Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp đảm bảo nguồn nước sạch

Chủ nhật - 01/08/2010 05:41
Chất lượng nước sông Sài Gòn ngày càng suy giảm.

Chất lượng nước sông Sài Gòn ngày càng suy giảm.

Hiện nay, 90% nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được khai thác từ nguồn nước mặt lấy từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Tuy nhiên, trước thực trạng báo động về ô nhiễm nguồn nước trên sông và nguy cơ xâm nhập mặn do biến đối khí hậu, ngành nước của TP. Hồ Chí Minh đang cố gắng tìm kiếm, lựa chọn những phương án dự phòng, nhằm chủ động trong việc cung cấp nguồn nước sạch.
Tỷ lệ thất thoát nước sạch cao

Các nhà máy khai thác nước mặt như Nhà máy Nước Tân Hiệp, BOO Thủ Đức và Nhà máy Thủ Đức cũ… có khả năng cung ứng 1,3 triệu m3/ngày phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, thành phố còn một số nhà máy khai thác nước ngầm quy mô nhỏ ở quận Hóc Môn, Bình Tân có thể cung ứng khoảng 500.000 m3 nước sinh hoạt mỗi ngày. Tổng cộng mỗi ngày, các nhà máy nước cung ứng hơn 1,8 triệu m3 nước sinh hoạt cho người dân thành phố. Đó là chưa kể tiềm năng nguồn nước mưa và nguồn nước lợ trữ lượng lớn nhưng chưa đánh giá khai thác tại quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của thành phố đến năm 2020 là hơn 2 triệu m3/ngày.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thất thoát trong phân phối nước ngọt lên tới 40% gây tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ. Mối đe dọa thiếu nước sinh hoạt đang hiển hiện do việc khai thác nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai không đảm bảo yếu tố bền vững vì tình trạng ô nhiễm và nguy cơ xâm nhập mặn.

Chất lượng nguồn nước mặt ngày càng giảm

Bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ngày càng gia tăng mức độ ô nhiễm do tiếp nhận các loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp, một phần chất thải rắn, chất thải nguy hại và dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp khi chảy qua địa phận các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, trên lưu vực sông Sài Gòn hiện có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm nước sông. Cụ thể, Tây Ninh có 109 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, Bình Dương có 56 và TP. Hồ Chí Minh: 33. Những đơn vị này có hoặc không có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nên xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Hậu quả là hai con sông cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân ở Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu mỗi ngày phải tiếp nhận hàng trăm m3 nước thải công nghiệp chưa qua xử lý và 2 triệu m2 nước thải sinh hoạt.

Theo đánh giá của Viện Nước và Công nghệ môi trường (Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh), các chỉ tiêu đối với chất lượng nước cấp như : pH, ammoniac, mangan (Mn), sắt, coliform và độ đục trên sông Sài Gòn đều vượt mức cho phép. Kim loại Mn luôn tồn tại trong nguồn nước và vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Đặc biệt là hàm lượng coliform và amoniac tăng mạnh và vượt tiêu chuẩn nhiều lần.

Do nước đầu vào nhiều tạp chất nên nhà máy cấp nước Tân Hiệp ở huyện Củ Chi ngày càng tốn chi phí hóa chất để xử lý. Mỗi năm, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng mua Clo xử lý nước cho Nhà máy Nước Tân Hiệp. Gần đây, Nhà máy Nước Tân Hiệp còn phải trang bị thêm nhiều thiết bị xử lý kim loại và vi sinh trong nước sông để đảm bảo chất lượng nước cho người dân.

Bên cạnh đó, một mối nguy đối với nguồn nước sông Sài Gòn là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng phức tạp. Đối phó với tình trạng này, ngành nước TP. Hồ Chí Minh phải nhờ hồ Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn để bảo vệ nước ngọt cho Nhà máy Nước Tân Hiệp. Tuy nhiên, với kịch bản nước biển dâng 1m do biến đổi khí hậu, nước sông Sài Gòn sẽ bị nhiễm mặn nặng nề. Lúc này, công dụng xả nước đẩy mặn từ hồ Dầu Tiếng cũng bị vô hiệu hóa. Các nhà máy nước sẽ không thể sản xuất được nước phục vụ sinh hoạt. Thiếu nước ngọt là điều không tránh khỏi.

Nhiều giải pháp tìm kiếm nguồn nước sạch

Để giải quyết nguy cơ thiếu nước sinh hoạt tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều nhà khoa học đã hiến kế nhiều phương án tìm nguồn nước thay thế nước sông Sài Gòn. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bỉnh, nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi Tp. Hồ Chí Minh là người tâm huyết với ý tưởng thay thế nước sinh hoạt từ sông Sài Gòn bằng nước của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An. Nước của hồ Dầu Tiếng giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt không chỉ cho TP. Hồ Chí Minh mà còn cho các tỉnh lân cận Long An, Bình Dương, Tây Ninh. Trong khi đó, nguồn nước của hồ Trị An có thể cung ứng nước cho cả khu vực miền Đông Nam Bộ.

Theo ông Nguyễn Hồng Bỉnh, thay nước sông Sài Gòn bằng nước ở hồ Dầu Tiếng là phương án tối ưu vì nước ở đây sạch hơn và hiệu quả kinh tế hơn. Nước trong hồ Dầu Tiếng đã lắng đọng phù sa nên ít tạp chất. Lấy nước từ Hồ Dầu Tiếng để cung ứng nước sinh hoạt thì tiết kiệm chi phí, không phải xử lý nước qua nhiều công đoạn tốn kém như nước bơm lên từ sông Sài Gòn.

Một phương án nữa để thay thế nước sông Sài Gòn là xây dựng các hồ nhân tạo ở các vùng đất rãnh thấp để tích nước mưa. Phương án này có hai lợi ích là cung ứng nguồn nước sinh hoạt và giải quyết tình trạng ngập úng mùa mưa. Theo tính toán, trung bình hàng năm, TP. Hồ Chí Minh có 3 tỷ m3 nước mưa trôi  ra sông biển rất lãng phí. Thành phố có thể xây dựng các hồ nhân tạo ở Bến Mương - Láng The, hồ trên khu vực sông Thầy Cai ở huyện Củ Chi, hồ Mương Chuối ở xã Long Thới quận Nhà Bè, hồ Rạch Lá ở huyện Cần Giờ...

Tuy ý tưởng giải cứu nguồn nước cung ứng cho người dân thành phố đã được đề xuất từ lâu và nhận được sự đồng tình về mặt chủ trương của UBND TP. Hồ Chí Minh, nhưng cho đến nay, tiến độ thay nước sông Sài Gòn đã triển khai quá chậm.

Hai năm trước, Nhà máy Nước Kênh Đông được xây dựng tại huyện Củ Chi với mục đích lấy nước thô từ hồ Dầu Tiếng về nhà máy xử lý qua hệ thống kênh Đông. Tuy nhiên, khi nhà máy đã xây xong thì không thể triển khai lắp đường ống đấu nối với Nhà máy Nước Tân Hiệp để cung ứng cho người dân. Nguyên nhân là Ban Quản lý Khu công nghiệp Tân Phú Trung không chấp nhận cho đường ống đi qua địa phận của mình. Cho đến nay, thỏa thuận hai bên chưa đạt được nên người dân lỡ một cơ hội dùng nước sạch.

Trong khi đó, các phương án xây dựng các hồ tích nước cũng chìm vào im lặng. Hiện, chỉ có dự án hồ Bến Mương - Láng The (300 ha) là khả thi vì đã có đất quy hoạch, chỉ còn chờ thành phố cấp phép xây dựng.






Nguồn tin: BTNTM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 84


thoi trang cong so Hôm nay : 27085

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 190400

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49677535

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi