Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã từng bước đi vào nề nếp. Song, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều những hạn chế. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa được chú trọng; các ngành, các cấp chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; sự phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, thống nhất; kinh phí dành cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước còn hạn chế; trong tỉnh chưa có tổ chức, cá nhân nào đủ điều kiện để hành nghề tư vấn và khoan nước dưới đất trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đăng tải trên website của Sở Tài nguyên và mooit rường tỉnh Hòa Bình; tham gia khảo sát và cho ý kiến về địa điểm thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước khi có chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chủ trì khảo sát địa điểm, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ các dự án đầu tư xây dựng công trình tại địa phương phải yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với các tổ chức, cá nhân có đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, kiểm tra, đánh giá để xác định khả năng cung cấp nước, lưu lượng và vị trí xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của các nguồn nước cho từng dự án. Đồng thời, lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp phép tài nguyên nước theo quy định nhằm đảm bảo cho dự án hoạt động ổn định, có hiệu quả, bảo vệ được tài nguyên và môi trường.
Chỉ thị cũng nêu rõ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Tài nguyên nước bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thực hiện kịp thời các nội dung của Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố lập danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ . Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật tài nguyên nước. Chủ trì khảo sát thực địa và lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến địa điểm cấp phép tài nguyên nước. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép tài nguyên nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất trình UBND tỉnh cấp giấy phép theo đúng quy định.
UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; rà soát, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu về các cơ sở thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất, hành nghề tư vấn trong lĩnh vực tài nguyên nước, trám lấp giếng không sử dụng trên địa bàn; Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phát hiện, ngăn chặn và có biện pháo xử lý hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật tài nguyên nước.
Chi tiết Chỉ thị số 09/CT-UBND xin mời xem
Tại đây