Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Nước thải Y tế: 4 năm giải không xong

Thứ năm - 09/12/2010 02:12
Khu đất mà BV Chợ Rẫy vừa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải sau khi vượt qua nhiều chặng thủ tục! -

Khu đất mà BV Chợ Rẫy vừa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải sau khi vượt qua nhiều chặng thủ tục! -

Nước thải y tế ở TP.HCM tiếp tục là một câu chuyện đáng lo, dù đã được đặt lên bàn họp HĐND cách đây bốn năm...
Trả lời chất vấn của đại biểu Đặng Văn Khoa khi ấy, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) đổ lỗi cho... lịch sử, rằng do nhiều bệnh viện (BV) đã xây dựng quá lâu, hệ thống xử lý nước thải xuống cấp, trong khi lượng bệnh nhân ngày càng tăng nên không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Cả giám đốc Sở TN-MT và Sở Y tế đều phân bua rằng không thể cải thiện ngay lập tức mà cần phải có thời gian để các BV nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới. Song sau bốn năm, không ít BV vẫn còn loay hoay chuẩn bị đầu tư xử lý nước thải.

"Với những công nghệ mới này chi phí xử lý 1m3 nước thải y tế chỉ khoảng 1.000-1.500 đồng, rẻ hơn nhiều so với mức trung bình 5.000 đồng/m3 hiện nay"

Đừng chơi chữ!

Báo cáo với đoàn giám sát của Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP hồi đầu tháng 11, Sở Y tế cho biết hiện nay trên địa bàn TP có 113 BV đang hoạt động. Trong đó chỉ có 59 BV đã có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc “đã hoàn thành dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải”.

Các BV còn lại theo báo cáo của Sở Y tế được chia thành các nhóm khác nhau. Cụ thể, một số BV thuộc nhóm “có hệ thống xử lý nước thải đang được đầu tư nâng cấp theo kế hoạch, hiện đang trong giai đoạn khởi công mới”. Một số thuộc nhóm “dự kiến triển khai khởi công mới”. Rồi các BV như BV Quận 4, BV Quận 11, Củ Chi, Cần Giờ, Phú Nhuận, Bình Chánh... còn “trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư”.

Cá biệt, các BV như Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng - Bộ Lao động thương binh và xã hội, BV Giao thông vận tải 8 - Bộ Giao thông vận tải, BV Bưu điện 2, BV Điều dưỡng và phục hồi chức năng bưu điện 2 - Tổng công ty Bưu chính viễn thông và BV Quân dân y miền Đông mới trong giai đoạn lập dự án và “xin ý kiến từ cơ quan chủ quản triển khai đầu tư hệ thống xử lý nước thải”.

Riêng 34 BV tư nhân thì có 15 BV theo Sở Y tế là đã quá tải công suất khám chữa bệnh, bắt buộc phải nâng cấp đầu tư hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải. Chưa kể hiện TP còn có hơn 7.200 phòng khám tư nhân và hầu hết xử lý nước thải rất đơn giản, chỉ qua bể tự hoại, khử trùng rồi thải ra cống rãnh.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, phó trưởng Ban Kinh tế và ngân sách, cho rằng việc phân nhóm tình trạng xử lý nước thải của các BV tuy chi tiết nhưng lại có phần “chơi chữ”, né tránh.

“Đang trong giai đoạn khởi công, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, rồi nào là đang chờ xin ý kiến cơ quan chủ quản để triển khai đầu tư... có nghĩa là chưa xử lý được gì, theo tôi, phải nói rõ ra là những BV này xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu” - ông Nghĩa đề nghị.

“Xã hội hóa” cũng vướng

Cũng cần nhắc lại, từ nhiều năm nay TP.HCM đã có chủ trương kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế theo hình thức xã hội hóa. Theo đó, sẽ mời các nhà đầu tư có năng lực đầu tư trọn gói, từ xây dựng đến vận hành, hệ thống xử lý nước thải cho các BV và các BV trả chi phí xử lý cho nhà đầu tư.

TP đã thành lập hẳn một tổ công tác liên ngành để chọn nhà đầu tư xử lý nước thải y tế. Đến nay tổ liên ngành này chỉ mới chính thức chọn Công ty TNHH môi trường Việt - Nhật làm đối tác đầu tư xử lý nước thải cho BV Nhi Đồng 1 (công suất 1.000m3/ngày) và BV Hùng Vương (1.000m3/ngày).

Theo Sở Y tế, hiện BV Nhân dân 115 đang trình dự án cũng theo hình thức xã hội hóa và dự kiến triển khai trong năm 2011.

Chủ trương xã hội hóa đầu tư xử lý nước thải y tế được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, tại buổi giám sát của Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP mới đây, các nhà đầu tư được mời tham dự đều cho rằng bị trói tay trói chân bởi các thủ tục hành chính rườm rà.

Theo các nhà đầu tư này, với công nghệ hiện nay việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các BV chỉ cần 1-2 tháng, thậm chí 1-2 tuần vì đã được thiết kế sẵn thành dạng container hoặc bồn chứa di động, chỉ cần chọn vị trí lắp đặt và không chiếm nhiều diện tích.

Với những công nghệ mới này chi phí xử lý 1m3 nước thải y tế chỉ khoảng 1.000-1.500 đồng, rẻ hơn nhiều so với mức trung bình 5.000 đồng/m3 hiện nay.

Và theo các nhà đầu tư, TP hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề nước thải y tế trong một thời gian ngắn nếu tháo gỡ hết những rào cản thủ tục, thay vì quản lý cứng nhắc để tình trạng này kéo dài.






Nguồn tin: TTO

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi