Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Lâm Đồng: Khô hạn ngay trong mùa mưa

Thứ hai - 11/10/2010 18:36
Hồ Xuân Hương qua hai lần tích nước, đến nay vẫn chưa đầy.

Hồ Xuân Hương qua hai lần tích nước, đến nay vẫn chưa đầy.

Ngày 10.10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trước tình hình hạn hán vẫn đang tiếp tục diễn ra, sở đã có báo cáo trình UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo để tiếp tục khắc phục nạn hạn hán ngay trong... cuối mùa mưa.

Mặc dầu đã đến tuần đầu tháng 10 (cuối mùa mưa), nhưng theo quan sát của Trung tâm Khí tượng thủy văn Lâm Đồng, lượng mưa trong khu vực chỉ đạt khoảng 60% tổng lượng mưa trung bình nhiều năm trước đây. Trừ Đà Lạt (có lượng mưa trung bình bằng lượng mưa trung bình hằng năm), năm nay hầu hết các địa phương khác trong tỉnh đều có lượng mưa chỉ đạt từ 35% - 60% so với lượng mưa trung bình các năm trước. Do đó, đến thời điểm này, hầu hết các hồ nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều nằm dưới mực nước dâng trung bình hằng năm. Cụ thể, trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua, so với mực nước dâng bình thường hằng năm thì mực nước hồ Tuyền Lâm (TP.Đà Lạt) đã thấp hơn 2m, hồ Đạ Hàm (huyện Đạ Tẻh) thấp hơn 1,3m, hồ Pró (Đơn Dương) thấp hơn 2m, hồ Ka La (Di Linh) thấp hơn 0,7m...


Theo Sở NNPTNT Lâm Đồng, trong hơn tuần qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có mưa trên diện rộng, nhưng hầu hết các hồ thủy lợi vẫn chưa đạt đến mực nước dâng bình thường là một hiện tượng đáng lưu ý. Bên cạnh đó, các trạm bơm trên sông Đồng Nai lấy nước tưới cho hai cánh đồng lúa trọng điểm của Lâm Đồng là Cát Tiên và Đạ Tẻh, trong hai tháng qua cũng phải bất lực “gác sào” nhìn đồng lúa khô hạn vì mực nước sông chỉ còn như con lạch. “Thiếu nước trong suốt cả mùa mưa là hiện tượng bất thường, là điều chưa từng xảy ra ở Lâm Đồng” – lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng thừa nhận. Có thể lấy hồ Chiến Thắng ở Đà Lạt để chứng minh điều này.


Đầu tháng 4.2010 (bắt đầu mùa mưa), nước trong hồ Chiến Thắng đã nằm ở mực nước chết; hai nhà máy cấp nước cho Đà Lạt là Than Thở và Xuân Hương (“ăn” nước từ hồ Chiến Thắng) phải tạm “đóng cửa” trong một thời gian vì không đủ nguồn “nguyên liệu” để xử lý; Cty TNHH cấp - thoát nước Lâm Đồng buộc phải cắt giảm 1/3 lượng nước (tương đương 10.000m3) cho dân Đà Lạt. Suốt từ tháng 4 đến nay (những tháng thuộc mùa mưa ở Lâm Đồng), nước trong hồ này vẫn nằm ở mức “báo động đỏ”. Còn với hồ Xuân Hương, sau khi tháo cạn để nạo vét và xử lý cầu Ông Đạo (cuối tháng 2.2010), đến nay đã qua 2 lần tích nước hồi tháng 8 và tháng 9 vừa qua nhưng đến tuần đầu tháng 10 này, nước trong hồ chỉ mới đủ để cho hồ được “nâng cấp” từ “cánh đồng chết” lên thành cái ao tù.


Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Lâm Đồng,với hầu hết các vùng trong tỉnh, mùa mưa thường bắt đầu từ trung tuần tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3. Trong mùa mưa ở Lâm Đồng, tháng nào cũng có mưa trên 150mm; càng về giữa mùa thì lượng mưa càng lớn; ở tháng đạt cực đại, lượng mưa lên đến 300 – 400mm. Cũng theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Lâm Đồng, năm nay, tính đến đầu tháng 10 tổng lượng mưa trong cả tỉnh chỉ đạt khoảng 60%. Như vậy, Lâm Đồng đã sắp đi qua một “mùa” khô hạn ngay trong mùa mưa từ tháng 4 đến nay. Đây có thể xem là “mùa” khô hạn ngay trong mùa mưa lần đầu tiên xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng từ trước đến nay.


 

Nguồn tin: Khắc Dũng - Báo Lao Động

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi