Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

Bước tiến mới trong giám sát thủy sản xuyên biên giới vùng Hạ lưu sông Mê Công

Thứ sáu - 26/02/2021 17:02
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thủy sản sông Mê Công là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng sống còn trong lưu vực sông Mê Công, cung cấp nguồn protein và các dịch vụ và chức năng sinh thái quan trọng cho gần 70 triệu người dân ven sông vùng Hạ lưu vực sông Mê Công, và dự đoán có thể tăng lên 100 triệu người trong vòng 10 năm tới. Đây cũng là một nguồn tài nguyên chung, có tính xuyên biên giới, nên đòi hỏi cần có hợp tác xuyên biên giới trong quản lý thủy sản giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) nhằm đảm bảo lợi ích bền vững từ các nguồn tài nguyên chung có giá trị này.

Báo cáo Hiện trạng lưu vực (SOBR) của Ủy hội sông Mê công quốc tế năm 2018 đánh giá tình trạng của các tài sản môi trường ở Hạ lưu vực sông Mê Công là "có nhiều quan ngại đáng kể và cần có hành động khẩn cấp" và ghi nhận “Việc mất đất ngập nước và môi trường sống ven sông vẫn tiếp tục mất đi khiến áp lực lên hoạt động đánh bắt thủy sản đang trở nên rõ ràng”. SOBR 2018 cũng nêu các thách thức chính và các hành động ưu tiên để giải quyết các thách thức này tập trung vào cần có hành động khẩn cấp để bảo vệ tài sản còn lại và quản lý thủy sản tốt hơn; nhất trí các mục tiêu rõ ràng của khu vực, các chiến lược và kế hoạch hành động chung để bảo vệ và quản lý bền vững các tài sản môi trường và thủy sản còn lại; và giải quyết tình trạng thiếu dữ liệu toàn diện về đất ngập nước, thiết lập cơ chế giám sát thường xuyên và thu thập dữ liệu để giải quyết các thiếu sót về kiến thức, các hoạt động bảo tồn đất ngập nước và các tài sản môi trường giá trị cao khác bao gồm cả đánh bắt cá.


 
Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2016 - 2020 của Ủy hội cũng đã ưu tiên hoạt động xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật quản lý thủy sản xuyên biên giới trong Dự án “Nghề cá xuyên biên giới và quản lý môi trường sống chính ở hạ lưu sông Mê Công” nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược phát triển và giám sát nguồn lợi thủy sản trong lưu vực sông Mê Công giai đoạn 2018-2022. 
 
Mục tiêu của Hướng dẫn kỹ thuật này là phác thảo quy trình hướng tới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý thủy sản xuyên biên giới. Hướng dẫn này cũng xác định các cơ hội quản lý và phát triển thủy sản xuyên biên giới; đồng thời, khám phá các khả năng cải thiện môi trường thuận lợi hơn và các động lực để thu hút ngư dân tham gia quản lý thủy sản xuyên biên giới. 
 
Hướng dẫn này cũng đề cập đến các Công ước quốc tế có liên quan nhằm cung cấp khuôn khổ pháp lý và các chuẩn mực nội dung chung làm cơ sở cho việc quản lý nguồn nước xuyên biên giới, cũng như các hiệp ước môi trường đa phương áp dụng cho khuôn khổ hướng dẫn kỹ thuật để quản lý thủy sản xuyên biên giới, công nhận giá trị của nó là tài sản môi trường có tầm quan trọng trong vùng hạ lưu vực như: Công ước Quốc tế về Đa dạng Sinh học, Công ước về Đất ngập nước,…. 
 
Hướng dẫn kỹ thuật này được xây dựng dưa trên phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đối với thủy sản (EAF), hiện đang trở thành khung tham chiếu và nguyên tắc hướng dẫn chính để quản lý thủy sản và thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững. 
 
Hiện nay, các nước thành viên Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển thủy sản quốc gia như một phần của khung chính sách phát triển quốc gia của họ. Các nước thành viên Ủy hội cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc hài hòa hóa các chiến lược, chính sách và kế hoạch quốc gia của họ bao gồm quản lý thủy sản trong một khuôn khổ chung của khu vực.
 
Ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, để hỗ trợ việc điều chỉnh các kế hoạch quản lý thủy sản ở cấp quốc gia theo định hướng quản lý vùng và xuyên biên giới, cần có dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để hỗ trợ lập kế hoạch quản lý, bao gồm dữ liệu về xu hướng và giá trị nuôi trồng thủy sản, tập trung vào giám sát trữ lượng cá xuyên biên giới; xây dựng, thực hiện và cập nhật kế hoạch quản lý thủy sản xuyên biên giới bao gồm các biện pháp bảo vệ các môi trường sống quan trọng của cá. 
 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi