Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

TP.Hồ Chí Minh: Giải “cơn khát” cho hơn 8 triệu người dân thành phố

Thứ ba - 11/05/2010 04:22
Nguồn nước ngọt của TP. Hồ Chí Minh đang bị nước mặn xâm nhập

Nguồn nước ngọt của TP. Hồ Chí Minh đang bị nước mặn xâm nhập

Nguồn nước ngọt cung cấp cho hơn 8 triệu dân TP.Hồ Chí Minh đang bị ảnh hưởng vì hiện tượng nước mặn xâm nhập vào thượng nguồn hệ thống sông Đồng Nai do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino mùa khô năm 2009-2010.
"Hút" nước ngọt từ thượng nguồn

Sông Đồng Nai đoạn chảy qua cửa lấy nước thô của Nhà máy Nước BOO Thủ Đức có công suất 300.000m3/ngày đêm, từ đầu năm đến nay đã bị luồng nước có độ mặn 4 phần ngàn xâm nhập mạnh. Có thời điểm luồng nước mặn đã "nương" theo triều cường tiến sâu về phía thượng nguồn. Trời càng nắng, tình hình nhiễm mặn càng tăng cao. Để đối phó với tình hình bất lợi này, bộ phận thu nước thô của Nhà máy Nước BOO Thủ Đức đã phải tạm ngừng lấy nước khi triều lên để né luồng nước mặn và tăng thời gian hút nước sông Đồng Nai lúc triều xuống.

Nhận định về điều này, ông Trương Khắc Hoành, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước BOO Thủ Đức, Chủ đầu tư Nhà máy Nước BOO Thủ Đức cho biết: So với năm 2009, mực nước sông Đồng Nai đã giảm hơn 20cm. Điều kiện thời tiết bất lợi cùng với hiện tượng nước sông cạn đã làm cho tình trạng xâm nhập mặn trên sông Đồng Nai diễn ra sớm hơn 2 tháng. Theo thống kê của bộ phận thu nước cho thấy, có những thời điểm độ mặn trên sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai mới, tăng lên hơn 200mg/lít (gần vượt ngưỡng an toàn cho phép của độ mặn trong 1 lít nước là 250mg/lít).

Thực trạng này đã buộc Nhà máy Nước BOO Thủ Đức có lúc đóng cửa thu nước khi triều lên để tránh luồng nước mặn xâm nhập vào hệ thống xử lý nước. Chỉ đến khi triều xuống, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về đẩy nước mặn xuống hạ nguồn thì cửa thu nước mới hoạt động để đảm bảo đủ nguồn nước thô cho hoạt động xử lý của nhà máy. Đây là cách làm phù hợp vì công nghệ xử lý nước hiện nay của nhà máy hoàn toàn không thể lọc được muối trong nước sông.

Đẩy mặn xuống hạ nguồn

Trong khi đó, phía thượng nguồn sông Sài Gòn thuộc địa bàn huyện Củ Chi, chất lượng nước cung cấp cho Nhà máy Nước Tân Hiệp cũng đang bị ảnh hưởng do hiện tượng xâm nhập mặn. Nhân viên nhà máy phải theo dõi độ mặn của nước sông từng giờ để điều chỉnh giờ lấy nước thô.

Theo ông Bùi Thanh Giang, Giám đốc Nhà máy Nước Tân Hiệp cho biết, đã phải thường xuyên "cầu cứu" nguồn nước của hồ Dầu Tiếng để đẩy mặn xuống hạ nguồn, nhằm bảo đảm nguồn nước thô đủ tiêu chuẩn xử lý theo công nghệ hiện có của nhà máy. Từ đầu tháng 3 đến nay, tình hình xâm mặn trên lưu vực sông Sài Gòn diễn ra khá gay gắt, nhiều khu vực độ mặn đo được đến 1,5 phần ngàn. Nguồn nước nhiễm mặn này đã làm chất lượng nguồn nước mặt cung cấp cho các nhà máy nước không đảm bảo. Tại Trạm bơm Hòa Phú, độ mặn nước sông Sài Gòn có ngày lên đến 159mg/lít vậy, Công ty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng đã phải xả nước với lưu lượng 50m3/giây để đẩy mặn.

Về phía thượng nguồn, sau khi xả hơn 40 triệu m3 nước để giúp đẩy mặn trên sông Sài Gòn, Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng cũng đang phải cân nhắc lại lưu lượng nước. Hiện nay mực nước hồ Dầu Tiếng, nguồn cung cấp nước ngọt duy nhất cho Nhà máy Nước Tân Hiệp trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mặn xâm nhập sâu, đang xuống thấp. Do đó, việc xả nước được Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng tiết kiệm tối đa, đảm bảo duy trì đủ nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho vụ đông xuân, cũng như ưu tiên cho công tác đẩy mặn xâm nhập ở khu vực hạ lưu sông Sài Gòn.

Để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt ổn định cho người dân, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đang lập những phương án lâu dài để đối phó với tình hình xâm mặn ngày một gay gắt, đảm bảo nguồn nước thô cho các nhà máy nước trọng điểm. Chia sẻ về điều này, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Bỉnh, nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi TP.Hồ Chí Minh đề nghị, cần sớm triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống cung cấp nước sạch Dầu Tiếng. Đây là dự án đã được Thường trực UBND TP.HCM đồng ý về chủ trương xây dựng Nhà máy Xử lý nước có công suất hơn 1 triệu m3 mỗi ngày, lấy nước từ hồ Dầu Tiếng. Sau khi xử lý thô, nguồn nước này sẽ được cung cấp cho Nhà máy Tân Hiệp, rồi hòa vào mạng lưới cấp nước thành phố. Nếu sớm triển khai xây dựng thì nguồn nước sinh hoạt cho người dân sẽ được đảm bảo, hạn chế nỗi lo thiếu nước trong mùa khô.

Thông tin mới nhất về đảm bảo nguồn nước cho người dân được Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thông báo là hiện tất cả nhà máy nước trên địa bàn thành phố đã vận hành hết công suất với hơn 1,2 triệu m3/ngày đêm. Trong năm 2010, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn sẽ đầu tư phát triển gần 500.000 km các loại để cấp nước đầy đủ cho các quận 7, 8, Tân Phú, huyện Nhà Bè, Bình Chánh…nhằm nâng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch lên 85%. 






Nguồn tin: Hải Lê

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi