Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc chính thức tại Hoa Kỳ và với Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã thăm trụ sở của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington DC, hội đàm với Phó Chủ tịch khu vực Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển bền vững Juergen Voegele, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam Carolyn Turk cùng với một số lãnh đạo cấp cao của WB ngày 12/5/2022.
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc chính thức tại Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã đến thăm và làm việc với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Hoa Kỳ (WWF-US) tại Washington DC, Hoa Kỳ ngày 12/5/2022.
Ngày 12/5, tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành đã có buổi tiếp ông Philippe Oriliange - Giám đốc Điều hành hoạt động toàn cầu của Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Hai bên đã cùng trao đổi về quan hệ hợp tác, hỗ trợ trong các lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý và bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước.
Ngày 9/5, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Đại sứ quán Australia, Bộ Ngoại giao Australia và một số cơ quan liên quan về dự án hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng và thí điểm Khung đánh giá và thực hiện dòng chảy môi trường ở Việt Nam”. Tham dự cuộc họp có Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà cùng đại diện một số đơn vị trực thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước.
Hội nghị bàn tròn về Chương trình nước quốc gia đã được Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức vào chiều ngày 26/4 tại Hà Nội.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 nhóm giải pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác bền vững, hiệu quả và sử dụng nguồn tài nguyên nước liên quốc gia một cách công bằng, hài hòa, hợp lý, gắn kết, cùng có lợi, trên cơ sở tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương, bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.
Cuối ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch phụ trách châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã họp và thống nhất mở rộng các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Phó Chủ tịch WB tái khẳng định cam kết của Nhóm WB hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Lần đầu tiên, Diễn đàn nước thế giới, sự kiện quốc tế lớn nhất về nước và các vấn đề liên quan diễn ra 3 năm một lần, được tổ chức tại một quốc gia ở vùng hạ Sahara châu Phi, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng thiếu nước.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres vừa phát đi thông điệp Ngày Nước Thế giới 2022. Theo đó, Ngày Nước Thế giới 22 tháng 3 năm 2022 được Liên Hợp Quốc phát động ̣với chủ đề là “Groundwater - Making the invisible visible” - “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngầm trong hệ thống nước và điều kiện vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2022 cũng hướng đến kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng cần có những hành động khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm. Đây sẽ là việc làm trọng tâm để tồn tại và thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992, Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết lấy Ngày 22 tháng 3 hàng năm là Ngày Nước thế giới và bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 1993. Mỗi năm, Liên Hợp Quốc lựa chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Nước thế giới nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về các vấn đề nóng liên quan đến tài nguyên nước mang tính toàn cầu.
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới Petteri Taalas vừa phát đi thông điệp Ngày Khí tượng thế giới năm 2022. Theo đó, Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2022 có chủ đề là “Cảnh báo sớm để Hành động sớm”.
Ngăn chặn hành động “ngược đãi” các dòng sông, hợp tác xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước trên các dòng sông là những vấn đề cần phải ưu tiên để cho mạch nguồn chảy mãi.
Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông năm 2022 đã nêu bật tầm quan trọng của các dòng sông đối với đa dạng sinh học bởi các con sông là chìa khóa để khôi phục và duy trì đa dạng sinh học thế giới.
Chiều 10/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế nhiệm kỳ 2022 đã tiếp Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế A-nu-lắk Kít-ti-khun báo cáo tình hình hoạt động, xin ý kiến chỉ đạo cho định hướng hoạt động của Ủy hội trong thời gian tới.
Chiều 23/2, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của tổ chức WEF do ông Joo-Ok Lee, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thành viên Ban điều hành WEF làm trưởng đoàn.
Trong chuyến thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans khẳng định Liên minh Châu âu (EU) sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu cam kết tại COP26.
Ngày Nước Thế giới 22 tháng 3 năm 2022 có chủ đề là “Nước ngầm” (Groundwater). Chủ đề "Nước ngầm" của năm nay nhằm thu hút sự chú ý đến nguồn tài nguyên nước tiềm ẩn luôn được coi trọng nhưng chưa được công nhận đầy đủ giá trị trong hoạch định chính sách phát triển bền vững.
Nhân dịp Tổng Giám đốc Văn phòng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu (WWF) Prasanna De Silva tới thăm và làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và ông Prasanna De Silva đã ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với mong muốn có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơn, ở phạm vi rộng hơn trong giai đoạn tới, lập một dấu mốc mới trong quan hệ hợp tác sâu rộng giữa Bộ và WWF.
Sáng 14/2, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã tiếp và làm việc Đoàn công tác của ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch COP26. Hai bên cùng nhau trao đổi các định hướng ưu tiên thực hiện các quyết định của COP26 và chuẩn bị nội dung cho Hội nghị COP27.