Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

BÀI PHÁT BIỂU CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ VĂN NINH TẠI HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ VÙNG ĐBSCL

Thứ ba - 17/12/2013 10:20
Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Ngày 16/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị cấp cao về khuôn khổ chung phối hợp hỗ trợ phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cục Quản lý tài nguyên nước xin trân trọng giới thiệu Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị:

- Thưa Bà Melanie Schultz van Haegen, Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ Tầng và Môi trưởng Hà Lan;
 
- Thưa Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam;
 
- Thưa toàn thể quý vị;
 
Trước hết, thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi nhiệt liệt hoan nghênh quý Vị đến tham dự Hội nghị này. Tôi đặc biệt cám ơn bà Melanie Schultz van Haege , Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ Tầng và Môi trưởng Hà Lan, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và cũng là đại diện cho các nhà tài trợ, và giáo sư Marcel Stive, những người bạn luôn quan tâm đến sự phát triển bền vững nói chung và các nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói riêng.
 
Ở Việt Nam những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế xã hội, kèm theo đó là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và  đô thị hoá đã và đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt thuận, quá trình này cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước, nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Như quý vị đã biết, Việt Nam đã được xác định là một trong năm quốc gia sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng, với hai khu vực chịu tác động mạnh nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.  
 
Do vậy, quản lý tài nguyên nước và ứng phó với biến đổi khí hậu là hai nhiệm vụ không thể tách rời và đang trở nên ngày càng cấp bách đối với Việt Nam. Công cuộc phát triển kinh tế xã hội cũng như đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước sẽ không thể bền vững nếu không có những giải pháp hữu hiệu để đối phó với các thách thức này. 
 
Tham  luận của Bà Victoria Kwakwa và thảo luận của các đại biểu tham dự đã cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của khu vực này đối với phát triển của của cả Việt Nam. Tôi đánh giá  cao sự quan tâm của các nhà tài trợ đối với những khó khăn và thách thức mà khu vực này phải đối mặt. Hơn ai hết, chúng tôi nhận thức rằng đây là Vùng Đồng bằng của Việt Nam, và Việt Nam cần có nghĩa vụ, trách nhiệm và phải có quyết tâm cao bảo vệ vùng đồng bằng này trước những áp lực và hiểm  họa có thể dự đoán được và ngày càng đến gần. 
 
Như quý vị đã biết, Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long đã đưa ra 12 khuyến nghị về kiểm soát tài nguyên nước cho khu vực này trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu quản lý tài nguyên nước. Để triển khai được các khuyến nghị này,  một chương trình hành động rõ ràng cho khu vực là rất cần thiết, làm cơ sở để phối hợp, thống nhất quan điểm phát triển giữa chính quyền các cấp của Việt Nam với các đối tác phát, tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho khu vực này, nhất là nguồn hỗ trợ của các nhà tài trợ đang rất quan tâm đến sự phát triển bền vững của Việt Nam. 
 
Tôi cũng xin lưu ý, Hà Lan và Việt Nam là hai quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng, đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng biến đổi khí hậu, trong đó Hà Lan  kinh nghiệm hàng trăm năm thích ứng và trị thủy. Vì vậy, trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược về biến đối khí hậu, Chính phủ Hà Lan đã đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ Việt Nam đối phó hiệu quả với những thách thức nêu trên bằng việc tăng cường hợp tác giữa 2 Chính phủ xây dựng nên Kế hoạch phát triển châu thổ Mê-công. Căn cứ Kế hoạch trên, Hội nghị  hôm nay sẽ công bố danh mục các chương trình, dự án ưu tiên  của Việt Nam trong khu vực   Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh và kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai. Đồng thời, chúng ta cũng phải thực thi  các giải pháp phi công trình,  cải thiện cơ chế quản lý, thể chế và nguồn nhân lực nhân lực cũng sẽ mang lại các tác dụng bền vững và lâu dài cho khu vực này. 
 
Để xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và cho công tác quản lý tài nguyên nước và chống biến đổi khí hậu nói riêng, Chính phủ Việt Nam chủ trương trước hết phát huy tối đa nội lực, mở rộng sự tham gia của các chủ thể công và tư cho phát triển, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, kể cả từ các chính phủ, tổ chức liên chính phủ và tư nhân. Trong đó, nguồn vốn ODA, nhất là nguồn vốn trong Chương trình SP-RCC luôn giữ vai trò quan trọng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên trong khu vực. Thay mặt Chính phủ, tôi đánh giá cao và chân thành cám ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan, của Ngân hàng Thế giới và của nhiều đối tác phát triển khác, ngay cả từ những đối tác đang phải đối phó với thiên tai nặng nề, cho chúng tôi trong thời gian qua. Chính phủ Việt Nam sẽ luôn trân trọng và quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA mà  cộng đồng quốc tế đã và đang dành cho Việt Nam. Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các bạn.
 
Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt và thuận lợi nhất và đóng góp phần  để triển khai hiệu quả các khuyến nghị nói trên.
 
Xin chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp, và xin cám ơn sự chú ý của quý Vị./.
 

Tác giả bài viết: dwrm

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi