Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Huyện Sơn Động, Bắc Giang: Vùng cao đang... khát nước

Thứ năm - 07/05/2015 09:34
Xã Hữu Sản huy động máy bơm dã chiến hút nước còn đọng tại các khe cứu lúa.

Xã Hữu Sản huy động máy bơm dã chiến hút nước còn đọng tại các khe cứu lúa.

Những ngày này, tại huyện Sơn Động (Bắc Giang), nhiều hồ chứa nước cạn kiệt, đồng ruộng nứt nẻ. Một số thửa lúa, ngô vàng vọt héo quắt. Nắng nóng kéo dài khiến hàng nghìn người dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả làng ngóng… mưa

Trưa 1-5, tôi có mặt tại thôn Sản 3, xã Hữu Sản. Đầu hè oi bức, nhu cầu sử dụng nước tăng cao nhưng nơi đây lại đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Thấy khách mồ hôi nhễ nhại, chị Nguyễn Thị Thủy, người dân trong thôn gạn mãi được nửa gầu nước giếng đục ngầu bảo tôi rửa tạm tay cho mát. Chị chia sẻ: “Mọi năm nước giếng dùng thoải mái, vậy mà năm nay giếng đã cạn cách đây gần một tháng”. 
 


Xã Hữu Sản huy động máy bơm dã chiến hút nước còn đọng tại các khe cứu lúa.

Hằng ngày để có nước ăn, chị Thủy phải gánh nước giếng khoan của hàng xóm cách nhà gần 1km. Do nước có hạn nên chị cũng chỉ dám xin để nấu ăn, còn các sinh hoạt khác dựa vào chút nước còn sót lại ở các khe, lạch. Theo chân chị Thủy đi qua lối mòn nhỏ, chúng tôi đến con suối đã kiệt nước trong thôn. Trước đây suối quanh năm chảy róc rách, mát lành nhưng nay chỉ còn duy nhất một vũng nước trên mặt nổi đầy bọ gậy, lá khô. Vậy mà lượng nước ít ỏi này gia đình chị và một số hộ khác vẫn phải sử dụng để tắm, giặt chờ mưa đến. 

Lấy chiếc chăn vừa mang cho chồng ở bệnh viện về, chị Thủy vò qua rồi phơi. Chị giải thích: “Không sử dụng xà phòng giặt thì mới dùng nước ở vũng được nhiều lần. Sau khi tắm, giặt xong đợi nước lắng cặn lại dùng tiếp”.

Vùng cao, khát nước, Sơn Động, Bắc Giang, đồng ruộng, nắng nóng

Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, thôn Sản 3, xã Hữu Sản tắm giặt nhờ vài vũng nước còn lại tại suối.

Tại thôn Sản 1, nhiều hộ đang sục, nạo vét bùn ở giếng với hy vọng sẽ có thêm chút nước. Anh Long Văn Đồng nói: “Gần một tháng qua, ngày ngày tôi gánh nước ở các hộ còn nước giếng về dùng. Đến nay, các giếng đó cũng đã cạn. Tôi và một số hộ cùng thôn lắp ống dẫn nước từ khe Tá Lào song cũng chỉ được vài ngày nước cũng chẳng còn”. 

Theo Trưởng thôn Sản 1 Đặng Thị Hiểu, thôn có 80 hộ thì chỉ còn 7 hộ giếng còn nước song phải dùng dè sẻn lắm mới đủ để nấu ăn. Hơn 300 khẩu trong thôn đang thiếu nước trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, một số hộ đang bàn nhau góp tiền chở nước từ sông Lục Nam về lọc để dùng. Theo UBND xã Hữu Sản, xã có hơn 370 hộ với gần 1.600 nhân khẩu, chiếm 70% tổng số dân trong xã thiếu nước sinh hoạt.

Thôn Mo Luông, thôn Cướm, xã Lệ Viễn cũng trong tình trạng tương tự. Hơn 180 hộ dân (khoảng 600 khẩu) nơi đây ngày ngày đang phải mua nước với giá đắt đỏ, 160 nghìn đồng/téc 1,8 m3. Ông Hoàng Văn Điểm, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Ngoài mua nước, người dân đang phải tận dụng tối đa nguồn nước tại các ao, thùng vũng để vệ sinh cá nhân. Nếu nắng nóng kéo dài thêm nữa thì không biết lấy nước đâu mà sinh hoạt”.

Lúa, hoa màu hạn nặng

Nước sinh hoạt đã vậy, nước tưới cho lúa, hoa màu tại nhiều xã cũng cạn khô. Nhiều chân ruộng lúa nứt nẻ, cây trồng vàng vọt. Hơn 3 sào lúa của gia đình bà Lý Thị Hà tại cánh đồng Dộc Cờ thôn Nà Phai, xã Lệ Viễn đều bị hạn. Dù bà đã dành 2 sào đào ao chứa nước tưới nhưng vụ này chỉ đủ cấy và tưới dưỡng một đợt thì đến nay đã cạn kiệt.  

Vùng cao, khát nước, Sơn Động, Bắc Giang, đồng ruộng, nắng nóng

Nhiều chân ruộng lúa tại thôn Sản 2 nứt nẻ.

“Lội vào ruộng nứt toác thế này tôi lo lắm. Chỉ cần sơ sểnh chút là trẹo chân ngay bởi đất chai cứng, khô khốc. Nếu biết trước thời tiết thế này, tôi chẳng cấy và đầu tư chăm sóc mấy trăm nghìn đồng mỗi sào làm gì. Cứ để tiền đấy có khi còn có cái để đong ăn” - Bà Hà xót xa. Cùng cánh đồng Dộc Cờ nhiều ruộng, lúa thấp lè tè như cây mạ bởi đất khô trắng. 

Tại xã Hữu Sản có 23 ha lạc, ngô héo rũ và 3 ha lúa khô cháy vì thiếu nước. Được biết, hai ngày qua, xã Hữu Sản hỗ trợ kinh phí mua dầu chạy máy bơm dã chiến hút nước tại lạch Khe Lách để cứu lúa. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT, toàn huyện có khoảng 40 ha lúa bị hạn cục bộ, tập trung tại xã Dương Hưu, Hữu Sản, Vân Sơn. Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên, riêng xã Vân Sơn nắng nóng làm hàng chục ha ngô héo quắt, 40 ha lúa vàng lá sắp chết khô. 

Tích cực trồng rừng tạo nguồn sinh thủy 

Con người và đồng ruộng đều khô khát là do từ đầu năm tới giờ hầu như không có mưa to. Nhiều hồ chứa phục vụ sinh hoạt, tưới cho cây trồng cạn kiệt. Toàn bộ hồ chứa nước xã Hữu Sản như Khe Vín, Khe Khoang, Khe Nhúng đã trơ đáy. Hồ Đồng Mằn, Khe Rặt, Khe Noai, Gốc Nhội, xã Vân Sơn cũng chẳng còn nước. Tuy nhiên, ngoài mưa ít còn do nguồn sinh thủy khu vực các hồ cũng hầu như không còn. 

Đơn cử xung quanh hồ Khe Khoang cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho thôn Sản 1, Sản 2, Sản 3 (xã Hữu Sản) là những quả đồi trọc. Ông Phạm Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động cho biết: "Mấy năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên bị sụt giảm. Việc này rất nguy hại vì hết rừng đồng nghĩa với mất nguồn sinh thủy, kéo theo hồ cạn nước". 

Vùng cao, khát nước, Sơn Động, Bắc Giang, đồng ruộng, nắng nóng

Tại xã Hữu Sản mới phát hiện một nguồn nước từ đỉnh núi Nạm Ố, chúng tôi sẽ vận động các hộ góp tiền mua đường ống dẫn nước về. Nếu nguồn này ổn định sẽ giải quyết nước sinh hoạt tạm thời cho 20 hộ thôn Sản 2”.


Ông Bế Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Sản

Theo ông Thịnh, trước mắt các xã chủ động huy động máy bơm dã chiến, khoan giếng bảo đảm nước sinh hoạt cho bà con; huyện chỉ đạo các xã, đơn vị chuyên môn quản lý và bảo vệ chặt chẽ rừng tự nhiên hiện có. Về lâu dài huyện đang thực hiện đề án trồng bổ sung cây dược liệu, cây bản địa trên rừng tự nhiên nghèo kiệt tại các xã An Lập, Tuấn Đạo, Yên Định. 

Từ thực tế trên cho thấy, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây ra hậu quả rõ nét đến sản xuất và đời sống của người dân, nhất là các xã vùng cao. Nguồn nước ngầm đang suy giảm nghiêm trọng, không chỉ nước mặt mà nước ngầm cũng bị ô nhiễm nặng bởi các hoạt động thiếu ý thức của con người. Do đó, cần tuyên truyền để người dân có hành động thiết thực bảo vệ rừng và nguồn nước. Đặc biệt là bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, cần phải triển khai công tác trồng rừng ở đầu nguồn các công trình thủy lợi để giữ nước, tăng thêm nguồn nước ngầm. Không giao rừng quanh hồ chứa nước cho doanh nghiệp, cá nhân khai thác mà phải do chính quyền cơ sở quản lý với mục đích giữ nguồn sinh thủy.

 

Tác giả bài viết: Trịnh Lan

Nguồn tin: baobacgiang.com.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 82

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 64


thoi trang cong so Hôm nay : 15063

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1241730

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49434917

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi