Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

Cảnh báo từ Mêkông

Thứ hai - 07/12/2015 10:30
Sông MêKông là nguồn sống của hàng triệu người.

Sông MêKông là nguồn sống của hàng triệu người.

Năm nay, dòng chảy thượng nguồn sông Cửu Long thiếu hụt nhiều, xâm nhập mặn tại vùng ven biển ĐBSCL xuất hiện sớm, vào sâu trong đất liền so với cùng kỳ trung bình nhiều năm trước. Xâm nhập mặn chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Những người dân lưu vực sông Mêkông đã lên tiếng yêu cầu được quyền tham gia xây dựng chính sách bảo vệ môi trường sống của chính mình và các thế hệ mai sau.

Ngay từ đầu năm, tại ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn, độ mặn tại hầu hết các trạm ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 và trung bình nhiều năm trước đây. Dự báo của cơ quan chuyên môn, cao điểm vào mùa khô từ tháng 12/2015, mặn có khả năng vượt quá 4g/lít; từ tháng 1-2016 và tháng 2/2016 trở đi, các vùng cách biển từ 25 đến 35 km  gần như không có khả năng lấy nước ngọt. Các vùng cách biển từ 45km đến 65 km, từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016 có khả năng bị mặn cao (>4g/lít) xâm nhập. Nếu mùa mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6-2016.
\

 
Không còn là kịch bản dự đoán nữa, biến đổi khí hậu đã hiện diện thực tế. ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập, nhiều vùng đất đai bị mặn hóa. Các tiểu vùng nước ngọt quanh năm bị đảo lộn, bị mặn xâm nhập, đã đe dọa cả trăm ngàn hecta đất nông nghiệp, nhiều vườn cây ăn trái đứng trước nguy cơ xóa sổ, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép do hai yếu tố cùng lúc tương tác tạo ra. Một là biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao;  và hai là do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô. 
 
Theo Báo cáo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (năm 2012) của Bộ Tài nguyên Môi trường, nếu mực nước biển dâng 0,5m thì ĐBSCL bị ngập 5,4% diện tích, nếu mực nước biển dâng 0,9m thì ĐBSCL bị ngập 29,8% diện tích và chỉ cần nước biển dâng đến 1m thì ĐBSCL sẽ bị ngập tới 39% diện tích, cho thấy ĐBSCL có mức độ nhạy cảm và dễ tổn thương rất cao do tác động của nước biển dâng. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng thường lấy mực nước dâng 1m vào cuối thế kỷ 21 để nói về tác động do nước biển dâng tại Việt Nam, và cho biết mực nước biển đã dâng lên khoảng 20cm tại Việt Nam trong vòng  50 năm qua.
 
Mặt khác, Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của việc phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính Mêkông do Ủy ban Sông Mêkông thực hiện (công bố tháng 10/2010), việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính Mêkông sẽ gây ra các tác động xuyên biên giới và làm gia tăng căng thẳng quốc tế do tác động nghiêm trọng đến tính thống nhất và đa dạng của hệ sinh thái, làm suy giảm trầm tích và chất dinh dưỡng trong nguồn nước, làm giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người. Báo cáo này cũng kết luận rằng nhiều rủi ro liên quan đến việc phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính không thể giảm thiểu vào thời điểm hiện nay, vì các dự án này sẽ gây ra tổn thất vĩnh viễn và không thể đảo ngược các tài sản về kinh tế, xã hội và môi trường.
 
Diễn đàn nhân dân khu vực Mêkông hồi trung tuần tháng 11/2015 đã ra tuyên bố nêu rõ: “Các đập được xây dựng trên dòng chính sông Mêkông và các dòng sông khác trong khu vực đã gây ra những thay đổi tới hệ sinh thái, đe dọa cuộc sống, sinh kế và kinh tế tại lưu vực sông Mêkông. Những người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em là những người bị tác động và ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi đó. Các đập thủy điện cũng là tác nhân khiến biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn”. 
 
Do đó, Tuyên bố yêu cầu tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chính phủ các nước thuộc lưu vực Mêkông và đại diện các cộng đồng thông qua các diễn đàn nhân dân: các chính phủ cần tham gia diễn đàn công khai để lắng nghe và hiểu thêm về các tác động của các đập thủy điện tới người dân. Đồng thời, theo tuyên bố, cần tiếp tục có các nghiên cứu để các bên liên quan hiểu một cách đầy đủ về giá trị của các dòng sông, những tác động xã hội và môi trường do các dự án thủy điện gây ra. Các nghiên cứu này cần được các nhà nghiên cứu độc lập thực hiện, có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng và cần có đủ thời gian để thu thập thông tin nhằm đưa ra quyết định phù hợp về các dự án này.

Cuối cùng, bản Tuyên bố khẳng định: “Một lần nữa chúng tôi muốn nhắc lại với các chính phủ rằng: Chúng tôi, những người dân từ lưu vực sông Mêkông muốn bảo vệ các dòng sông cho các thế hệ con cháu mai sau. Chính vì vậy, chúng tôi cần được tham gia vào quá trình ra quyết định ảnh hưởng tới các dòng sông này”.  

 
 

Tác giả bài viết: Hữu Nguyên

Nguồn tin: daidoanket.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi