Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của địa phương

Xây dựng thủy điện: Cần giảm thiểu những tác động xấu đến đời sống dân sinh

Thứ bảy - 05/12/2009 08:51
Dự án thủy điện ĐắcMi, huyện Phước Sơn - Quảng Nam

Dự án thủy điện ĐắcMi, huyện Phước Sơn - Quảng Nam

Sáng nay, 4-12, tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh. Hội nghị đã thu hút sự tham gia, góp ý của các địa phương có thủy điện, các Sở Ban ngành tỉnh Quảng Nam, chuyên gia thủy điện của các Bộ ngành TW cũng như các chuyên gia về thủy điện của Đại học Thủy Lợi (Hà Nội).
Hầu hết các địa phương ủng hộ chủ trương xây dựng nguồn năng lượng sạch trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Tuy nhiên, các địa phương cũng chỉ ra cụ thể những bất cập, tồn tại của thủy điện đã tác động tiêu cực như phá rừng; di dân gây mất bản sắc văn hóa bản làng; đáng chú ý là “lũ nhân tạo” chồng lên lũ tự nhiên đã gây ngập lụt nghiêm trọng tại các vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn mà điển hình là trong cơn lũ lịch sử hồi cuối tháng 9-2009.

Các địa phương đã đề nghị tỉnh Quảng Nam cũng như các Bộ ngành TW cần nghiên cứu thật kỹ trước khi triển khai dự án để làm sao giảm thiểu những tác động xấu của thủy điện đến đời sống dân sinh vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn.

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam nhận định: Qua thực tế kết quả vận hành của công trình thủy điện A Vương trong năm qua (cụ thể là đợt lũ cuối 9-2009) đã cho thấy việc tính toán về lưu lượng, về mực nước của công trình này là mang nặng tính “lý thuyết”. “Trong thực tế, khi thực hiện, các chủ đầu tư dự án chỉ đặt mục tiêu phát điện là chính và chưa quan tâm đến việc điều tiết giảm lũ nhằm hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du. Từ đó đã dẫn đến thiết kế hồ thủy điện có dung tích phòng lũ rất nhỏ hoặc không bố trí dung tích phòng lũ nên công trình không đáp ứng được nhiệm vụ cắt lũ, chậm lũ và giảm lũ cho vùng hạ du như hồ A Vương có dung tích phòng lũ khoảng 17 triệu mét khối nước trên 343 triệu mét khối toàn hồ; hồ thủy điện sông Bung 4 có dung tích phòng lũ 47 triệu mét khối trên 510 triệu mét khối tổng hồ…” - ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam kiêm Phó Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Quảng Nam cho biết. Ngoài ra, theo nhận định của BCH PCLB tỉnh Quảng Nam, việc xây dựng các hồ thủy điện dã làm mất hàng ngàn héc-ta rừng tự nhiên đã làm giảm khả năng giữ nước ở đầu nguồn.

Đối với việc điều tiết nước trong mùa khô, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam cũng cảnh báo việc thủy điện tích nước gây khô hạn cho vùng hạ du. Đơn cử cho việc này là vào tháng 7-2008, khi công trình thủy điện A Vương tích nước để chuẩn bị phát điện đã gây ra một đợt hạn hán tại một số địa phương của Quảng Nam; tháng 7-2009, khi công trình thủy điện A Vương đóng nước để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phục vụ nghiệm thu công trình đã làm cho lưu lượng và mực nước tại đập dâng An Trạch (Hòa Vang, Đà Nẵng) thiếu hụt nước đột ngột, gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An.

Các địa phương, các Sở Ban ngành tỉnh cũng đã kiến nghị với tỉnh Quảng Nam cũng như các Bộ ngành TW cho rà soát lại toàn bộ các quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh, có sự tham gia đánh giá, phản biện của các nhà khoa học chuyên ngành ở tỉnh và TW, từ đó loại khỏi quy hoạch đối với các công trình có hiệu quả kém, có nhiều tác động xấu đến môi trường. Đối với việc vận hành hồ thủy điện, các địa phương và sở ban, ngành, tỉnh đề nghị cần có quy trình quản lý và vận hành liên hồ trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.





Nguồn tin: Nguyễn Khôi - sggp.org.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi