Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

“Tăng cường vai trò của người dân trong giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường”

Chủ nhật - 30/11/2014 22:24
“Tăng cường vai trò của người dân trong giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường” là biện pháp hữu hiệu và cũng là nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống tại những khu bị ô nhiễm. Đó là nhận định của TS. Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp và cũng là ý kiến của đại diện người dân trong Hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp” diễn ra ngày 27/11.

Ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay chính là hệ quả của sự đánh đổi không cân xứng giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường đang dần bộc lộ với hàng loạt vụ việc xâm phạm môi trường trên diện rộng cùng với sự xuất hiện của những “làng ung thư””. 

Thực tiễn cho thấy, mặc dù pháp luật về bảo vệ môi trường đã có quy định bảo đảm bước đầu sự tham gia của người dân để giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả thực tế của sự tham gia này còn khá hạn chế. Ở không ít địa phương, người dân còn chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ với thông tin về hiện trạng môi trường để thực hiện quyền tham gia giám sát của mình.

Cũng tại cuộc hội thảo, đại diện người dân ở những “làng ung thư”  đã được mời tới dự và tham gia ý kiến trên khía cạnh góc nhìn từ cộng đồng.

Ông Cáp Văn Quân ở Cẩm Thủy - Thanh Hóa, nạn nhân bị ảnh hưởng từ vụ Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu xuống lòng đất trong suốt 14 năm cho biết “Gần 30.000 dân ở khu vực này đang ốm đau, bệnh tật triền miên. Có những gia đình 3-4 người đang ở Bệnh viện K. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân ở khu vực này”.

Theo đó, ông Quân cho rằng, việc xây dựng nhà máy nước sạch để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của dân cư khu vực ô nhiễm là rất cần thiết, bởi vì nguồn nước ngầm ở đây đã bị ô nhiễm và không thể sử dụng được, đó cũng chính là nguyên nhân bệnh tật ngày càng gia tăng ở vùng đất này.

Ngoài ra, ông Quảng Văn Lộc đến từ “làng ung thư” Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ) cũng cho rằng, để phát hiện những hành vi vi phạm làm môi trường bị ô nhiễm thì phải tăng cường vai trò của người dân trong giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Bởi vì, họ cần một môi trường không ô nhiễm, cần có sức khỏe, vì thế họ phải tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Do vậy, muốn hạn chế các xâm phạm về môi trường, cần thúc đẩy việc sớm thành lập tòa án môi trường, cũng như tăng cường sự giám sát của người dân và báo chí đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Tác giả bài viết: Ngọc Điệp (dwrm)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi