Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Ninh Thuận: Quản lý hiệu quả tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững

Thứ tư - 09/02/2022 13:59
Hình ảnh minh họa. Nguồn internet

Hình ảnh minh họa. Nguồn internet

Trong tháng 01/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Ninh Thuận đã có công văn số 388/BC-STNMT về việc tổng kết thi hành Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Báo cáo nêu rõ, việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện quy định tại Điều 2 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan đối với 04 dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cụ thể: Dự án “Mở rộng nhà máy Thủy điện Đa Nhim”, dự án Nhà máy thủy điện Tân Mỹ 2, dự án Nhà máy thủy điện Mỹ Sơn và dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ.

Các thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước của 04 dự án nêu trên đều được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã nơi đặt công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Ủy ban nhân dân các huyện và Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Về điều tra cơ bản tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục nguồn nước nội tỉnh và Danh mục nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (tại Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 28/4/2016); tham mưu phê duyệt kết quả Dự án “Thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước” (tại Quyết định số 1010/QĐ-UBND ngày 30/6/2020); ban hành Quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và Kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 2336/KHUBND ngày 30/6/2020). Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thực hiện việc cắm mốc theo Đề cương và dự toán kinh phí đã được phê duyệt.



Cùng với đó, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA thông qua Dự án “Quản lý tổng hợp nguồn nước và Phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại Ninh Thuận”, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai lắp đặt thiết bị quan trắc lượng mưa tự động tại các hồ chứa thuộc lưu vực sông Cái, như các hồ: Lanh Ra, Sông Biêu, Cho Mo, Phước Trung, Sông Sắt, Trà Co, Tân Giang. 

Đồng thời, triển khai phê duyệt các đề tài nghiên cứu, như: “Mô hình thủy lực thủy văn Sông Dinh” và “Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn vùng hạ lưu Sông Dinh, đề xuất giải pháp thích ứng”. Ngoài ra, trong thời gian qua tỉnh Ninh Thuận đã triển khai các đề tài khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước như: “Đánh giá sức chịu tải của sông Cái và phân vùng xả nước thải vào sông Cái đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035”; “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo chi tiết theo các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã (vùng), huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận”; … 

Các mô hình sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước đã được triển khai như: Triển khai thực hiện Chương trình PIM (Participatory Irrigation Management) trên địa bàn 7 huyện, thành phố nhằm nâng cao công tác quản lý kênh mương và sử dụng nguồn nước có hiệu quả; đẩy mạnh áp dụng tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nước; áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến (SRI, 3 tăng 3 giảm, 1 phải 5 giảm), kỹ thuật tưới tiết kiệm cho lúa (nông lộ phơi, ướt khô xen kẽ); triển khai tưới luân phiên giữa các hệ thống và trong hệ thống thủy lợi,…

Về bảo vệ tài nguyên nước, tỉnh Ninh Thuận đang triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá và khoanh định vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”. Sau khi có kết quả Đề tài, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục vùng hạn chế và khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất; từ đó làm cơ sở cho việc đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Tính đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp được 128 giấy phép tài nguyên nước, trong đó có 14 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 47 giấy phép khai thác nước dưới đất; 43 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 24 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung và cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hiện nay, Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh đang được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012, đến nay tỉnh Ninh Thuận đã triển khai xong các nhiệm vụ, dự án sau: (1) Lập danh mục nguồn nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và xây dựng khung chương trình hành động nhằm quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; (2) Thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; (3) Xây dựng, lắp đặt thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; (4) Phê duyệt dự toán kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; (5) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá và khoanh định vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.

Trong những năm qua, Ninh Thuận là tỉnh đặc biệt khó khăn, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước. Vì vậy, Ninh Thuận đã luôn được quan tâm đầu tư hạ tầng lớn, quan trọng, đảm bảo điều hòa, phân phối nguồn nước cho sự phát triển lâu dài. Cụ thể, về hạ tầng thủy lợi, hiện có 21 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế hơn 194 triệu m3 và được bổ sung từ hồ thủy điện Đơn Dương. Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang triển khai xây dựng hồ chứa nước Sông Than với dung tích 85 triệu m3 ; hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, trọng tâm là công trình đầu mối hồ Sông Cái với dung tích 219 triệu m3 và hệ thống kết nối liên thông hồ chứa, liên lưu vực đảm bảo phân phối, điều tiết nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, tỉnh Ninh Thuận phối hợp chặt chẽ với tỉnh Lâm Đồng và Công ty Cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi để thống nhất kế hoạch dùng nước hạ du trong quá trình điều tiết nguồn nước của Nhà máy thủy điện Đa Nhim Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim – sông Pha nhằm đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
 

 
 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 99

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 90


thoi trang cong so Hôm nay : 18195

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1244862

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49438049

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi