Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Bạc Liêu: Đừng để chệch hướng

Thứ năm - 22/07/2010 00:24
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Bạc Liêu: Đừng để chệch hướng

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Bạc Liêu: Đừng để chệch hướng

Kết quả điều tra về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMT NT) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vừa được công bố trong tháng 6/2010 cho thấy các chỉ số về nước sạch và VSMTNT trên địa bàn còn quá thấp. Đặc biệt, số hộ dân sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 49,46%.
Thiếu nước sạch...

Có một thực tế làm cho nhiều nông dân "cười ra nước mắt" là không được sử dụng nước sạch vẫn phải coi là sử dụng nước sạch. Anh Nguyễn Văn Vũ, ấp Ninh Thạnh 1, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân cho biết: "Vào mùa hạn nhiều lúc bơm không có nước, phải mồi và bơm rất nhiều lần. Có được nước rồi phải lắng trong thật lâu mới nấu ăn được". Nhiều giếng khoan khác ở vùng nông thôn trên địa bàn cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười, nơi nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nơi nước có mùi hôi và nhiều thứ tạp chất tiềm ẩn gây tác hại đến người dân. Mặc dù vậy, những nguồn nước đó vẫn được chính quyền địa phương xếp vào nhóm nước hợp vệ sinh !? Đơn cử như tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, thống kê có 100% hộ dân dùng nước ngầm, nước hợp vệ sinh, nhưng trong Văn bản số 88, ngày 29/6/2010 gửi UBND tỉnh xin đầu tư trạm cấp nước sinh hoạt cho thị trấn, thì UBND huyện Phước Long lại khẳng định: Khu vực này đang sử dụng nguồn nước giếng khoan nhiễm phèn, mặn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của nhân dân.

Cùng với "khát" nước sạch, người dân vùng nông thôn nơi đây còn phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng từ sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh trong toàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay chỉ mới đạt hơn 37%, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh cũng mới đạt 28,11%, các làng nghề truyền thống đều không có hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Do đó, lượng chất thải được xả thẳng xuống các dòng sông, kênh rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng, chưa kể đến dư lượng từ các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm đan xen với các cây nước sinh hoạt gần nhà.

Nguy cơ suy giảm nguồn nước ngầm

Thống kê của Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, đến cuối năm 2009, trên địa bàn có hơn 103.190 giếng khoan và số giếng khoan hiện nay không ngừng được nhân lên do nhu cầu sử dụng nước của người dân. Ông Lê Thanh Tòng, Trưởng phòng Tài nguyên nước - Khoáng sản - Khí tượng thủy văn (Sở TN&MT) cảnh báo, theo kết quả theo dõi mực nước ngầm hàng năm cho thấy, mực nước ngầm ở tầng thứ 2 trung bình giảm 0,5m/năm - thuộc mức báo động. Theo ông Tòng, để giải quyết vấn đề này, cần đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung cho người dân vùng nông thôn, nhằm hạn chế nạn khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm không hợp lý. Thực tế cho thấy, cùng với sự biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn trên địa bàn tỉnh ngày càng trở nên gay gắt, nếu không có kế hoạch, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm một cách hợp lý, thì nguy cơ thiếu và không có nước ngọt, nước hợp vệ sinh để sử dụng là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra bệnh tật và nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như : Bệnh tả, tiêu chảy, thậm chí cả bệnh ung thư... có một phần do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh và cả chất lượng của nguồn nước ở vùng nông thôn hiện nay là rất cần thiết.

Một thực tế đáng buồn là vấn đề nước sạch và VSMTNT được xếp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia, nhưng do nhận thức lệch lạc, bệnh chạy theo thành tích, đã làm cho chương trình mang tính mục tiêu này mất đi ý nghĩa và mục đích đã đặt ra. Cái khó, cái bất cập và cái chưa thực hiện được mới đem ra làm mục tiêu để phấn đấu thực hiện, chứ đâu phải cứ mục tiêu quốc gia là phải hoàn thành cho sớm, thực hiện không đạt cũng cho đạt. Nhận thức và việc làm này, chẳng khác nào đẩy người dân vùng nông thôn vào cảnh khát nước hơn và môi trường nông thôn ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề hơn.          






Nguồn tin: TNMT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
2022 << 4/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 147

Máy chủ tìm kiếm : 44

Khách viếng thăm : 103


thoi trang cong so Hôm nay : 25268

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 65926

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 46651066

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi