Đa số người giàu lên nhờ hút cát sống tập trung ở 2 thôn nói trên. Ngoài việc xây nhà cao lừng lững cho thiên hạ biết mặt, họ đua nhau bỏ tiền tỷ sắm thuyền to, đầu tư công nghệ mới và thuê người nghèo như họ khi xưa làm “cát tặc”. Điều này giải thích tại sao khi bỏ công sức mật phục ròng rã, lực lượng chức năng cũng chỉ bắt được những “thảo khấu” thuộc hạng “tép tôm” - mà nói như lời ông Vinh thì “phạt cũng dở mà thả cũng không xong”.

Cuộc chiến dẹp bỏ nạn “cát tặc” trên chiều dài 9 cây số sông Cầu chảy qua các làng quê đẹp như tranh vẽ của xã Mai Đình xem ra quá gian nan và hình như còn quá sức đối với chính quyền sở tại. Trong câu chuyện, ông Vinh đề cập đến thực tế tồn tại rất lâu rồi ở xã: 1 sào ruộng sau 4 tháng (tức 1 vụ) mới cho thu lãi 100.000 đồng, trong khi để có số tiền này,  nông dân chỉ cần đi làm “cát tặc” trên sông đúng 1 ngày...

Chiều muộn. Sông Cầu váng vất ráng hoàng hôn. Trong khoang thuyền chật chội của gia đình anh Nguyễn Quang Lượng, mấy đứa trẻ con chẳng có gì để chơi. Thú vui duy nhất của chúng là bốc cát ném xuống sông. Mới 28 tuổi, nhưng Lượng đã có 2 con. Dân nghèo sống dưới thuyền “mắn đẻ” lắm.  Các vị chức sắc ở Mai Đình nói vui như thế. Dân trên bờ đẻ nhiều thiếu đất sản xuất, nghèo đã đành. Dân sống dưới thuyền đẻ nhiều thì chỉ còn cách bám vào đáy sông. Cha của Lượng là ông Nguyễn Quang Đủ, cũng là người “nghèo nhất xã”. Trong mắt chàng thanh niên, tôi đọc thấy khát khao cháy bỏng được “lên bờ”, có tấc đất cắm dùi cho mấy đứa trẻ được học hành tử tế, nhưng “lên” bằng cách nào khi cát dưới đáy sông cứ cạn dần. Tự nhiên thấy bức ảnh Lượng chụp trước ngôi nhà kiểu tân thời, phổ biến ở các làng quê, treo trên vách thuyền mới lạc lõng làm sao, đó có thể mãi chỉ là mơ ước. Bởi khúc sông mà chàng thanh niên cất tiếng khóc chào đời và sống những ngày vất vả đang thoi thóp trước sự mưu sinh nghiệt ngã của con người!





Nguồn tin: Thanh Dương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi