Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Kết quả 5 năm thực hiện thu phí BVMT

Thứ sáu - 13/08/2010 22:51
TP. Hồ Chí Minh: Kết quả 5 năm thực hiện thu phí BVMT

TP. Hồ Chí Minh: Kết quả 5 năm thực hiện thu phí BVMT

Ngày 13/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường(BVMT) đối với nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường. Đây là công cụ kinh tế đầu tiên ở nước ta áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền", đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động quản lý môi trường.
Trong 5 năm qua ( từ 2005 - 2009), TP. HCM là địa phương luôn đứng đầu về số phí BVMT nộp ngân sách. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.

5 năm thu trên 562 tỷ đồng phí BVMT

Trong 5 năm ( từ 2005 - 2009), TP. HCM đã thu tổng số  562 tỷ đồng phí BVMT. Theo quy định, phí BVMT đối với nước thải có 2 loại: Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt và phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt được UBND phường, xã chịu trách nhiệm thu phí đối với các đối tượng tự khai thác nước để sử dụng thuộc diện phải nộp phí. TCT Cấp nước Sài Gòn, các doanh nghiệp khai thác cung cấp nước sạch thu trên hóa đơn tiền sử dụng nước hàng tháng của các hộ thuộc đối tượng nộp phí đối với nước thải sinh hoạt với mức là 250đ/ m3 trong định mức tiêu thụ nước sạch (4m3/người/tháng) và 400đ/ m3 cho lượng nước vượt định mức tiêu thụ nước sạch và đối với các cơ sở sản xuất là 400đ/ m3. Từ ngày 1/1/2008, phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP. HCM được thu Theo Quyết định 139/2007/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 của UBND TP. Theo đó, mức thu được quy định riêng cho 5 đối tượng sử dụng nước khác nhau. Trong 5 năm, TP. HCM đã thu được tổng số tiền 536 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2009 đã thu được 177 tỷ đồng.

Thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được Sở TN&MT giao cho Chi cục BVMT chịu trách nhiệm thực hiện. Các đơn vị phối hợp gồm: UBND quận, huyện, Ban Quản lý KCX - KCN (HEPZA) và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. Mức phí được tính theo khối lượng từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải nhân với mức thu quy định cho từng loại chất ô nhiễm (BOD, COD, TSS, Hg, Pb, As, Cd) tương ứng với môi trường tiếp nhận. Từ năm 2007 đến nay, không thu phí đối với BOD.

Để triển khai thực hiện, Chi cục BVMT, phòng TN&MT quận huyện, Ban Quản lý các KCX-KCN đã tiến hành thống kê, lập danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố; in ấn tài liệu hướng dẫn; tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách, các qui định về phí BVMT đến lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, các UBND quận huyện, các UBND phường xã, các doanh nghiệp trên địa bàn 24 quận, huyện, 12 KCX - KCN, tuyên truyền trên báo, đài; đôn đốc các đối tượng nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo đúng quy định. Trong 5 năm, TP. HCM đã thu được tổng số 36 tỷ đồng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. HCM nhận xét: Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ra đời đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở nước ta và đang được các tỉnh/thành triển khai thực hiện. Qua 5 năm thực hiện, TP.HCM là một trong những địa phương thực hiện tốt nhất và luôn đứng đầu về số phí nộp ngân sách. TP. HCM có được nguồn tài chính để đầu tư cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại thành phố. Các đối tượng nộp phí đã quan tâm nhiều hơn trong việc hạn chế xả các chất ô nhiễm ra môi trường và sử dụng nước tiết kiệm. Một số đối tượng nộp phí đã quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để làm giảm thiểu các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Nhiều đối tượng còn "né" phí BVMT

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phước cũng thừa nhận, công tác thu phí BVMT tuy đã triển khai được 5 năm nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.  Theo đó, Nghị định 67/2003/NĐ-CP ban hành dựa trên Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 - luật này đã cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã được ban hành và có nhiều nội dung thay đổi so với Luật BVMT năm 1993.

Có nhiều nguyên nhân khiến số phí BVMT thu được còn thấp so với thực tế xả thải ô nhiễm. Trong đó, UBND các phường, xã chưa triển khai thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt của các đối tượng tự khai thác nước dưới đất. Phần lớn các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của phí BVMT và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đóng phí theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP. Do đó, còn nhiều doanh nghiệp né tránh không chịu kê khai, hoặc kê khai không đúng với thực tế xả thải. Các doanh nghiệp trú đóng trong khuôn viên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp trực thuộc không thực hiện kê khai nộp phí (hiện tại chỉ có 2 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện nộp phí ).

Đối tượng nộp phí và các chất ô nhiễm chịu phí còn ít, chưa bao quát hết các thành phần gây ô nhiễm môi trường nước. Hiện nay có 6 chất ô nhiễm trong nước thải chịu phí là COD, TSS, Hg, Pb, As, Cd nhưng thực tế tại TP. HCM có rất ít nguồn nước thải có chứa các kim loại trên mà chủ yếu là COD và TSS. Một số đối tượng nộp phí (như : Bệnh viện, trung tâm y tế; dịch vụ rửa xe, nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu suất ăn công nghiệp, chợ, siêu thị…) với hàm lượng cao các chất ô nhiễm trong nước thải nhưng không thuộc đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Việc xử lý những doanh nghiệp cố tình không thực hiện kê khai nộp phí BVMT gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Cho đến nay các trường hợp vi phạm về kê khai, nộp phí vẫn chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, chưa có trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính.

Có một điểm bất cập nữa là mục đích của thu phí BVMT đối với nước thải là nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, do đó nếu nước thải càng ô nhiễm thì mức phí phải nộp càng cao. Nhưng khi thực hiện theo quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP thì có sự bất cập, đó là nước thải sinh hoạt ô nhiễm thấp nhưng lại chịu phí cao hơn nước thải công nghiệp.      

Ngoài ra, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp còn quá thấp, không tạo sự công bằng trong đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào việc xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải cao hơn nhiều số phí BVMT phải đóng khi không có hệ thống xử lý nước thải.

Theo ông Nguyễn Văn Phước, Chính phủ cần nghiên cứu, ban hành Nghị định mới về thu phí BVMT đối với nước thải căn cứ trên luật BVMT năm 2005. Nghiên cứu đề xuất Chính phủ điều chỉnh bổ sung đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (như là: Bệnh viện, trung tâm y tế; dịch vụ rửa xe, nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu suất ăn công nghiệp, chợ, siêu thị…), tăng mức phí BVMT, tăng số chất ô nhiễm tính phí nhằm đảm bảo sự công bằng trong đóng góp tài chính cho công tác BVMT, hoặc điều chỉnh cách tính phí: Áp dụng phí cố định (phí hành chính nhằm giảm xả thải) và phí biến đổi (nhằm giảm ô nhiễm).

Đồng thời, Bộ TN&MT sớm ban hành hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra, lấy mẫu phân tích nước thải, ban hành Định mức phát thải chất gây ô nhiễm trên đơn vị sản phẩm hoặc Định mức phát thải theo từng loại ngành sản xuất. Bộ TN&MT sớm có kế hoạch làm việc với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trực thuộc 2 Bộ quản lý và các đơn vị trú đóng trong khuôn viên tiến hành kê khai và nộp phí BVMT.

Trong 5 năm qua ( từ 2005 - 2009), TP. HCM là địa phương luôn đứng đầu về số phí BVMT nộp ngân sách. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.

5 năm thu trên 562 tỷ đồng phí BVMT

Trong 5 năm ( từ 2005 - 2009), TP. HCM đã thu tổng số  562 tỷ đồng phí BVMT. Theo quy định, phí BVMT đối với nước thải có 2 loại: Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt và phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt được UBND phường, xã chịu trách nhiệm thu phí đối với các đối tượng tự khai thác nước để sử dụng thuộc diện phải nộp phí. TCT Cấp nước Sài Gòn, các doanh nghiệp khai thác cung cấp nước sạch thu trên hóa đơn tiền sử dụng nước hàng tháng của các hộ thuộc đối tượng nộp phí đối với nước thải sinh hoạt với mức là 250đ/ m3 trong định mức tiêu thụ nước sạch (4m3/người/tháng) và 400đ/ m3 cho lượng nước vượt định mức tiêu thụ nước sạch và đối với các cơ sở sản xuất là 400đ/ m3. Từ ngày 1/1/2008, phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP. HCM được thu Theo Quyết định 139/2007/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 của UBND TP. Theo đó, mức thu được quy định riêng cho 5 đối tượng sử dụng nước khác nhau. Trong 5 năm, TP. HCM đã thu được tổng số tiền 536 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2009 đã thu được 177 tỷ đồng.

Thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được Sở TN&MT giao cho Chi cục BVMT chịu trách nhiệm thực hiện. Các đơn vị phối hợp gồm: UBND quận, huyện, Ban Quản lý KCX - KCN (HEPZA) và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. Mức phí được tính theo khối lượng từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải nhân với mức thu quy định cho từng loại chất ô nhiễm (BOD, COD, TSS, Hg, Pb, As, Cd) tương ứng với môi trường tiếp nhận. Từ năm 2007 đến nay, không thu phí đối với BOD.

Để triển khai thực hiện, Chi cục BVMT, phòng TN&MT quận huyện, Ban Quản lý các KCX-KCN đã tiến hành thống kê, lập danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố; in ấn tài liệu hướng dẫn; tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách, các qui định về phí BVMT đến lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, các UBND quận huyện, các UBND phường xã, các doanh nghiệp trên địa bàn 24 quận, huyện, 12 KCX - KCN, tuyên truyền trên báo, đài; đôn đốc các đối tượng nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo đúng quy định. Trong 5 năm, TP. HCM đã thu được tổng số 36 tỷ đồng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. HCM nhận xét: Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ra đời đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở nước ta và đang được các tỉnh/thành triển khai thực hiện. Qua 5 năm thực hiện, TP.HCM là một trong những địa phương thực hiện tốt nhất và luôn đứng đầu về số phí nộp ngân sách. TP. HCM có được nguồn tài chính để đầu tư cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại thành phố. Các đối tượng nộp phí đã quan tâm nhiều hơn trong việc hạn chế xả các chất ô nhiễm ra môi trường và sử dụng nước tiết kiệm. Một số đối tượng nộp phí đã quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để làm giảm thiểu các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Nhiều đối tượng còn "né" phí BVMT

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phước cũng thừa nhận, công tác thu phí BVMT tuy đã triển khai được 5 năm nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.  Theo đó, Nghị định 67/2003/NĐ-CP ban hành dựa trên Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 - luật này đã cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã được ban hành và có nhiều nội dung thay đổi so với Luật BVMT năm 1993.

Có nhiều nguyên nhân khiến số phí BVMT thu được còn thấp so với thực tế xả thải ô nhiễm. Trong đó, UBND các phường, xã chưa triển khai thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt của các đối tượng tự khai thác nước dưới đất. Phần lớn các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của phí BVMT và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đóng phí theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP. Do đó, còn nhiều doanh nghiệp né tránh không chịu kê khai, hoặc kê khai không đúng với thực tế xả thải. Các doanh nghiệp trú đóng trong khuôn viên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp trực thuộc không thực hiện kê khai nộp phí (hiện tại chỉ có 2 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện nộp phí ).

Đối tượng nộp phí và các chất ô nhiễm chịu phí còn ít, chưa bao quát hết các thành phần gây ô nhiễm môi trường nước. Hiện nay có 6 chất ô nhiễm trong nước thải chịu phí là COD, TSS, Hg, Pb, As, Cd nhưng thực tế tại TP. HCM có rất ít nguồn nước thải có chứa các kim loại trên mà chủ yếu là COD và TSS. Một số đối tượng nộp phí (như : Bệnh viện, trung tâm y tế; dịch vụ rửa xe, nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu suất ăn công nghiệp, chợ, siêu thị…) với hàm lượng cao các chất ô nhiễm trong nước thải nhưng không thuộc đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Việc xử lý những doanh nghiệp cố tình không thực hiện kê khai nộp phí BVMT gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Cho đến nay các trường hợp vi phạm về kê khai, nộp phí vẫn chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, chưa có trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính.

Có một điểm bất cập nữa là mục đích của thu phí BVMT đối với nước thải là nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, do đó nếu nước thải càng ô nhiễm thì mức phí phải nộp càng cao. Nhưng khi thực hiện theo quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP thì có sự bất cập, đó là nước thải sinh hoạt ô nhiễm thấp nhưng lại chịu phí cao hơn nước thải công nghiệp.      

Ngoài ra, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp còn quá thấp, không tạo sự công bằng trong đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào việc xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải cao hơn nhiều số phí BVMT phải đóng khi không có hệ thống xử lý nước thải.

Theo ông Nguyễn Văn Phước, Chính phủ cần nghiên cứu, ban hành Nghị định mới về thu phí BVMT đối với nước thải căn cứ trên luật BVMT năm 2005. Nghiên cứu đề xuất Chính phủ điều chỉnh bổ sung đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (như là: Bệnh viện, trung tâm y tế; dịch vụ rửa xe, nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu suất ăn công nghiệp, chợ, siêu thị…), tăng mức phí BVMT, tăng số chất ô nhiễm tính phí nhằm đảm bảo sự công bằng trong đóng góp tài chính cho công tác BVMT, hoặc điều chỉnh cách tính phí: Áp dụng phí cố định (phí hành chính nhằm giảm xả thải) và phí biến đổi (nhằm giảm ô nhiễm).

Đồng thời, Bộ TN&MT sớm ban hành hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra, lấy mẫu phân tích nước thải, ban hành Định mức phát thải chất gây ô nhiễm trên đơn vị sản phẩm hoặc Định mức phát thải theo từng loại ngành sản xuất. Bộ TN&MT sớm có kế hoạch làm việc với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trực thuộc 2 Bộ quản lý và các đơn vị trú đóng trong khuôn viên tiến hành kê khai và nộp phí BVMT.






Nguồn tin: TNMT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 100

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 72


thoi trang cong so Hôm nay : 19511

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1246178

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49439365

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi