Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

Các Công ước toàn cầu về nước của Liên Hợp Quốc: “Thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững”

Thứ sáu - 26/02/2021 16:04
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong tháng 2 năm 2021, nhóm chuyên gia về nước của Liên Hợp Quốc đã đưa ra Bản tóm tắt chính sách các Công ước toàn cầu về nước của Liên Hợp Quốc với chủ đề “Thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững”.

Hiện nay, các vấn đề về Nước là một trong những thách thức cấp bách nhất mà Thế giới đang phải đối mặt. Trong nhiều năm qua, những rủi ro liên quan đến nước đã được các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp coi là một trong số năm rủi ro hàng đầu trong báo cáo rủi ro toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới hàng năm. Có đến 80% dòng chảy nước ngọt toàn cầu nằm trong các lưu vực xuyên biên giới và 40% dân số thế giới sống trong các lưu vực này, do vậy, việc quản lý các vùng nước này trên tinh thần hợp tác bình đẳng và bền vững là rất quan trọng đối với phát triển bền vững góp phần ngăn ngừa xung đột cũng như tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
 
Ngày nay, tại nhiều nơi trên thế giới, đã xuất hiện nhiều thách thức nảy sinh liên quan đến việc thiếu hụt hay hợp tác yếu kém tại các lưu vực sông, hồ và tầng chứa nước xuyên biên giới. Do vậy, việc thiết lập hoặc tăng cường các thỏa thuận quản lý đối với các vùng nước này có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) cũng như tạo thuanạ lợi về môi trường đầu tư trong lĩnh vực nước, đồng thời, cho phép các quốc gia thu được nhiều lợi ích chung mà hợp tác xuyên biên giới mang lại.


 
Trong các báo cáo thường niên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, các nhà lãnh đạo cấp cao và những người đứng đầu các cơ quan liên quan cũng đã nỗ lực kêu gọi tăng cường hợp tác, thực hiện các thoản thuận quốc tế về sông, hồ và tầng chứa nước; thúc đẩy, ủng hộ nỗ lực đó bằng cách trở thành thành viên của hai Công ước toàn cầu về nước của Liên hợp quốc, bao gồm: Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế (Công ước Helsinki 1992) và Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước cho các mục đích phi giao thông thủy.
 
Bản tóm tắt chính sách các Công ước toàn cầu về nước của Liên Hợp Quốc cũng trình bày đầy đủ lý do tại sao hợp tác nước xuyên biên giới là một vấn đề toàn cầu cần được đẩy mạnh và hành động nhanh hơn. Bản tóm tắt cũng nêu rõ về nội dung các công ước toàn cầu về nước của Liên Hợp Quốc; sự tương thích và lợi ích mang lại của các công ước toàn cầu này, cũng như lợi ích của các quốc gia khi gia nhập các Công ước,...  Theo đó, Bản tóm tắt chính sách cũng nêu, việc  gia nhập và thực hiện các công ước toàn cầu về nước của Liên Hợp Quốc cho thấy một số lợi ích thu được như sau: Tiến tới sẽ tăng cường các thỏa thuận hợp tác xuyên biên giới; nhận diện được các lợi ích của hợp tác nước xuyên biên giới của mỗi thành viên khi tham gia; tạo nên một nền tảng chung để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực và thúc đẩy ngoại giao về nước; tăng cường quản lý nước ở cả cấp quốc gia và xuyên biên giới; tăng cường đầu tư tài chính cho phát triển lưu vực xuyên biên giới; và tăng cường hỗ trợ chính trị cho hợp tác xuyên biên giới ở cấp độ toàn cầu.

Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)

Nguồn tin: unwater.org.org

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi