Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Hà Nam: Nỗ lực trong công tác bảo vệ nguồn nước ngầm

Chủ nhật - 01/08/2010 05:44
Hà Nam là tỉnh địa hình trũng, có nhiều ao, hồ và các con sông như: Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Sắt, sông Châu... chảy qua. Do vậy, nguồn nước ngầm trên địa bàn khá phong phú. Theo thống kê của ngành chức năng, trữ lượng khai thác nước ngầm tiềm năng của tỉnh Hà Nam đạt tới 165 triệu m3, việc khai thác nước ngầm thông qua giếng khơi, giếng khoan trong tỉnh hiện khá dễ dàng.
Tuy nhiên, chất lượng nước ngầm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang bị nhiễm asen cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không qua xử lý ô nhiễm nặng từ các tỉnh, thành, nhất là Hà Nội đổ về Hà Nam với lưu lượng quá lớn. Trong khi đó, các ao, hồ, sông, kênh...ở tỉnh quá sức chịu đựng và đánh mất khả năng tự làm sạch. Vì vậy, nước ô nhiễm dễ dàng thẩm thấu xuống lòng đất.

Trao đổi với phóng viên báo TN&MT về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Truyện, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hà Nam cho biết: Hà Nam là một trong những tỉnh có nguồn nước ngầm bị nhiễm asen cao so với các tỉnh trong cả nước, cụ thể các huyện xếp theo thứ giảm dần: Lý Nhân (Văn Lý, Chính Lý, Chân Lý, Vĩnh Trụ, Hòa Hậu,…), Bình Lục (Tràng An, Bồ Đề, Ngọc Lũ, Đồng Du, Hưng Công,…), Duy Tiên (Trác Văn, Chuyên Ngoại, Châu Giang,…), Kim Bảng (đồng đều ở các xã Hoàng Tây, Đại Cương, Văn Xá,…), Thanh Liêm (Liêm Cần, Liêm Tiết,…), thành phố Phủ Lý.

Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước như trên? Tỉnh đã có biện pháp gì để khắc phục tỉnh trạng trên?

- Bản thân trong nguồn nước đã có thành phần asen hòa tan trong các tầng chứa nước do đó không có biện pháp trực tiếp khắc phục làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nguồn nước khai thác. Tuy nhiên, khi khai thác, sử dụng người dân có thể làm giảm nồng độ ô nhiễm asen trong nước bằng các giàn phun mưa. Công việc này tỉnh đã chỉ đạo cho Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của asen, biện pháp giảm thiểu asen trong nước; Trung tâm Nước sạch (Sở NN&PTNT) triển khai lấy mẫu phân tích nồng độ ô nhiễm asen trong nước tại các hộ dân đồng thời xây dựng một số giàn phun mưa điển hình tại tất cả các xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong thời gian tới, tỉnh có kế hoạch gì để bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giá trên địa bàn tỉnh?

- Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giá trên địa bàn, trong thời gian tới tỉnh sẽ kiểm kê những giếng không sử dụng và tổ chức trám lấp nhằm bảo vệ và phòng chống ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Lập quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh để có biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, tránh suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Lập quy hoạch mạng quan trắc nước mưa, nước mặt, nước dưới đất nhằm đánh giá đúng chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh làm cơ sở xây dựng bộ dữ liệu tài nguyên nước. Cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước nhằm đảm bảo nhanh, gọn, dễ làm cho các tổ chức, cá nhân khi làm thủ tục xin cấp phép. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật TNN, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm trong khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước.

Ngoài ra, sẽ đa dạng hóa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài nguyên nước tới người dân và các ngành, các cấp trong tỉnh.

Thời gian qua công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được triển khai như thế nào, thưa ông?

- Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định 29/QĐ-UBND Quy định về quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 13/2006/CT-UBND ngày 18/5/2006 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định mức thu phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước thuộc thẩm quyền của tỉnh.Tham gia ký kết cùng 5 tỉnh có lưu sông Nhuệ đáy chảy qua, Văn bản về bảo vệ lưu vực sông Nhuệ, Đáy.

Sở cũng đã xây dựng, ban hành và công khai Quy hoạch sử dụng và bảo vệ nước dưới đất đến các huyện, thành phố và các xã trên địa bàn tỉnh, các Sở ban ngành liên quan.

Đối với công tác cấp phép khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước, Sở đã cấp 17 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 02 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 13 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 22 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và 01 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Hàng năm, Sở cũng tiến hành việc kiểm tra, thanh tra một số tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Qua kiểm tra, nhiều tổ chức, cá nhân nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với việc thực hiện cấp phép khai thác, sử dụng TNN và đã hoàn thiện các thủ tục cấp phép.Tuy số lượng các đơn vị làm thủ tục xin cấp phép chưa nhiều, nhưng cũng đã phần nào nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng TNN về pháp luật tài nguyên nước và tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên nước đối với sức khỏe của người dân và cộng đồng cũng như phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.






Nguồn tin: TN&MT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 87

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 79


thoi trang cong so Hôm nay : 18239

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1244906

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49438093

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi