Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

Thứ hai - 21/02/2022 15:53
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày 17/02/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Bắc Giang bao gồm toàn tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 389.589 ha, tại tọa độ địa lý từ 21°07’ đến 21°37’ vĩ độ bắc; từ 105°53’ đến 107°02’ kinh độ đông, thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.
 
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
 
Mục tiêu phát triển đến năm 2030 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện và thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc.
 
Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.


 
GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD
 
Về kinh tế, phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 15-16%, trong đó, công nghiệp-xây dựng tăng 17-18%/năm (công nghiệp tăng 18-19%/năm, xây dựng tăng 12-13%/năm); dịch vụ tăng 10-11%/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2-3%/năm.
 
Cơ cấu kinh tế năm 2030: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 66 -67% (công nghiệp chiếm 60%); ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 6-7%; ngành dịch vụ chiếm 24-25% và thuế sản phẩm 2-3%.
 
GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD (giá hiện hành).
 
Đến năm 2030, tổng nhu cầu cấp nước khoảng 711 nghìn m3/ngày đêm
 
Theo Quy hoạch, phương án phân vùng cấp nước tỉnh Bắc Giang được lấy từ vùng phía Đông và vùng phía Tây. Vùng phía Đông sẽ bao gồm các huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động. Nguồn nước dự kiến là hồ Cấm Sơn và sông Lục Nam. Vùng phía Tây bao gồm thành phố Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế. Nguồn nước dự kiến là sông Thương, sông Cầu và hồ Cấm Sơn.
 
Tổng nhu cầu cấp nước đến năm 2030 khoảng 711 nghìn m3/ngày đêm. Trong đó, cấp nước đô thị được cấp từ các công trình cấp nước liên vùng khoảng 115 nghìn m3/ngày đêm, cấp nước từ 34 công trình cấp nước đô thị với công suất 173 nghìn m3/ngày đêm. Cấp nước nông thôn được cấp từ 114 công trình, với công suất khoảng 160 nghìn m3/ngày đêm.
 
Về phương án thoát nước, toàn tỉnh Bắc Giang được phân thành 5 vùng tiêu theo phân vùng thủy lợi gồm: Vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông Cầu; Vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông Sỏi; Vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông Cầu Sơn - Cấm Sơn; Vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông sông Lục Nam; Vùng tiêu hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng. Tiêu nước bao gồm cả 3 loại hình là tiêu tự chảy tự nhiên đối với vùng núi, tiêu tự chảy bằng các cống đối với các khu vực trung du và tiêu động lực bằng các trạm bơm điện đối với khu vực đồng bằng.
 
Về quy hoạch các công trình thủy lợi, đến năm 2030 cải tạo 17 hồ, xây mới 08 hồ từ cấp huyện quản lý lên cấp tỉnh quản lý; cải tạo 29 trạm bơm, xây dựng 02 trạm bơm, quy hoạch xây dựng mới 7 trạm bơm.
 
Về quan trắc môi trường đất, nước, không khí: Duy trì 50 điểm quan trắc nước mặt, 29 điểm quan trắc nước dưới đất, 53 điểm quan không khí xung quanh, 21 điểm quan trắc đất hiện có. Bổ sung thêm 67 điểm quan trắc tại khu vực tiếp cận nước thải tại các KCN, CCN sắp đi vào hoạt động, các điểm nóng giao thông, khu dân cư tập trung, khu khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, một số điểm trên các sông, hồ lớn,… Bổ sung 15 điểm quan trắc nước mặt và 15 điểm quan trắc không khí liên tục tự động.
 
Khai thác, sử dụng nước tiết kiệm và tăng cường các biện pháp trữ nước 
 
Quy hoạch nêu rõ, phân bổ tài nguyên nước hướng đến ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo thứ tự: (1) Nhu cầu nước cho sinh hoạt; (2) Nhu cầu nước cho công nghiệp; (3) Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp; (4) Nhu cầu sử dụng nước cho các lĩnh vực khác.
 
Về nguồn nước mặt, phân bổ không vượt quá lượng nước khoảng 6,2 tỷ m3/năm, duy trì và gia tăng công trình để đảm bảo tỷ lệ khai thác trung bình so với lượng nước đến trên toàn vùng từ 15% trở lên. Về nguồn nước dưới đất, phân bổ không vượt quá trữ lượng nước dưới đất khoảng 0,13 tỷ m3/năm, duy trì và gia tăng công trình để đảm bảo tỷ lệ khai thác trung bình so với trữ lượng nước đến trên toàn vùng từ 26% trở lên.
 
Cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các đoạn sông, nguồn nước đang bị ô nhiễm hoặc chưa đáp ứng được mục đích sử dụng.
 
Kiểm soát các nguồn thải hiện có và các nguồn thải mới phát sinh. Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái cạn kiệt.
 
Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước; xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải. Các nguồn nước thải trước khi xả vào nguồn nước phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép.
 
Giám sát chặt chẽ để duy trì được dòng chảy tối thiểu cho các sông, suối. Phát triển diện tích rừng đầu nguồn, nghiêm cấm khai thác rừng thuộc  thuộc lưu vực các hồ chứa nước quan trọng như hồ Cấm Sơn,… để tăng cường bảo vệ nguồn sinh thủy.
 
Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới các trạm cảnh báo thiên tai hiện có. Rà soát các công trình đập dâng, hồ chứa nước đã xuống cấp để có kế hoạch gia cố, nâng cấp. Xóa bỏ những khu vực có nguy cơ lũ quét cao bằng các công trình ổn định mái dốc, chống sạt lở.
 
Đẩy nhanh tiến độ dự án thủy lợi, các công trình phòng chống hạn. Rà soát những diện tích có khả năng thiếu nước để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại do nước gây ra.
 
Triển khai hệ thống theo dõi, giám sát hạn hán. Thực hiện thay đổi các nguyên tắc quản lý vận hành các hồ chứa nước và nước ngầm phù hợp với việc chống hạn. Sử dụng nước tiết kiệm, tăng cường các biện pháp trữ nước. Thay đổi các cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình hạn hán.

Chi tiết Quyết định số 219/QĐ-TTg xin mời xem Tại đây


 
 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi